Giáo án Ngữ văn 6 Bài Nhân hóa mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
Tiết 91: NHÂN HÓA
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa, tác dụng của nó.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết và sử dụng nhân hóa
3.Thái độ:
- Có thái độ học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Có mấy kiểu so sánh? Tác dụng của phép so sánh?
Viết hai câu văn có sử dụng phép so sánh và cho biết thuộc kiểu so sánh nào?
3.Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới. * GV sử dụng bảng phụ đã viết VD - Kể tên các sự vật được nói tới? - Các sự vật ấy được gán cho những hành động gì? Của ai? - Cách gọi tên các sự vật có gì khác nhau? * GV treo bảng phụ, gọi HS đọc - Em hãy so sánh hai cách diễn đạt * GV: Những sự vật, con vật... được gán cho những thuộc tính,hành động, cảm nghĩ...của con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của con người gọi là phép nhân hoá. - Thế nào là nhân hoá? tác dụng của nhân hoá? * Bài tập nhanh: xác định những sự vật nào được nhân hoá? Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu (Ca dao) - Đường nở ngực. những hàng dương liễu nhỏ Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm. (Tố Hữu) * GV treo bảng phụ đã viết VD - Tìm các sự vật đã được nhân hoá trong các câu thơ, câu văn đã cho? - Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào? Hoạt động 2: các kiểu nhân hóa - Có mấy kiểu nhân hoá? - Cho HS đọc ghi nhớ * GV chốt: nhân hoá được thực hiện bằng nhiều cách. Mỗi cách được gọi là một kiểu nhân hoá. Có ba kiểu nhân hoá cơ bản Hoạt động 3: luyện tập * GV hướng dẫn HS làm bài tập Xác định và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn gồm 4 câu của Phong Thu: So sánh hai cách diễn đạt: Chỉ rõ cách nhân hoá và nêu tác dụng của nó: |
I.Thế nào là nhân hóa 1. Bài tập: (SGK - tr 56-57). 2. Kết luận: - Các sự vật được nói đến trong khổ thơ: Trời, cây mía, kiến. - Các sự vật ấy được gán cho hành động của con người: chuẩn bị chiến đấu: Mặc áo giáp, ra trận, múa gươm, hành quân. - Cách gọi tên các sự vật khác nhau: + Gọi ông trời bằng ông. Dùng loại từ gọi người để gọi sự vật. + Cây mía, kiến: Gọi tên bình thường. - So sánh hai cách diễn đạt: + Cách diễn đạt ở mục I.2 chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật. + Cách diễn đạt ở mục I.1 bày tỏ thái độ tình cảm của con người - người viết. * Ghi nhớ 1: (SGK - Tr57) * Bài tập: Các sự vật đã được gán cho hành động của con người: núi chê, núi ngồi, đường nở ngực. II. Các kiểu nhân hoá: 1. Bài tập: (SGK-tr57). 2. Kết luận: - Các sự vật được nhân hoá: a. Miệng, tai, mắt ,chân, tay. b. Tre, c. Trâu. - Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách: a. dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi một số vật b. Dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật. c. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người. * Ghi nhớ 2: SGK- Tr58 III. Luyện tập: Bài 1: + Bến cảng...đông vui + Tàu mẹ, tàu con + Xe anh, xe em + Tất cả đều bận rộn Þ Gợi không khí lao động khẩn chương phấn khởi của con người nơi bến cảng. Bài 2: - Có dùng nhân hoá ở bài 1: cảm nghĩ tự hào, sung sướng của người trong cuộc. - Không dùng nhân hoá ở bài 2: Quan sát, ghi chép, tường thuật khách quan của người ngoài cuộc. Bài 3: So sánh hai cách viết * Giống nhau: đều tả cái chổi rơm * Khác nhau: - Cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô. đây là văn bản biểu cảm. - Cách 2: không dùng phép nhân hoá. đây là văn bản thuyết minh. Bài 4: a. Trò chuyện, xưng hô với núi như với ngưòi tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói. b. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của những con vật. Tác dụng: Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh. c. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối và sự vật. - Tác dụng: Hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người. d. Tương tự như mục c - Tác dụng: gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi người đọc. Bài 5: Viết đoạn có sử dụng phép nhân hoá |
4. Củng cố, luyện tập:
- Nhân hoá là gì? Các kiểu nhân hoá?
5. Hướng dẫn hs học ở nhà:
-Học bài, thuộc ghi nhớ.
-Làmbài tập 5.
Bài tập bổ trợ( A1)
Xác định và phân tích tác dụng của phép nhân hoá
a. Yêu biết mấy những con đường ca hát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non,
b. xuân ơi xuân, vui tới mông mênh,
Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh
-Soạn bài: Phương pháp tả người
Giáo án Ngữ văn 6 Bài Nhân hóa mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Tuần 24
Tiết 91
NHÂN HOÁ
A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh
-Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa
-Nắm được tác dụng chính của nhân hóa
-Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình
B - Trọng tâm:Các kiểu nhân hóa và tác dụng của nó
C - Phương pháp:Tích hợp, quy nạp
D - Chuẩn bị:Đọc lại văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” và “Vượt thác”
E - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
-Nêu các kiểu so sánh? Cho ví dụ?
-so sánh thích hợp có tác dụng gì? ví dụ?
3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
-Gọi học sinh đọc diễn cảm khổ thơ của Trần Đăng Khoa? -Hãy kể tên các sự vật được nói đến trong khổ thơ? -Các sự vật ấy được gán cho những hành động gì? Của ai? -Bầu trời được gọi bằng danh từ nào? -“Ông” thường được dùng để gọi người, hay được dùng để gọi trời. Cách gọi ấy làm cho trời và con người như thế nào? -Hãy so sánh các cách diễn đạt ở mục I.1 và I.2? -Xét ví dụ: “Núi cao bởi có đất rồi, núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?” -Xác định được gán cho những hành động gì, của ai? à Cách gọi đó gọi là nhân hóa -Vậy nhân hóa là gì? -Cho ví dụ? -Gọi học sinh đọc các ví dụ trong phần II -Trong đó những sự vật nào được nhân hóa? -những sự vật ở 1a thường dùng để gọi cho ai? -những từ in đậm cho biết mỗi sự vật được nhân hóa bằng cách nào? -Vậy có mấy kiểu nhân hóa? Đó là những kiểu nào? -Cho ví dụ? -Gọi học sinh đọc ghi nhớ -hướng dẫn học sinh làm bài tập |
- học sinh đọc - Mía, kiến, trời - Mặc áo giáp, ra trận; múa gươm; hành quân. - Của con người - Ông - Gần gũi với con người - Bày tỏ thái độ tình cảm con người-người viết, tính chất miêu tả, tường thuật - Chê, ngồi -> của con người - học sinh nêu khái niệm - học sinh đọc - Miệng, mắt, chân, tay, tai; tre; trâu - con người a) gọi người để gọi vật b) hành động, tính chất của người để chỉ cho vật. trò chuyện với vật như vời người - 3 kiểu - học sinh làm bài tập |
I - bài học: 1 – Khái niệm: SGK ví dụ: Yêu biết mấy những con đường ca hát Giữa đội bờ dào dạt lúa ngô non 2 – Các kiểu nhân hóa: 3 kiểu a) Dùng từ vốn gọi người để gọi vật ví dụ: Chú gà trống gáy báo hiệu trời sắp sáng b) dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoath động, tính chất của vật ví dụ: những tán dừa múa reo theo gió c) Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với con người ví dụ: Mèo này, cậu bắt chuột ngoan nhé II - Luyện tập: |
Bài 2:
Đoạn văn ở bài tập1:Đoạn văn ở bài tập2:
-Đông vui-rất nhiều tàu xe
-Tàu mẹ, tàu con-Tàu lớn, tàu bé
-Xe anh, xe em-Xe to, xe nhỏ
-Tíu tỉt nhận hàng về và chở hàng ra-Nhận hàng về bà chở hàng ra
-bận rộn-hanhg động liên tục
à Ở bài tập 1: sử dụng nhiều phép nhân hóa nên đoạn văn sinh động và gợi cảm hơn
Bài 4:
a)Núi ơi:Trò chuyện xưng hô với núi như với con người è giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói
b)(Cua, cá) tấp nập, (cò, sếu vạc, le…) cãi cọ om sòm: dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để chỉ sự vật
è Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh
c)( cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất, bộ phận của người để chỉ cho vật
èGơi sự cảm phục, lòng thương xót và sự căm thù nơi người đọc
4) Củng cố:Gọi học sinh đọc ghi nhớ
5) Dặn dò:Học bài, làm bài tập 3, 5; Chuẩn bị “Ẩn dụ”
F – Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------