Giáo án Ngữ văn 6 Bài Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 124: CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ.

(Theo Thúy Lan , Báo Người Hà Nội )

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:. Bước đàu nắm vững khái niệm Văn bản nhật dụng, ý nghĩa việc học tập loại văn bản đó. Kiểu ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, kết hợp đã kể và kể trong bài văn kể chuyện hoặc miêu tả.

3. Thái độ: ý thức tự giác, nghiệm túc khi viết bài.

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? vi sao em thích?

3. Dạy học bài mới

Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan từng được đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ Văn lớp 6 của chúng ta. Bài văn sẽ đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử.

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích

- GV hướng dẫn cho HS đọc

- GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc

- GV yêu cầu HS tìm hiểu các chú thích 1,3,7,8,10

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản

Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng?

Nêu bố cục của bài kí?

- HS đọc đoạn 1 (từ đầu đến HN)

- Tác giả giới thiệu cầu Long Biên bằng những chi tiết nào?

- Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả?

- Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên gì? Cái tên đó có ý nghĩa gì?

- Tại sao cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

- Vì sao nói là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa?

- Đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy gợi cho em cảm xúc gì?

`- Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là cầu Long Biên điều đó có ý nghĩa gì?

- Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì?

- Việc trích dẫn một bài thơ và lời bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng như thế nào trong việc nổi bật ý nghĩa nhân chứng của cây cầu?

- Kỉ niệm cây cầu trong thời chống Mĩ được nhớ lại có gìgiống và khác với thời chống Pháp?

- Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì? Vì sao người viết thầm cảm ơn cầu?

- Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng gì?

- Câu văn cuối cùng " Còn tôi cố gắng....VN", câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long biên và tác giả của bài viết này?

Hoạt động 3: Tổng kết

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc .

-Cách đọc: giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang trò chuyện với cây cầu.

2. Tìm hiểu chú thích

a. Tác giả: Thuý Lan

b.Tác phẩm: Đây là bài báo đăng trên báo "Người Hà Nội". Thể loại kí, Hồi kí một cây cầu nổi tiếng trên đất nước ta.

3 Từ khó:

II. Đọc hiểu văn bản:

1.Tìm hiểu chung

a.Khái niệm

- Nội dung:có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống của con người

và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...

- Về hình thức: Thường là những bài báo, thường được viết theo thể bút kí trong đó có sự kết hợp giữa các phương thức kể, tả, biểu cảm...

- Tác dụng: Văn bản nhật dụng có giá trị thông tin tuyên truyền, phổ biến, cập nhật một vấn đề văn hoá, xã hội nào đó là chủ yếu.

b. Bố cục:

- Tác giả chọn sự kết hợp giữa các phương thức tự sự, miêu tả với phương thức trữ tình.

- Bài có thể chia làm 3 đoạn:

+ Khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân LS.

+ Cầu Long Biên qua một thế kỉ đau thương và anh dũng của đất nước và nhân dân VN

+Cầu Long Biên trong tương lai

2.Tìm hiểu chi tiết :

a. Giới thiệu khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử:

- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.

- Khởi công 1898 - 4 năm sau hoàn thành.

- Kiến trúc sư người Pháp thiết kế.

Þ Cách giới thiệu ngắn gọn, khái quát đầy đủ, thuyết phục. Hình ảnh nhân hoá trở thành nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài viết.

b. Biên trong thờ. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:

*. Cầu Long Biên thời Pháp thuộc:

- Cầu Long Biên mang tên toàn quyền Pháp Đu-me Þ Cái tên gợi nhắc một thời thực dân nô lệ, áp bức và bất công. Nó biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Phápở VN.

-Cây cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở VN.

- Nó được XD không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng cả xương máu của bao con người.

- Hình ảnh so sánh: Cây cầu như một dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồng Þ Gây cho người đọc bất ngờ lí thú vì sức mạnh của kĩ thuật cầu sắt sự tiến bộ của công nghệ làm cầu, lần đầu tiên được áp dụng ở VN. Ngoài ra còn gợi nhớ đến không khí LS, XH, bày tỏ tình cảm của người viết khi nhắc nhớ lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu VN và cảnh đối xử tàn nhẫn của các chủ TB Pháp, khiến hàng nghìn người Vn bị chết trong quá trình làm cầu

KL: Như vậy cầu Long Biên là chứng nhân sống động, ghi lại phần nào giai đoạn LS đau thương của ND VN.

*. Cầu Long Biên từ Cách mạng tháng Tám đến nay:

-Việc đổi tên này có ý nghĩa rất quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền, độc lập của dân tộc.

Long Biên là tên một hồ bên làng Bắc Sông Hương nơi cây cầu bắc qua.

- Tác giả tả cụ thể về cây cầu để người đọc hình dung tường tận về cây cầu hơn.

- Việc trích dẫn bài thơ, bản nhạc chứng minh thêm tính nhân chứng LS của cây cầu, tăng ý vị trữ tình của bài viết. Cầu Long Biên đã trở thành kỉ niệm mang tính chất cá nhân của mỗi mgười dân, mỗi cán bộ, chiến sĩ, mỗi HS khi cắp sách đến trường.

- Đoạn văn hồi tưởng cây cầu thời chống Mĩ thật hùng tráng trong mưa bom, bão đạn của giặc mĩ, cây cầu đổ gục bị thương tơi tả...quân dân thủ đô HN anh hùng viết bản hùng ca.

So với thời chống Pháp, thời chống Mĩ ác liệt hùng vĩ hơn, hoành tráng hơn, đau thương và anh dũng. Tất cả dều gắn với cây cầu LS.

- Đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của người viết đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên muốn ca ngợi tính nhân chứng LS của cây cầu ở phương diện khác - phương diện chống chọi lại thiên nhiên, bão lũ.

- Tác giả thầm cảm ơn cây cầu đã bền bỉ dẻo dai, vững chắc vượt lên và chiến thắng thuỷ thần hung bạo, cảm ơn ND HN đã bảo vệ cây cầu.

*. Cầu Long Biên hôm nay và ngày mai:

- Bắc qua sông Hồng có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương : nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước

- ý tưởng nối nhịp cầu vô hình nơi du khách... Þ là một ý tưởng đẹp, mới và rất nhân văn, nhân bản. Với ý tưởng này cầu Long Biên còn sống lâu, sẽ trẻ lại, sẽ thành điểm dừng chân du lịch khá lí thú với du khách năm Châu.

Như vậy: Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN. Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.

III. tổng kết: Ghi nhớ - SGK tr128

IV. Luyện tập:

4.Củng cố;

Gv hệ thống nội dung bài học

5. Hướng dẫn học tập:

-Học bài, thuộc ghi nhớ

-Đọc và tìm hiểu bài: Viết đơn

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử mới nhất - Mẫu giáo án số 2

TIẾT 121 : CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

I. Mục tiêu : giúp HS nắm được :

1) Kiến thức :

- Khái niệm văn bản nhật dụng

- Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta.

- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong bài.

2) Kĩ năng :

- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.

- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.

- Trình bày những suy nghĩ tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.

3) Thái độ :

- Tự hào về cây cầu - chứng nhân lịch sử của dân tộc, tự hào về lịch sử dân tộc.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài :

1) Tự nhận thức và xác định cách sống tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hoá.

2) Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá.

3) Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cây cầu Long Biên.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học :

1) Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút về những ý nghĩa lịch sử của cây cầu Long Biên- một nhân chứng quan trọng gắn với lịch sử dân tộc.

2) Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về cách ứng xử với di sản văn hoá.

3) Máy chiếu đa năng.

IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1 : Khởi động

- Kiểm tra : hình thức trắc nghiệm ghép đôi.

- Giới thiệu bài : GV chiếu hình ảnh cầu Long Biên và dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản.

- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu đoạn 1

- Y/C HS đọc tiếp và nhận xét cách đọc.

Em hãy cho biết ai là tác giả của văn bản ? Giới thiệu sơ lược về tác phẩm.

- GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS tìm hiểu về văn bản nhật dụng, thể loại của văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”

- Y/C HS giải nghĩa từ chứng nhân

- GV HD HS tìm hiểu bố cục của văn bản và nội dung từng phần.

- Y/C HS theo dõi vào đoạn 1 và phần đầu của đoạn 2 VB, phát hiện các chi tiết tác giả dùng để giới thiệu khái quát về cây cầu.

- HS phát hiện, nhận xét bổ sung, GV kết luận.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để giới thiệu đặc điểm của cây cầu ? Từ đó em có nhận xét gì về cây cầu ?

- GV HD HS tìm hiểu quá trình xây cầu: Quá trình xây cầu diễn ra như thế nào ?

- Giáo viên chiếu hình ảnh Đu – me.

- Khi làm cầu chúng đối sử với người dân phu Việt Nam như thế nào? Từ đó em có nhận xét gì về quá trình làm cầu ?

- Qua phần vừa tìm hiểu, em có cảm nhận già về cây cầu Long Biên ?

- Y/C HS khái quát những cảm nhận của mình về cầu Long Biên qua phần vừa tìm hiểu. GV bình và chốt ý- HS ghi.

- GV yêu cầu đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà: Trong mỗi giai đoạn, cây cầu đã chứng kiến những gì? Từ đó nhận xét về giá trị của cây cầu ?

+ Nhóm Đoàn Kết : Sau 1945.

+ Nhóm Chăm Học: Những năm hoà bình sau 1954

+ Nhóm Tình Bạn: Những năm kháng chiến chống Mĩ.

+Nhóm Quyết Tiến: Những ngày tháng lũ lụt.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- GV KL, bình và chốt ý.

- GV chiếu hình ảnh thực dân Pháp rút khỏi Hà Nội và quân ta tiến về Hà Nội tháng 10/1954;

- GV chiếu hình ảnh nhân dân ta chiến đấu bảo vệ cầu.

- GV chiếu hình ảnh cây cầu trong mùa lũ lụt.

- HS thảo luận nhóm bàn :

Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết cầu Long Biên đã chứng kiến những sự việc lịch sử gì của dân tộc ?

- Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV KL- HS ghi vở.

- GV HD HS tìm hiểu vai trò, vị trí của cây cầu trong hiện tại và tương lai.

- Hiện tại và tương lai cầu Long Biên có vị trí như thế nào trong sự phát triển của đất nước?

- Vì sao ở tiêu đề văn bản tác giả không gọi là cây cầu mà gọi là “chứng nhân lịch sử” ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây và có tác dụng gì ?

- Ngày nay ta có cầu Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì vắt qua sông Hồng nhưng sao vần không phá bỏ cầu Long Biên ?

- Ở đoạn kết văn bản tác giả mong ước điều gì ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?

- Vậy trong hiện tại và tương lai cầu Long Biên có giá trị gì ?

- GV Y/C HS khái quát lại những thành công về mặt nghệ thuật của văn bản. Từ đó khái quát giá trị nội dung văn bản.

Hoạt động 3 : Luyên tập

- Kể một số chứng nhân lịch sử khác của đất nước mà em biết.

- Tìm hiểu ở địa phương em (phạm vi xã, huyện, tỉnh) những di tích nào có thể gọi là chứng nhân lịch sử của địa phương ?

Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò

- Nhắc lại nội dung, nghệ thuật của văn bản

- Nhắc nhở về học bài làm tiếp bài tập 2; soạn văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”

- Giúp HS nhớ chính xác 2 khái niệm hồi kí và bút kí.

- HS nắm được nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài học.

I.Đọc, tìm hiểu chung:

1) Đọc

2) Tìm hiểu chú thích :

- Tác giả : Thuý Lan.

- Tác phẩm : Trích báo “Người Hà Nội”, thuộc kiểu văn bản nhật dụng.

- Văn bản nhật dụng là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.

- Thể loại : Bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.

- Giải nghĩa từ khó.

3) Bố cục 3 phần:

+ Phần 1 : từ đầu đến “của thủ đô Hà Nội” à Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên.

+ Phần 2 : tiếp đến “dẻo dai, vững chắc” à Minh chứng, khẳng định cầu Long Biên là nhân chứng sống động của dân tộc.

+ Phần 3 : còn lại à Ý nghĩa của câu cầu trong hiện tại và tương lai.

II. Đọc, hiểu văn bản.

Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên

* Đặc điểm cầu :

+ Vị trí : bắc ngang sông Hồng

+ Độ dài : 2290m

+ Trọng lượng : 17000 tấn

+ Hình dáng : như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng.

+ Chất liệu : bằng sắt

Dùng số liệu chính xác

Miêu tả thông qua so sánh

à Là cây cầu to, đồ sộ, đẹp.

* Quá trình xây cầu :

+ Xây dựng 1898-1902 do kĩ sư người Pháp thiết kế.

+ Khi mới khánh thành, cầu mang tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Đu- me.

+ Được xây dựng bằng bao mồ hôi, sương máu của nhân dân.

- Đánh đập dã man, hơn 1000 dân phu bị chết.

-> Gợi nhắc một thời thực dân, nô lệ, áp bức và bất công.

Cầu Long Biên là cây cầu to lớn, là nhân chứng quý giá của dân tộc.

2) Giá trị nhân chứng lịch sử của cây cầu.

* Sau 1945:

- Cầu được đổi tên là cầu Long Biên.

- Cầu chứng kiến người dân thủ đô cùng trung đoàn yêu dấu của mình ra đi bí mật.

- Chứng kiến cảnh đát trời bốc lửa, thành đô nghi ngút cháy.

à Cầu lặng lẽ chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh và lòng người Hà Nội anh dũng sắt son bảo vệ đô thành.

* Hoà Bình sau chống Pháp :

- Cầu chứng kiến màu xanh của bãi mía, nương dâu, bãi ngô vườn chuối.

- Chứng kiến những ánh đèn mọc lên như sao sa.

à Cầu chứng kiến sự hồi sinh của Hà Nội tươi đẹp, trù phú, yên bình, quyến rũ và thơ mộng.

* Những năm KC chống Mĩ :

- Cầu bị bom Mĩ đánh phá nhiều lần.

- Cầu rách nát giữ trời, tả tơi như ứa máu.

- Nhân dân ta hàn cầu, bảo vệ cầu.

à Cầu oằn mình chịu đựng sự oanh tạc dã man của giặc Mĩ, cảm nhận sâu sắc tình yêu thương của thủ đô và dân tộc với mình.

* Những năm tháng lũ lụt:

à cầu dẻo dai, vững chắc chứng kiến con người chống chọi với sự tàn phá của thiên nhiên.

à Cây cầu chứng kiến sự trưởng thành của một dân tộc anh hùng, bất khuất, dũng cảm, cần lao.

3) Cầu Long Biên - hôm nay và mai sau.

- Hiện tại : cầu Long Biên đã rút về vị trí khiêm nhường.

- Tương lai : Trở thành điểm dừng chân của du khách năm châu khi đến thăm đất nước Việt Nam.

- Biện pháp nhân hoá. Tác dụng coi cây cầu như một con người chứng kiến lịch sử đồng thời đem lại sự sống linh hồn cho cây cầu.

- Ta không phá bỏ nó vì nó đã trở thành cây cầu lịch sử, thành nhân chứng.

- Mong ước làm nhịp cầu nối giữa trái tim.

à Cầu vẫn có giá trị tinh thần vô giá.

III. Tổng kết.

Nghệ thuật:

- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh đặc sắc

- Từ ngữ biểu cảm, xúc động.

Nội dung :

Khẳng định cầu Long Biên vẫn luôn là chứng nhân lịch sử quý giá thiêng liêng của thủ đô Hà Nội và cả nước.

IV. Luyện tập.

BT 1 : HS kể được : Cầu Hiền Lương, chùa Một cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm

BT2: Đình Xuân Biều - Xuân Cẩm; xóm Đá – ATK2 Hoàng Vân – Hiệp Hoà, Khu di tích Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế