Giáo án Ngữ văn 6 Bài Chương trình ngữ văn địa phương mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
Tiết 139: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:Biết được một số danh lam thắng cảnh của địa phương.
Sưu tầm tranh ảnh về danh lam thắng cảnh.
2. Kĩ năng: tìm hiểu, sưu tầm.
3. Thái độ: Có ý thức học tập tích cực
II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:
- Giáo viên: vở ghi.
- Học sinh: nháp, bút, thước.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Không.
3. Dạy học bài mới
Hoạt động của thầy |
Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1: Báo cáo tranh ảnh, tư liệu đã sưu tầm được - Các tổ trao đổi, thảo luận Hoạt động 2: Trình bày tư liệu - Trình bày theo đơn vị tổ - GV tổng kết rút ra bài học - GV giới thiệu mẫu một danh lam thắng cảnh ở HN. |
I. Báo cáo tranh ảnh, tư liệu đã sưu tầm được II. Trình bày tư liệu |
4. Củng cố, luyện tập: GV khái quát lại những nội dung chính của bài
5.,Hướng dẫn hs học ở nhà:
- HS ôn bài
Giáo án Ngữ văn 6 Bài Chương trình ngữ văn địa phương mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Tiết: 139-140
Ngày soạn :
Ngày dạy :
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I. YÊU CẦU : Giúp HS:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường địa phương nơi mình đã sinh sống.
- Biết liên hệ phần văn bản nhật dụng đã học để làm thêm pp nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Xem và tổng hợp lại các kiến thức cơ bản.
- HS : Học bài theo câu hỏi ở SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động |
Hoạt động giáo viên |
Hoạt động học sinh |
+ Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 p) - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. - Giới thiệu bài mới. |
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV giới thiệu bài mới. |
- Báo cáo sỉ số. - Làm theo yêu cầu GV - Nghe, ghi tựa bài. |
+ Hoạt động 2: Nội dung hoạt động (30 p) 1. Văn bản nói về danh lam thắng cảnh đã học ở SGK: - Danh lam thắng cảnh:Động Phong Nha. - Di tích lịch sử: Cầu Long Biên. - Bảo vệ môi trường thiên nhiên: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. 2/ Những di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương: - Di tích lịch sử, văn hoá: Đình Khao, Chùa Phước Hậu, Văn Thánh Miếu, - Di tích LSCM: Cái Ngang. 3/ Vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường ở quê hương: - Sông ngòi: bị ô nhiễm do chất thãi trong chăn nuôi, trong nông nghiệp. - Rừng núi: nạn phá rừng bừa bãi. - Đường phố, làng xóm: nạn lấn chiếm lề đường, buôn bán trái phép, vứt rác bừa bãi. - Thiếu cây xanh. |
- GV nêu yêu cầu và chia nhóm cho HS thảo luận. - GV tổng hợp. - Môi trường ở quê hương em có xanh, sạch đẹp hay không? - Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm? - Địa phương em đã có những chủ trương gì để bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp? - Nguyên nhân ô nhiễm môi trường? - Vì sao phải bảo vệ môi trường? |
- Trả lời: đại diện nhóm. - Nghe. - Trả lời cá nhân. - Trả lời nhóm 2 em. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. |
+ Hoạt động 3: Củng cố. (5 phút) |
- Nhắc lại tên các di tích lịch sử, văn hoá đã học? |
- Trả lời cá nhân. |
+ Hoạt động 4: Dặn dò. (5 phút) - Dặn dò: |
- Sưu tầm tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá. |
- Thực hiện theo yêu cầu. |