Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Thứ tự kể trong văn tự sự mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Thứ tự kể trong văn tự sự mới nhất - Mẫu giáo ấn số 1

Ngày  soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 36: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.

- Kể “xuôi”, kể “ngược” theo nhu cầu thể hiện.

- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.

2. Kĩ năng

- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.

- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.

- Cho biết ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự?

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Kết hợp bài học.

3. Bài mới :

Thứ tự trong văn tự sự là một kiểu văn bản mà người viết có thể lựa chọn nhữnh cách biểu đạt thích hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất . Cách kể nhược gắn liền với hồi tưởng thường dùng để kể những kỷ niệm khó quên ,tạo cảm giác chân thành và giáu sức truyền cảm .

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 Tìm hiểu thứ tự kể trongvăn tự sự

- Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ?

- Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào?

- Kể theo thứ tự như thế tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

- Nếu kể ngược liệucó đạt được yếu tố nghệ thuật này không? → không đạt

- Đọc bài văn trong SGK

- Tóm tắt các sự việc trong văn bản?

- Bài văn được kể theo ngôi kể nào?

- Trong 5 sự việc, sự việc nào xảy ra trong hiện tại? Vì sao em biết điều đó?

- Sự việc nào xảy ra trước những sự việc này? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?

- Kể như vậy có tác dụng gì?

- Thế nào là kể ngược?

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

I .Tìm hiểu thứ tự kể trongvăn tự sự .

1. Bài tập1 : (SGK –tr97)

* Nhận xét :

Văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

- Hoàn cảnh sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá

- Ông lão bắt được cá vàng - thả cá vàng và nhận được lời hứa của cá vàng.

- Mụ vợ biết chuyện bắt ông lão thực hiện yêu cầu của mụ vợ:

+ Lần 1: đòi máng lợn mới.

+ Lần 2: đòi ngôi nhà mới

+ Lần 3: đoì làm nhất phẩm phu nhân

+ Lần 4: đòi làm nữ hoàng

+ Lần 5: đòi làm long vương

- Gia đình ông lão trở về cuộc sống như cũ.

-> Các sự việc được kể theo thứ tựtự nhiên , sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.

-> Nghệ thuật kể tăng tiến ( tham) => Tăng giá trị tố cáo .

2. Bài tập 2 : (SGK –tr 97)

* Nhận xét :

- Các sự việc chính:

1. Ngỗ bị chó dại cắn rách chân.

2. Ngỗ kêu không ai ra cứu.

3. Hoàn cảnh xuất thân của Ngỗ.

4. Ngỗ đốt đống rạ kêu cháy làm mọi người tưởng thật.

5. Mọi người lo lắng cho Ngỗ vì bị chó cắn.

- Bài văn được kể theo ngôi thứ ba.

- Trong 5 sự việc trên, sự việc xảy ra trong hiện tại:1,2,5.

- Sự việc xảy ra trong quá khứ: 4

-> Sự việc xảy ra trong hiện tại kể trước, sự việc xảy ra trong quá khứ kể sau.

3 .Kết luận chung :

* Ghi nhớ: SGk - Tr 98

4-Củng cố, luyện tập  :

- Thứ tự kể trong văn tự sự .Nhận xét giờ học..

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài.Chuẩn bị giờ sau : Thứ tự kể trong văn tự sự (tiếp theo) .

Ngày  soạn:

Ngày dạy

TIẾT 37: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :  

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.

- Kể “xuôi”, kể “ngược” theo nhu cầu thể hiện.

- Điều kiện cần có khi kể “ngược”.

2. Kĩ năng

- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.

- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.

- Cho biết ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự?

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :          

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Kết hợp bài học.

3. Bài mới :Để củng cố và khắc sâu phần lý thuyết về thứ tự kể trong văn tự sự, giờ này chúng ta đi luyện tập.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 Nhắc lại kiến thức cơ bản.

GV yêu cầu HS nhắc lại .

Hoạt động 2  Luyện tập 

Đọc yêu cầu của bài 1

GV hướng dẫn HS làm bài

GV hướng dẫn HS làm bài tập 2

- Có thể dùng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.

- Phải nêu rõ lí do vì sao được đi? Đi đâu? Đi với ai? Thời gian? Những sự việc trong chuyến đi? ấn tượng trong và sau chuyến đi?

GV cho HS viết bài theo nhóm

N1 : Mở bài

N2 : Thân bài

N3: Kết bài

Các nhó nhận xét bổ sung ,GV kết luận chung và cho điểm từng nhóm

I. Nhắc lại kiến thức cơ bản

- Có 2 cách kể : Kể “xuôi”, kể “ngược”

- Kể “xuôi” : Các sự việc được kể theo thứ tự  tự nhiên , sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau.

- Kể “ngược” : Sự việc xảy ra trong hiện tại kể trước, sự việc xảy ra trong quỏ khứ kể sau -> gây sự bất ngờ, lý thú.

II- Luyện tập

1.Bài tập 1: Kể theo lối kể ngược, người kể hồi tưởng từ hiện tại về quá khứ.

- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi.

- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò chủ yếu trong truyện, nó giải thích mối quan hệ thân thiết giữa tôi và Liên.

2.Bài tập 2:

* Gợi ý :

a. Mở bài :

-Nhân dịp ngày nghỉ hè ,em được mẹ cho đi chơi Hà Nội.

b. Thân bài :

- Cảm giác sung sướng và niềm vui rạo rực  của em thể hiện ở công việc chuẩn bị.

- Những hình ảnh ấy , những nơi em được tham quan ở thủ đô : hồ Hoàn Kiếm , hồ Tây ,chùa một cột , đặc biệt là quảng trường Ba Đình lịch sử và lăng Bác Hồ.

- Cảm xúc và suy nghĩ của em khi lần đầu được thăm Hà Nội.

c. Kết bài : Mong ước của em sau chuyến đi xa.

3. Bài tập 3: Viết mở bài, ý1 thân bài , kết bài cho dàn ý trên?

* Gợi ý :

a. Mở bài :

Trong năm học vừa qua em đạt giải thưởng học sinh giỏi quốc gia .Vì vậy nhân dịp nghỉ hè ,em đã được mẹ cho đi chơi Hà Nội .

b. Thân bài :

Khi em biết tin mẹ cho đi chơi Hà Nội em rất vui   sướng , niềm vui đó cứ  hiện lên trong đầu em bất kỳ lúc nào , đặc biệt là khi chuẩn bị đồ dùng để đi xa .Bởi vì đây là lần đầu tiên em được đi chơi …

c. Kết bài :

Em sẽ cố gắng học thật giỏi để bù đắp cho công   lao nuôi dưỡng ,dạy dỗ của mẹ .Đồng thời cũng góp một phần nhỏ bé của em vào việc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn…

4-Củng cố,luyện tập  :

         - Thứ tự kể trong văn tự sự .

         - Nhận xét giờ học.

5 .Hướng dẫn  học sinh học ở  nhà:

- Học bài và viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh cho đề trên.

- Về nhà ôn tâp giờ sau kiểm tra bài viết tập làm văn số 2 

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Thứ tự kể trong văn tự sự mới nhất - Mẫu giáo ấn số 2

Ngày soạn:

Tuần 9

Tiết 36

THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Thấy trong tự sự kể “ xuôi”, có thể kể “ngược” tuỳ theo yêu cầu thể hiện

-Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể “xuôi” và “ngược”, biết được muốn kể “ngược” phải có điều kiện

-Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại

B - Trọng tâm:Thứ tự kể

C - Phương pháp:Hỏi – Đáp, gợi tìm

D - Chuẩn bị: Đọc trước truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:

-Ngôi kể là gì? Các loại ngôi kể?

-Kể theo ngôi thứ nhất và thứ ba có dấu hiệu và đặc điểm ý nghĩa gì?

3) Bài mới:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Gọi học sinh tóm tắc sự việc chính của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

-giáo viên ghi các sự việc đó lên bảng

-các sự việc đó được diễn ra (kể) theo thứ tự như thế nào?

-Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

-Nếu không tuân theo thứ tự ấy thì có thể làm cho ý nghĩa của truyện nổi bật được không?

-Vậy khi kể chuyện người ta kể như thế nào? Đó là cách kể gì?

-Gọi học sinh đọc bài văn ở phần 2

-học sinh tóm tắc ý chính?

-giáo viên ghi lên bảng ý chính đó

-Thứ tự kể của sự việc diễn ra như thế nào?

-kể theo thứ tự này có ý nghĩa gì?

-Vậy có mấy cách kể chuyện trong văn tự sự? đó là gì?

-Kể theo thứ tự xuôi là kể như thế nào?

-Kể theo thứ tự ngược là kể như thế nào? Kể như vậy để làm gì?

-Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ

-giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập phần luyện tập

-gọi học sinh làm bài tập 1.

-gọi học sinh nhận xét. giáo viên nhận xét và ghi điểm

-giáo viên hướng dẫn bài tập 2 , học sinh về nhà làm

- học sinh tóm tắc truyện

- Tự nhiên: cái trước kể trước, cái diễn ra sau kể sau

- thứ tự gia tăng của lòng tham: tố cáo, phê phán lòng tham của mụ vợ

- không

- Theo thứ tự trước sau. Xuôi

- học sinh đọc bài văn

- học sinh nêu ý chính

- bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lại kể người khác

- Làm nổi bật ý nghĩa bài học

- 2 cách: xuôi, ngược

- sự việc diễn ra trước kể trước, diễn ra sau kể sau -> hết

- Đem kết quả kể trước, sau đó bổ sung

- gây bất ngờ, chú ý

- học sinh đọc ghi nhớ

- học sinh làm bài tập 1

I – Bài học:

Thứ tự kể trong văn tự sự:

1 - Kể xuôi: kể các sựviệc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết

2 - Kể ngược: Đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó, nhằm để gây bất ngờ, chú ý hoặc thể hiện tình cảm nhân vật

II - Luyện tập:

Câu 1 :Câu chuyện được kể theo thứ tự: kể ngược theo dòi hồi tưởng

- truyện kể theo ngôi thứ 1

- Yếu tố hồi tưởng có vai trò: làm cơ sở cho việc kể ngược

4) Củng cố:Có mấy thứ tự kể ỷtong văn tự sự? trình bày từng thứ tự

5) Dặn dò:

-Học bài, làm bài tập 2

-Chuẩn bị” Kiểm tra bài viết số 2 _ tại lớp”

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------