Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 48: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ - KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức
- Hiểu các yêu cầu của bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Nhận diện được đề văn kể chuyện đời thường.
- Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường.
2. Kĩ năng
- Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ nghiêm túc, tích cực khi tìm hiểu yêu cầu của bài văn tự sự kểchuyện đời thường.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra : Các bước làm một bài văn tự sự?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1 Tìm hiểu các đề văn tự sự - Gọi HS đọc các đề ở SGK - Thế nào là kể chuyện đời thường? - Yêu cầu của kể chuyện đời thường? - Xác định yêu cầu của đề bài? Cách kể của em ntn? - Gọi HS đọc "phương hướng làm bài" trong SGK và rỳt ra kết luận? - Lập dàn bài cho đề bài sau: Em hóy kể về người ông ( bà )của em. Phần mở bài em sẽ viết gì? Phần thân bài kể ntn? Phần kết bài viết gì? - Lập dàn bài cho đề bài sau:Kể về người bạn mới quen. HS lên bảng trình bày , các HS khác nx, bổ sung GV nx chung ,kết luận Phần mở bài em sẽ viết gì? Phần thân bài kể ntn? Phần kết bài viết gì? |
I . Tìm hiểu các đề văn tự sự: - Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện hàng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định. - Nhân vật và sự việc cần phải hết sức chân thật, không nên bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý. II- Quá trình thực hiện đề tự sự Đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em. a. Tìm hiểu đề bài: - Thể loại: văn kể chuyện - Nội dung: ông hay bà của em - Phạm vi: kể chuyện đời thường, người thực, việc thực. b. Phương hướng làm bài: - Kề về những điều em quan sát hoặc nghe thấy . - Giới thiệu chung. - Kể về 1 số việc làm , tính nết , tình cảm của ông đối với mọi người . 3. Dàn bài : a. Mở bài: Giới thiệu về người bà. - Giới thiệu đặc điểm, phẩm chất tiêu biểu. b. Thân bài: - Kể vài nét về hình dáng. - Kể những việc làm của bà trong gia đình, thái độ đối với mọi người. - Thái độ, tình cảm của em đối với bà. c. Kết bài: cảm nghĩ.... III. Lập dàn bài cho đề văn tự sự: Đề bài: Kể về người bạn mới quen. * Gợi ý : a. Mở bài:Giới thiệu chung: Tên ,tuổi ,trường ,lớp … b. Thân bài: - Quen trong hoàn cảnh nào?trong buổi lao động vệ sinh của trường ., hay cùng sinh hoạt văn nghệ… - Đặc điểm về ngoại hình + Khuôn mặt + Hình dáng + Trang phục -Tính tình + Năng nổ ,hoạt bát + Hay giúp đỡ bạn bè +Dễ hoà đồng. c. Kết bài: cảm nghĩ.... |
4. Củng cố , luyện tập :
- Thế nào là kể chuyện đời thường?So sánh với yêu cầu chung về bài tự sự?
5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà :
-Chuẩn bị giờ sau : Viết bài Tập làm văn số 3.
Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Tuần 12
Tiết 48
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ
-KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh
-Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi chính tả phổ biến (qua việc trả bài)
-Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn bài.
-Thực hành lập dàn bài.
B - Trọng tâm:Tìm hiểu được yêu cầu của bài văn tự sự, lập dàn bài.
C - Phương pháp:Gợi tìm
D - Chuẩn bị:Học sinh chuẩn bị dàn bài cho 1 trong các đề ở SGK trước khi đến lớp
E - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:Nhắc lại văn tự sự là gì?
3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
-Gọi học sinh đọc các đề bài trong SGK -Đề A có yêu cầu là gì? -Phạm vi của đề như thế nào? -Đề B có yêu cầu gì? Phạm vi? -Đè C có yêu cầu gì? Phạm vi? Tương tự giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đề còn lại -dựa vào các đề trên, mỗi học sinh tự ra 1 đề bài. Em có nhận xét về đề văn tự sự? -giáo viên thu bài tập đó, nhận xét và uốn nắn trước lớp. -Gọi học sinh đọc đề trong phần 2? -Đề yêu cầu làm việc gì. -Gọi học sinh đọc dàn bài -Nhiệm vụ của phần mở bài là gì? -Phần thân bài cần kể những gì? -Ý thích của ông em và ông yêu các cháu kể đã đủ rõ chưa? -Em có đề xuất ý gì khác không? -Nhắc đến 1 người thân mà nhắc đến ý thích của người ấy có thích hợp không? -Ý thích của em là gì? -Vậy ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không? -Gọi học sinh đọc bài tham khảo? -Bài văn đã nêu được chi tiết gì đáng chú ý về người ông? -Chi tiết đó có vẻ ra được 1 người già có tính khí riêng không? -Vì sao em nhận ra là người già? -Cách thương cháu của ông có gì đáng chú ý? -vậy kể về 1 nhân vật cần đạt những yêu cầu gì? -Cách kêt bài có hợp lý không? -Bài làm có sát với đề không? -Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông không? -giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho 1 trong các đề trên |
- học sinh đọc đề văn - Kể 1 kỷ niệm - Đáng nhớ, được khen chê - Kể 1 chuyện vui sinh hoạt - Trong 1 lần, nhát gan - Kể về 1 người bạn mới quen cùng hoạt động văn nghệ - Ví dụ:Kể về 1 ngày mùa gặt lúa ở quê em - học sinh đọc phần 2 - Kể chuyện đời thường người thật, việc thật. kể về ông của em: Tính tình, phẩm chất, tình cảm của em đối với ông - đặc điểm của nhân vật, việc làm của nhân vật - Có - Có - học sinh đọc - yêu thương cây cối, các cháu - Có - Ít ngủ, biết nhiều chuyện - Có - Có - Có |
I – Bài học: 1 - Đề bài văn tự sự: - Có nhiều dạng đề bài văn tự sự - Cần xác định phạm vi và yêu cầu của từng đề. 2 – cách làm 1 đề bài văn kể chuyện đời thường: - Kể người là trọng tâm - Bài làm phải khắc họa được nhân vật ở các mặt: + Đặc điểm nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, có ý thích riêng. + Có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa. 3 – Dàn bài: a)Mở bài:Giới thiệu chung về nhân vật. b)Thân bài: - Kể đặc điểm của nhân vật - Kể việc làm của nhân vật c)Kết bài: Nêu tình cảm và ý nghĩ của mình đối với nhân vật. |
4) Củng cố:Cách Làm 1 đề văn kể chuyện đời thường như thế nào?
5) Dặn dò:
-Học bài, làm bài tập, lập dàn bài cho 1 đề bài mà tự em ra
-Chuẩn bị “ Viết bài viết số 3”
F – Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------