Giáo án Ngữ văn 6 Bài Viết đơn mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Viết đơn mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 125: VIẾT ĐƠN

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:. Thông qua việc thực hành một số tình huống cụ thể, giúp HS nắm được các vấn đề :Khi nào cần viết đơn? Cách trình bày một lá đơn như thế nào? Những sai sót cần tránh khi viết đơn

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng viết đơn theo đúng yêu cầu.

3. Thái độ: ý thức tự giác, nghiệm túc khi viết bài.

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Dạy học bài mới

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Khi nào cần viết đơn

- Gọi HS dọc tình huống

- Em rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn?

- Cho HS đọc các tình huống trong SGK.

- Trong những trường hợp đó, trường hợp nào cần viết đơn? Trường hợp nào cần phải viết văn bản khác? Vì sao?

- Từ 2 bài tập trên em có thể rút ra kết luận gì?

Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại đơn và nội dung

Hãy so sánh và tìm những chỗ giống và khác nhau trong hai lá đơn từ đó rút ra những nội dung nhất thiết cần phải có trong 1 lá đơn, giải thích lí do?

- HS quan sát, đọc kĩ hai lá đơn và rút ra nhận xét.

Hoạt động 3: Cách thức viết đơn

- HS rút ra cách trình bày.

HS đọc ghi nhớ SGK

I. Khi nào cần viết đơn

1. Bài tập:

2.Kết luận

*- Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống phải viết đơn; không có đơn nhất định công việc không được giải quyết.

* a. Bị mất chiếc xe đạt khi đến thăm bạn Þ Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe đạt.

b. Muốn theo học lớp nhạc hoạ Þ Viết đơn xin nhập học.

c. Cãi nhauÞ Viết bản tường trình hay kiểm điểm.

d. Muốn học ở nơi mới Þ Đơn xin chuyển trường, Đơn xin học.

Þ Kết luận:

- Trong cuộc sống con người rất nhiều khi cần phải viết đơn, khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết.

- Đơn từ là loại văn bản không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.

II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu được trong đơn.

1. Các loại đơn.

a. Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết đơn chỉ cần điền những từ , câu thích hợp vào những chỗ có dấu ...

b. Viết đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày.

2. Nội dung không thể thiếu được trong đơn.

- Quốc hiệu, để tỏ ý trang trọng.

- Tên của đơn: để người đọc biết được mục đích của người viết đơn.

- Tên người viết đơn.

- Nơi (tên người) nhận đơn.

- Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị của người viết đơn.

- Ngày tháng năm và nơi viết đơn.

- Chữ kí của người viết đơn.

Chú ý: Đơn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng chữ kí thì nhất thiết phải tự kí.

III. Cách thức viết đơn

1. Đơn có mẫu: Điều vào chỗ trống những nội dung cần thiết.

2. Đơn không theo mẫu: (SGK)

3. Cách trình bày:

- Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in.

- Phần quốc hiệu, tên đơn phải viết giưũa trang giấy.

- Lời văn: gọn gàng, sáng sủa, dễ đọc, nhất là phần yêu cầu, dề nghị phải viết thành thực, chính đáng. Không viết dài dòng.

*. Ghi nhớ: (SGK)

4.Củng cố:

- Có mấy loại đơn thường gặp?những nội dung nào không thể thiếu trong một lá đơn?

-Cách thức trình bày một lá đơn?

5. Hướng dẫn học tập:

-Học bài, thuộc ghi nhớ.

-Tập viết đơn: nghỉ học, chuyển trường.

-Soạn bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Viết đơn mới nhất - Mẫu giáo án số 2

VIẾT ĐƠN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp học sinh:

- Hiểu các tình huống cần viết đơn: Khi nào viết đơn? Viết đơn để làm gì?

- Biết cách viết đơn đúng cách và nhận ra những sai xót thường gặp khi viết đơn.

B. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.

- Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. Ổn định tổ chức:

II. Kiểm tra bài cũ.

- Kết hợp.

- Trình bày bài tập về nhà.

III. Tổ chức các HĐ dạy - học:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

- Đọc ngữ liệu.

- Từ ví dụ (SGK) em rút ra nhận xét khái quát đơn là gì? Khi nào thì cần viết đơn?

- Trong một số trường hợp (mục 2) trường hợp nào phải viết đơn? Gửi ai?

- Ở 2 mẫu đơn có điểm gì giống và khác nhau?

- Những phần nào là quan trọng không thể thiếu được ở 2 mẫu đơn?

Em hãy viết đơn xin nghỉ học

I. Khi nào cần viết đơn.

1. Ngữ liệu t/131

2. Nhận xét.

* Đơn là một loại văn bản hành chính công vụ được viết ra giâý để đề đạt một nguyện vọng tới một người hay một cơ quan tổ chức có quỳên hạn giải quyết.

- Viết đơn khi cần đề đạt một nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.

- Một số trường hợp phải viết đơn.

+ Mất xe viết đơn trình báo giải quyết.

- Viết đơn xin học lớp nhạc, hoạ - Gửi BGH; giáo viên phụ trách.

+ Đơn xin học - Gửi BGH trường cần đến học.

II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.

a. Các loại đơn:

- Gồm có 2 loại đơn: + Đơn theo mẫu

+ Đơn không theo mẫu

* Giống nhau:

- Đều để đề đạt một nguyện vọng... xin giải quyết.

+ Đều có một số phần giống nhau: tiêu ngữ, tên đơn, người viết, người (nơi) nhận nguyện vọng; cảm ơn, kí tên.

* Khác nhau:

+ Đơn theo mẫu đã có những mục sẵn quy định, người viết chỉ cần đến điền vào.

+ Đơn không theo mẫu ngoài phần chung giống đơn theo mẫu thì nội dung trình bày: nguyện vọng rất linh hoạt, tuỳ từng công việc.

b. Các nội dung không thể thiếu trong đơn (Phần quan trọng của đơn):

+ Đơn gửi ai? (Cơ quan, tổ chức, ca nhân)

+ Ai gửi đơn (Cá nhân hay tập thể)

+ Gửi để làm gì? (Mục đích gửi đơn hay là nguyện vọng đề đạt cần được giải quyết).

III. Cách thức viết đơn:

a. Đơn viết theo mẫu:

Người viết chỉ cần đến điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết (Chú ý đọc kĩ để trả lời cho đúng yêu cầu từng mục trong đơn).

b. Đơn không theo mẫu:

Thông thường theo các mục sau (8 mục):

- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Cộng hoà.....hạnh phúc

- Địa điểm, ngày tháng năm làm đơn.

- Tên đơn: Đơn xin...

- Nơi gủi: Kính gửi....

- Họ tên, nơi công tác,hoặc nơi ở của người viết

- Trình bày sự việc,lí do, nguyện vọng (đề nghị)

- Cam đoan và cảm ơn

- Kí tên.

Ghi nhớ (SGK tr 134,135)

Lưu ý

Đơn tù không theo mẫu thường phải viết bằng tay, không nên dùng bản in.

- Tên đơn bao giờ cũng viết bằng chữ in to

- Cần trình bày sáng sủa, rõ ràng....

Gợi ý: Là đơn không theo mẫu.

HS dựa trên cách thức viết một lá đơn để viết.

Yêu cầu: Hs viết, trình bày.

GV nhận xét, sửa chữa.

IV. Củng cố - Luyện tập.

- Em hãy viết đơn xin nghỉ học?

* Gợi ý: + Là đơn không theo mẫu.

+ HS dựa trên cách thức viết một lá đơn để viết.

Yêu cầu: Hs viết, trình bày.

GV nhận xét, sửa chữa.

- Viết đơn để làm gì?

- Nội dung bắt buộc phải có trong đơn?

V. Hướng dẫn về nhà.

- Học phần ghi nhớ.

- Viết đơn xin học lớp Âm nhạc tại nhà văn hoá vào dịp hè.