Giáo án Ngữ văn 6 Bài Buổi học cuối cùng mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
Tiết 89: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
“Chuyện của một em bé người An – dát”( An-phông-xơĐô-đê )
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
-Nắm vững cốt truyện, nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện.
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét văn bản, đọc và tóm tắt truyện.
3.Thái độ:
- Có thái độ học tập đúng đắn.
II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Qua bài văn “Vượt thác”, em học tập được tác giả điều gì khi viết văn miêu tả?
- Tại sao tácgiả ví Dượng Hương Thưnhư một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ?
3.Dạy học bài mới:
Bản đồ hành chính nước Pháp, chỉ ra vùng An-dát - Lo-ren trong chiến tranh Pháp Phổ.Buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An – dát bị quân Phổ chiếm đóng là một buổi học đặc biệt để lại trong lòng người đọc một tình cảm đẹp về lòng yêu nước. Xong lòngyêu nước , đối với mỗi người có rất nhiều cách để thể hiện khác nhau. ở đây, trong tác phẩm buổi học cuối cùng đặc biệt này thì lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. Câu chuyện cảm động đó xảy ra như thế nào bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích - GV hướng dẫn học sinh cách đọc: - Giọng đọc chậm, xót xa và cảm động day dứt. Lời nói của thầy Ha--men cần đọc thật dịu dàng và buồn. - GV đọc mẫu 1 đoạn - Gọi HS tóm tắt và yêu cầu hs tóm tắt phải theo bố cục: - Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? - GV cho HS giải nghĩa chú thích 2.4,6,8. - HS dựa vào sgk giải nghĩa từ khó * Hoạt động 2:.Đọc hiểu văn bản: - Trong truyện có những nhân vật nào? Ai gây cho em ấn tượng nhất? - Truyện được kể theo ngôi nào? - Câu chuyện của thầy trò Phrăng diễn ra trong hoàn cảnh nào? - Từ đó em hiểu thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”? - Em hiểu gì về bức tranh minh hoạ? - Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng, cậu bé Phrăng đã thấy những điều gì xảy ra: - Trên đường tới trường? - Không khí lớp học? - Hãy tìm những chi tiết trong văn bản miêu tả điều đó? - Những điều đó báo hiệu sự việc gì sắp xảy ra? |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc và tóm tắt tác phẩm: * Đọc. * Tóm tắt theo bố cục sau: - Phrăng trên đường tới trường - Diễn biến của buổi học cuối cùng. + Cảnh lớp học và thầy Ha-men + Tâm trạng của Phrăng + Phrăng lại không thuộc bài + Thái độ cư xử của thầy Ha-men + Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập. - Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men. 2. Tìm hiểu chú thích: a. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Tác giả: An-phông-xơ Đô- đê, nhà văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp thế kỉ XIX (1840 -1897) - Tác phẩm: Truyện ngắn viết sau chiến tranh Pháp- Phổ (1870). Pháp thua trận phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ (Đức). b. Giải nghĩa từ khó: II.Đọc hiểu văn bản: 1. Tìmhiểu chung về văn bản. - Truyện có nhiều nhân vật chính và nhân vật phụ nhưng hai nhân vật Phrăng và Ha-men đóng vai trò nổi trội nhất. thầy giáo già Ha-Men gây xúc động hơn cả. - Ngôi kể: Số 1( Chú bé Phrăng vừa đóng vai trò người kể chuyện, vừa là nhân vật chính). - Hoàn cảnh: Vùng An-dát của Pháp rơi vào tay nước Phổ. Từđây người dân sẽ không được học tiếng Pháp. - Tên truyện: là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp- Một buổi học bằng tiếng dân tộc cuối cùng. - Bức tranh minh họa : Thầy Ha-men đang giảng bài, lũ trẻ đang chăm chú nghe. Trên bảng viết chữ tiếng Pháp. Ngoài cửa có tên lính Phổ đang tập. Bức tranh đầy đủ tóm tắt được nội dung của truyện. 2. Phân tích chi tiết: a.Nhân vật chú bé Phrăng: a1. Quang cảnh chung: - Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Nhiều người đang đọc cáo thị của nước Đức. - Vắng lặng y như một buổi sáng chủ nhật. - Lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày, cả dân làng với vẻ buồn rầu. Thầy Ha-men nói: " Hôm naylà bài học tiếng Pháp cuối cùng của các con" Þ Những điều báo hiệu: - Vùng An – dat của Pháp đãrơi vào tay nước Đức. - Việc học tập không được như trước nữa. - Tiếng Pháp sẽ không được dạy. |
4. Củng cố, luyện tập:
- Suy nghĩ của em về tên truyện “ Buổi học cuối cùng”?
5. Hướng dẫn hs học ở nhà:
- Soạn tiếp các câu hỏi 4,5,6,7
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 90:BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (Tiếp)
“Chuyện của một em bé người An – dát” ( An-phông-xơ Đô-đê )
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Qua câu chuyện về buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An - Dát, truyện đề cao tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc. Một trong những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật phù hợp với lứa tuổi qua ngoại hình nhân vật, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động nhân vật. đặc biệt tác dụng của nghệ thuật so sánh.
2. Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét văn bản, đọc và tóm tắt truyện.
3.Thái độ:
- Có thái độ học tập đúng đắn, yêu tiếng mẹ đẻ.
II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những nét cơ bản về tác giả An-phông–xơ Đô-đê?
- Giải thích ngắn gọn tên truyện?
3.Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản * GV dẫn: Nhân vật trò Phrăng được miêu tả chủ yếu qua thái độ đối với việc học tiếng Pháp và với thầy Ha-men. Thái độ đó diễn ra theo hai quá trình: Từ lơ là đến thiết tha lo lắng việc học; Từ sợ hãi đến thân thiết, quí trọng thầy Ha-men. - Hãy tìm các chi tiết trong văn bản miêu tả hai quá trình này? - Trong các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm nghĩ nhất? - Trong số các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết "Lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên" khi không đọc được bài trong buổi học cuối cùng(miêu tả sự hối hận, xót xa của Phrăng). Hoặc chi tiết: khi thầy Ha-men thông báo lệnh quân Đức buộc người Pháp phải học tiếng Đức, Phrăng choáng váng nghĩ: "A, quân khốn nạn" (Biểu hiện niềm căm giận kẻ thù, lòng yêu nước của Phrăng). - Các chi tiết miêu tả nhân vật Phrăng đã làm hiện lên hình ảnh một cậu bé như thế nào trong tưởng tượng của em? - Thái độ đối với tiếng pháp và với thầy ha-men trong buổi học cuối cùngđã bộc lộ phẩm chất nào trong tâm hồn trò Phrăng? * GV: đó là tình yêu tiếng nói dân tộc, một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. - Nhân vật thầy giao Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả trên những phương diện nào? - HS: Trang phục, thái độ đối với HS, những lời nói về việc học tiếng Pháp, Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. - Em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này theo các phương diện trên? - Chi tiết gợi cho em nhiều cảm xúc nhất là chi tiết nào? - Chi tiết gợi cảm xúc: lời nói của thầy về tiếng pháp vì truyền tới người nghe tình yêu tiếng mẹ đẻ, tiếng nói dân tộc. Hay chi tiết cử chỉ và chữ viết của thầy "Nước Pháp muôn năm" truyền tới người nghe lòng yêu nước sâu sắc. - Em hiểu gì về lời nói của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng: "khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù."? - Các chi tiết miêu tả thầy Ha-men gợi cho em về một người thầy như thế nào? - Trong những lời thầy truyền lại trong buổi học cuối cùng, điều quí báu nhất đối với em là gì? Hoạt động 3Tổng kết và luyện tập - Em cảm nhận được gì từ truyện ? - Em học tập được gì từ NT kể chuyện cảu tác giả? GV bình: Tiếng nói là một giá trị văn hoá dân tộc, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện “ Buổi học cuối cùng”. - HS viết đoạn sau đó đọc trước lớp |
II. Đọc hiểu văn bản 1. Tìm hiểu chung về văn bản. 2. Phân tích chi tiết a.Nhân vật chú bé Ph răng: a1. Quang cảnh chung: a 2. Tâm trạng nhân vật Phrăng: - Các chi tiết miêu tả quá trình diễnbiến thái độ của Phrăng đối với việc học tiếng Pháp: + Định trốn học đi chơi, giận mình vì bỏ phí thời gian học tập. Từ "chán sách" đến thấy sách là bạn "cố tri". Thấy xấu hổ khi không thuộc bài"lòng rầu rĩ" không dám ngẩng đầu lên. Trong buổi học cuối cùng kinh ngạc khi thấy mình "hiểu đến thế...chưa bao giờ thấy mình chăm chú nghe đến thế." - Các chi tiết miêu tả thái độ đối với thầy Ha-men: Từ sợ hãi: lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi nhìn cây thước sắt khủng khiếp của thầy Ha-men, đến thân thiện: quí trọng thầy, thấy thầy mặc đẹp, qua lời thầy nhận thấy quân Phổ là "Quân khốn nạn", nghĩ đến việc thầy sắp ra đi, thấy tội nghiêp thầy, chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế. Þ Hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải. Tình yêu tiếng Pháp; quí trọng biết ơn người thầy. * Tiểu kết: Qua nhân vật Phrăng vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, qua sự biến đổi tâm trạng, tình cảm, thái độ..Tác giả thể hiện rất thành công lòng yêu nước thiết tha của nhân dân Pháp, từ trẻ đến già qua tình yêu tiếng Pháp - tiếng mẹ đẻ sắp bị quân thù cấm ngặt. 2. Nhân vật thầy giáo Ha-men: - Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu. - Thái độ đối với HS: không giận dữ, thật dịu dàng. - Những lời nói về việc học tiếng Pháp: Tai hoạ lớn nhất là bao giờ cũng hoãn lại việc học đến ngày mai...; Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới...phải giữ lấy nó và đừng bao giờ quên lãng nó... Khi một dân tộc...chốn lao tù. - Hành động, cử chỉ: thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn dằn mạnh hết sức, cố viết thật to: "Nước pháp muôn năm". - Lời nói của thầy đề cao tiếng nói dân tộc, khẳng định sức mạnh của tiếng nói DT. - Ta có thể hình dung về thầy: yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc. - Điều quí báu nhất đối với ta là thầy đã truyền dạy cho em ý nghĩa sức mạnh của tiếng nói dân tộc. Cho ta hiểu thêm sự cần thiết phải học tập và giữ gìn tiếng nói DT mình. III. Tổng kết:(SGK - Tr 55) IV.Luyện tập: 1. Hãy đọc những đoạn thơ, văn viết về sức sống và sự giàu đẹp của tiếng Việt. 2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật thầy Ha-men? |
4. Củng cố, luyện tập:
Suy nghĩ của em về tên truyện “ Buổi học cuối cùng”?
5. Hướng dẫn hs học ở nhà:
-Học thuộc ghi nhớ.
-Hoàn thiện bài tập.
-Soạn bài: Nhân hoá
Giáo án Ngữ văn 6 Bài Buổi học cuối cùng mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Tuần 24
Tiết 89,90
Bài 22: Văn bản
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
An-phông-xơ Đô-đê
A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh
-Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện Buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng an-dát, truyện thể hiện tư tưởng, lòng yêu nước trong biểu hiện là tình yêu tiếng nói dân tộc
-Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động
B - Trọng tâm:Nhân vật thầy giáo Hamen
C - Phương pháp:Vấn đáp, tích hợp
D - Chuẩn bị:Tìm đọc phần giới thiệu về tác giả Đô-đê và những tác phẩm của ông
E - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
-Bức tranh thiên nhiên vùng đồng bằng và 2 bên bờ trong truyện ‘Vượt thác” được miêu tả như thế nào?
-Hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác được miêu tả như thế nào?
3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
-Gọi học sinh đọc phần tác giả, tác phẩm trong mục chú thích? -Trình bày vài nét về tác giả? -tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào? -Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc -Gọi học sinh đọc -Giáo viên kể tóm tắt truỵện -hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần chú thích nghĩa của từ -Giáo viên giải thích “Cáo thị” thông báo dán trên tường, ngoái đường… -Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Ngôi thứ mấy? -Trong truyện còn có nhân vật nào? Trong đó nhân vật nào gây cho em ấn tượng nhất? -Trên đường đến trường, Ph.Răng nghĩ gì và có tâm trạng như thế nào? -Ph.Răng thấy gì trên đường đến trường? Không khí lớp học? Thái độ của Ph.Răng? -những điều đó làm cho Ph.Răng nghĩ, báo hiệu việc gì xảy ra? -Khi nghe thầy Hamen nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Ph.Răng có thái độ, tâm trạng ý nghĩ gì? -Cậu bé hiểu rằng mọi sự khác lạ đó từ nhữngđiều gì? -Lúc này, cậu nhận ra điều gì ở chính mình? -Sự ân hận đó được bộc lộ rõ nhất khi nào? -Lúc này, sự ân hận đó đã trở thành điều gì? -Từ tâm trạng đó đã cho ta thấy điều bất ngờ gì ở cậu? -Thể hiện qua câu nói nào? -Nhờ đâu mà Ph.Răng có sự thay đổi về nhận thức, tâm trạng? -Nhưng những ước muốn , thay đổi của cậu bé giờ đây như thế nào? -Qua việc muốn học và nuối tiếc khi học buổi học cuối cùng đã cho thấy cậu bé là người như thế nào? -Khi giới thiệu về thầy giáo Hamen, tác giả giới thiệu những mặc nào? -Tìm những chi tiết miêu tả trang phục? -Thái độc của thầy giáo đối với học sinh biểu hiện qua những chi tiết nào? -Lời nói của thầy Hamen hôm nay như thế nào? Biểu hiện qua chi tiết nào? -Hành động, cử chỉ của thầy khi nghe tiếng kèn báo hiệu kết thúc buổi học? -Tâm trạng của thầy giáo khi lớp học đang viết tập? -Điều gì xảy ra làm cho cả lớp học vừa muốn cười nhưng cũng vừa muốn khóc? -Khi tiếng chuông điểm 12h, thầy Hamen có tâm trạng gì? Ngoài âm thanh ấy, buổi học còn có âm thanh nào đáng chú ý? -Lúc đó cậu học trò Ph.Răng cảm nhận về thầy giáo như thế nào? -Tại sao thầy Hamen có tâm trạng ấy? -tác giả sử dụng nghệ thuật gì để giới thiệu về thầy hamen? -Nhận xét ngôn ngữ, giọng kể chuyện? -nhân vật thầy Hamen gợi cho em cảm nghĩ gì? -Các nhân vật khác trong truyện làm gì trong buổi học cuối cùng ấy? Họ là những người như thế nào? -ỹ nghĩa tư tưởng từ truyện? -Gọi học sinh đọc ghi nhớ? -hướng dẫn học sinh làm bài tập Luyện tập |
- học sinh đọc - Sau chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870 - học sinh đọc - học sinh theo dõi - Thầy giáo Hamen - Định trốn học, sợ thầy hỏi bài mà chưa thuộc - Yên tĩnh, trang nghiêm khác thường - ngạc nhiên, thầy không quở trách mà nhẹ nhàng nói - Báo hiệu 1 cái gì nghiêm trọng khác thường - Choáng váng, sững sờ - Lớp học, trụ sở xã, trang phục của thầy - Ân hận, tiếc nuối về sự lười nhát học tập, ham chơi - Đọc bài mà lại không thuộc được 1 chút nào quy tắc phân từ - Nỗi xấu hổ, tự giận - Sự thay đổi về nhận thức, cách tiếo thu bài - Cách biểu hiện tình cảm của thầy Hamen - Quá muộn - Trang phục, thái độ, lời nói… - Chiếc mũ dạ len, áo Rơ-đanh-gất… - không giận dữ - Thiết tha, thêt hiện tình yêu nước và tự hào về tiếng Pháp - Quay về bảng, vầm phấn dằn mạnh hét sức viết: “Nước Pháp muôn năm” - Đứng im lặng, đăm đăm nhìn đồ vật - Cụ Hô-de nâng sách đánh vần đọc theo học trò - Đứng dậy quay lên bục người tái nhợt, nghẹn ngào, dựa vào tường chẳng nói, giơ tay ra lệnh cho học trò - Chưa bao giờ thầy lớn lao đến thế - Vì nuối tiết việc dạy, học tiếng Pháp; yêu nước Pháp - miêu tả - Tự nhiên, xúc động - Yêu mến, cảm phục - Yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ - Phải yêu đất nước, yêu tiếng nói dân tộc |
I - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 1 - tác giả: An-Phông-Xơ-Đô-Đê (1840 –1897), nhà văn Pháp, có nhiều truyện ngắn nổi tiếng 2 - tác phẩm: Viết sau chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870-1871, khi các trường học ở vùng An-dat học buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp II – Tìm hiểu bài: 1 - Đọc: 2 – Phân tích: a) nhân vật chú bé Ph.Răng: - Trên đường đến trường: + Định trốn học + Thấy nhiều người đọc cáo thị - Đến trường: + Quang cảnh: Yên tĩnh, nghiêm trang + không khí lớp học: Lặng ngắt, không bị thầy quở trách mà thầy nói dịu dàng, mặc đẹp có cả dân làng à Báo hiệu 1 cái gì nghiêm trọng khác thường - Tâm trạng: Ngạc nhiên -> choáng váng, sững sờ: Hiểu ra sự khác lạ, tiếc nuối, ân hận, xấu hổ và giận mình è miêu tả tỉ mỉ, so sánh: sự thay đổi về nhận thức tâm trạng, cách tiếp thu bài, hiểu được ỹ nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp b) nhân vật thầy giáo Hame: - Trang phục: Lịch sự, trang trọng - Thái độ đối với học sinh: không giận dữ, thật dịu dàng, nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài - Lời nói: Sâu sắc, thiết tha, biểu lộ tình cảm yêu nước và lòng tự hào về nước Pháp - Hành đông, cử chỉ: Quay về phía bảng, cầm phấn dằn mạnh, viết to: “Nước Pháp muôn năm” - Tâm trạng: người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được, dựa vào tường: Đâu đớn nuối tiếc à miêu tả, ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể xúc động è Nỗi đau đớn, tuyệt vọng, xúc động cực điểm. Lòng yêu nước mãh liệt, tin tưởng vào tương lai tự do, ảnh thầy hame thật lớn lao c) ỹ nghĩa tư tưởng từ truyện: - Phải biết yêu quý, gìn giữ tiếng nói dân tộc - Coi tiếng nói dân tọc là tài sản quý báu và là phương tiện để đấu tranh giành độc lập 3 - Tổng kết SGK III - Luyện tập: 1) Nằm trong tiếng Việt yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời Êm như tiếng mẹ ru nôi… |
4) Củng cố:Qua bài học này, em có cảm nhận và suy nghĩ gì về tiếng Việt?
5) Dặn dò:Học bài, làm bài tập; Chuẩn bị “Đêm nay Bác không ngủ”
F – Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------