Giáo án Ngữ văn 6 Bài Câu trần thuật đơn có từ là mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Câu trần thuạt đơn có từ là mới nhất - Mẫu giáo số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 113: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

+ Nắm được các đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.

+ Cách phân loại câu.

2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng xác định CN, VN trong các câu trần thuật đơn có từ là.

3. Thái độ: có ý thức học tập bộ môn, Phân loại và biết cách sử dụng kiểu câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là câu trần thuật đơn? Đặt câu trần thuật đơn và cho biết câu đó dùng để làm gì?

3.Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới:

- GV treo bảng phụ đã viết VD

- Đọc và xác định C-V trong 4 câu trên?

- VN của câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành?

- Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp cho sau dây điền vào trước VN của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải?

- Nhận xét về cấu trúc phủ định?

- GV nhận xét lại:

+ Không phải (chưa phải) + là + danh từ (cụm danh từ)

+ Thực chất của cấu trúc trên là: (Từ phủ định + động từ tình thái) + là + (danh từ hoặc cụm danh từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)

- Gọi HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.

-Em hãy đặt câu hỏi để tìm VN cho các VD trên?

- Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ là?

- Cho HS nhắc lại ghi nhớ SGK

Hoạt động3: luyện tập

- Gọi HS đọc bài tập

- Gọi HS xác định CN- VN

- Yêu cầu HS xác định câu trần thuật đơn có từ là

- Yêu cầu HS làm bài tập

- Cho HS nhắc lại yêu cầu của bài tập

I.Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là:

1. Bài tập: (SGK - Tr114)

a. Bà đỡ Trần// là người huyện Đông Triều.

b. Truyền thuyết// là loại truyện dân gian....

c. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô //là một ngày trong trẻo và sáng sủa.

d. Dế Mèn trêu chị Cốc// là dại.

2. Kết luận:

- VN trong câu a,b,c: Từ "là" + cụm DT

- VN trong câu d: Từ "là" + tính từ

- Chọn từ ngữ phủ định:

a. Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều

b. ...không phải là loại truyện dân gian kể về...

c. ...chưa phải là một ngày trong trẻo sáng sủa.

d. ...không phải là dại.

- Nhận xét về cấu trúc phủ định: : Không phải (chưa phải) + là + danh từ (cụm danh từ) hoặc tính từ

* Ghi nhớ: SGK - Tr 114

II.Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là

1. Bài tập: Các VD ở mục I

a. Là người ở đâu? - với ý nghĩa giới thiệu quê quán.

b. Là loại truyện gì? - Với ý nghĩa trình bày cách hiểu biết.

c. Là một ngày như thế nào? - Với ý nghĩa miêu tả đặc điểm.

d. Là làm sao? - Với ý nghĩa đánh giá.

- Bốn kiểu câu trần thuật đơn có từ là:

+ Câu giới thiệu: câu a

+ Câu miêu tả: câu c

+ Câu đánh giá: câu d

+ Câu định nghĩa: câu b

2. Ghi nhớ: SGK - Tr115

III. Luyện tập:

Bài 1:

a. Hoán dụ// là gọi tên sự vật hiện tượng...

CV

b. Người ta// gọi chàng là Sơn Tinh.

CVàĐây không phải là câu trần thuật đơn có từ là

c. Tre// là cánh tay của người nông dân.

CVàĐây là câu trần thuật đơn có từ là.

- Tre// còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

CVàĐây là câu trần thuật đơn có từ là.

- Nhạc của trúc, nhạc của tre //là khúc nhạc của đồng quê.

CV

àĐây là câu trần thuật đơn có từ là.

d. Bồ các// là bác chim ri

Chim ri// là dì sáo sậu

Sáo sậu// là cậu sáo đen

Sáo đen// là em tu hú

Tu hú là// chú bồ các

à4 câu trên là câu trần thuật đơn có từ là.

đ. Vua nhớ công ơn// phong là...

Đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là.

e. Khóc //là nhục

Và dại khờ// là những lũ người câm

Đây là câu trần thuật đơn có từ là.

Bài 2: Gọi tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là

a. Câu định nghĩa

b. Câu 1,2,3 câu miêu tả

d. Câu giới thiệu

e . Câu đánh giá

Bài 3: Viết đoạn về người bạn của em có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là

- Độ dài: 5-7 câu

- Nội dung: tả một người bạn của em

- Kĩ năng: Sử dụng câu trần thuật đơn có từ là để giới thiệu, miêu tả, đánh giá

4. Củng cố, luyện tập:

Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là? Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là?

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

-Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 3

-Soạn bài: Lao xao

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Câu trần thuạt đơn có từ là mới nhất - Mẫu giáo số 2

Ngày soạn:

Tuần : 29

Tiết : 112

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ là

-Biết đặt câu trần thuật đơn có từ là

B - Trọng tâm:đặc điểm chung của câu trần thuật đơn có từ là

C - Phương pháp:Quy nạp, hỏi đáp

D - Chuẩn bị:

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-gọi học sinh đọc các ví dụ?

-xác định C-V trong các câu đó?

-Chủ ngữ trong ví dụ 4 có gì đặc biệt?

-VN của các câu trên do những từ, cụm từ loại nào tạo thành?

-Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp đã cho sẵn điền vào VN của các câu trên?

-nhận xét cấu trúc phủ định?

-Vậy câu trần thuật đơn có từ là thì Vn như thế nào?

-Gọi học sinh đọc ghi nhớ?

-Cho ví dụ?

-Ở phần I, VN của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN?

-Vn nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm ở CN?

-VN của câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN?

-Vn nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng… ở CN?

-Vậy câu trần thuật đơn có từ là có mấy kiểu?

-Cho ví dụ?

-hướng dẫn học sinh làm bài tập

- học sinh đọc văn bản

- học sinh xác định trên mẫu

- Có cụm C-V làm CN

- 1a,b,c: từ “là” + cụm danh từ

- 1d: từ là+ tính từ

- 1a,b,c: không phải

- 1c: chưa phải

- không phải, chưa phải + là + danh - cụm danh từ

- học sinh đọc

- b

- a

- a

- d

- 4

- học sinh nêu ví dụ

- học sinh làm bài tập

I – Bài học:

1 – đặc điểm chung của câu trần thuật đơn có từ là:SGK

ví dụ: Tre / là cánh tay của người nông dân

2 – Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là:

a)Câu định nghĩa:ví dụ:

Truyện cười // là loại truyện kể về nhữnghiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm để mua vui hoặc phê phán

b)Câu giới thiệu:ví dụ:

Dượng Hương Thư // là nhân vật chính trong cuộc vượt thác

c) Câu miêu tả :ví dụ:

Sau cơn mưa, bầu trời //một ánh hào quang

d) Câu đánh giá:ví dụ:

Dượng Hương Thư // là một người dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác

II - Luyện tập:

Bài 1:Trừ câu b và đều không phải là câu trần thuật đơn

Bài 2:

a)Hoán dụ // là gọi tên sự vật…. Cho sự diễn đạt

b)Người ta // gọi chàng là Sơn Tinh --> không phải là câu trần thuật đơn

c)Tre // là cánh tay của người nông dân

Tre // còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ

Nhạc của trúc, nhạc của Tre // là khúc nhạc của đồng quê

d)Khóc // là nhục

Rên // hèn

Van // yếu đuối --> lược bỏ từ là

Và Dại khờ // là những lũ người câm

Xác định C_V, cho biết câu ấy thuộc kiểu nào?

A. Câu định nghĩa;B. Câu miêu tả;C. Câu đánh giá

4) Củng cố:gọi học sinh đọc phần ghi nhớ

5) Dặn dò:Học bài + làm bài tập 1d, 3;Chuẩn bị “Kiểm tra Tiếng Việt”

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------