Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 33: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).

- Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.

- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng

- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.

- Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi lựa chọn ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : (Không)

3. Bài mới : ở tiết học này, các em sẽ biết thêm một hiện tượng thường gặp trong tập làm văn là ngôi kể , khi nào xưng “ tôi” – theo ngôi thứ nhất , khi nào theo ngôi thứ ba . Mỗi ngôi kể có ưuthế gì .Nó kiên quan đến sắc thái biểu cảm tình cảm của bài văn ntn?

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

Em hiểu ngôi kể là gì?

Kể theo ngôi thứ nhất và ngôi kể thứ ba nghĩa là thế nào?

Hoạt động 2 Vai trò của ngôi kể

- Đọc đoạn văn 1 SGK?

Đoạn văn 1 : Kể theo ngôi nào?

Dựa vào dấu hiệu nào?

- Đọc đoạn văn 2.

- Đoạn văn 2 kể theo ngụi nào?

Làm sao em nhận ra điều đó?

Người xưng "tôi" trong đoạn văn 2 là Dế Mèn hay tác giả? .

Trong 2 cách kể trên ,cách kể nào kểtự do , ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết?

HS đọc mục đ /sgk-t88

HS đọc mục e /sgk-t89

- Đọc phần ghi nhớ SGK

I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

1. Ngôi kể

- Ngôi kể: là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.

- Kể theo ngôi thứ nhất - xưng " tôi"

- Ngôi kể thứ ba: Người kể giấu mình, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi của chúng.

2. Vai trò của ngôi kể

a..Bài tập ( sgk- 88)

* Đoạn văn 1,2:

b. Nhận xét :

* Đoạn văn1:

- Kể theo ngôi thứ 3

- Người kể đó gọi tên các nhân vật trong tên bằng tên gọi ( vua ,thằng bé).

- Người kể giấu mình đi, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi của chúng

* Đoạn văn 2:

- Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất ,xưng "tôi".

- Người xưng "tôi" trong đoạn văn 2 là Dế Mèn .

-Cách kể theo ngôi thứ 3 mang tính khách quan có thể kể linh hoạt, tự do, mọi việc xảy ra.

- Kể theo ngôi thứ nhất người kể sẽ trực tiếp kể ra những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói được ý nghĩ, tình cảm của mình.

- Nếu thay đổi thành ngôi thứ 3 , đoạn văn không thay đổi nhiều chỉ làm cho người kể giấu mình.

- Khó ,vì khó có thể tìm 1 người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy.

3. Kết luận :

* Ghi nhớ: SGK - tr89

4-Củng cố,luyện tập  :

Em hiểu ngôi kể là gì?

Kể theo ngôi thứ nhất và ngôi kể thứ ba nghĩa là thế nào?

5 .Hướng dẫnhọc sinh học ởnhà:

- Khi chuyển ngôi cần chú ý những gì?

- Làm bài tập 1,2,3,4(sgk –t 89)

  • Chuẩn bị : Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự ( tiếp).

Ngày  soạn:

Ngày dạy

TIẾT 34: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ (Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).

- Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.

- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng

- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.

- Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi lựa chọn ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Ngôi kể là gì?

3. Bài mới : Để giúp các em nhận biết được ngôi kể và biết cách sử dụng ngôi kể trong văn tự sự …

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 Luyện tập

Đọc yêu cầu bài 1

GV hướng dẫn HS làm

HS trình bày- Lớp nhận xét

GV sửa

- Thay các từ “Thanh”, “chàng” bằng “tôi”- Nhận xét gì về đoạn văn?

 Đọc yêu cầu bài tập

Truyện kể theo ngôi mấy? Vì sao?

II- Luyện tập

Bài tập 1:

Thay ngôi kể và nhận xét

- Thay tất cả các từ "tôi" bằng từ "Dế Mèn" hoặc từ "Mèn"

- Ta thấy đoạn văn mới nhiều tính khách quan như đang xảy ra.

Bài tập 2:

Thay tất cả các từ "Thanh, chàng" bằng "tôi" ta thấy đoạn văn mới mang tính chủ quan, thân thiết.

Bài tập 3:

Truyện cây bút thần kể theo ngôi thứ ba vì không có nhân vật nào xưng tôi trong truyện.

Bài tập 4:

Kể theo ngôi thứ ba vì:

- Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích.

- Giữ khách quan rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện.

Bài tập 5:

Khi viết thư ,cấn sử dụng ngôi kể thứ nhất( xưng tôi hoặc ,mình ,em, anh….) .Đó là những danh từ chỉ người được dùng như đại từ ngôi thứ nhất số ít để bộc lộ rõ tính chủ quan , chân thực riêng tư.

Bài tập 6:

Cho 2,3 HS kể , các bạn HS khác bổ sung , GV nhận xét chung và kết luận.

4-Củng cố,luyện tập  :

- GV khái quát nội dung bài học .

 - Vai trò của ngôi kể ?

5 .Hướng dẫn  học sinh học ở  nhà:

-Học ghi nhớ.

- Làm lại bài tập 1,2,3,4(sgk –t 89)

- Chuẩn bị : Ôn tập toàn bộ văn bản đã học giờ sau kiểm tra.

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 9

Tiết 33

NGÔI KỂ và LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Nắm được đặc điểm, ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự ( ngôi thứ 1 và 3)

-biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự

-sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ 3 và ngôi kể thứ 1

B - Trọng tâm:Ngôi kể và đặc điểm, ý nghĩa của các ngôi kể

C - Phương pháp:Gợi tìm

D - Chuẩn bị:Học sinh tìm đọc truyện “ Dế mèn phiêu lưu ký”

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:Em hãy tự giới thiệu bản thân mình?

3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-gọi học sinh đọc đoạn văn 1

-giáo viên đọc lại

-đoạn văn trên do ai kể?

-người kể lại câu chuyện gọi là gì?

-vậy em hiểu như thế nào là ngôi kể?

-đoạn 1 người kể là? họ có xuất hiện trong câu chuyện không?

-vậy cách kể mà người kể giấu mình gọi là kể theo ngôi thứ mấy

-dấu hiệu nào cho em biết?

-gọi học sinh đọc đoạn văn 2

-đoạn văn này do ai kể?

-người kể tự xưng là gì?

-Cách kể mà người kể tự xưng là tôi gọi là kể theo ngôi mấy?

-vậy có mấy loại ngôi kể? đó là những loại nào?

-Vậy kể theo ngôi thứ 1 có dấu hiệu và đặc điểm gì?

-Người kể xưng tôi trong đoạn 2 là Dế mèn hay tg Tô Hoài?

-như thế nào là kể theo ngôi thứ 3? Kể theo ngôi thứ 3 có đặc điểm gì?

-Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?

-Hãy thử đổi ngôi trong đoạn 2 thì ngôi kể thứ 3, thì ta làm như thế nào?

-Lúc này em sẽ có 1 đoạn văn như thế nào?

-Vậy để kể chuyện cho linh hoạt, hay thì người kể phải làm gì?

-giáo viên HD các bài tập phần luyện tập

-gọi học sinh đọc đề luyện tập, sau đó yêu cầu học sinh thực hiện, giáo viên nhận xét, ghi điểm

- học sinh đọc đoạn 1

- do 1 người nào đó kể

- ngôi kể

- vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể

- ngôi thứ 3

- người kể dấu mình

- học sinh đọc đoạn 2

- (Dế mèn) tôi

- tôi

- thứ 1

- 2 loại

- thứ 2 và 3

- người kể xưng tôi, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trực tiếp nói ra cảm tưởng

- dế mèn

- người kể giấu mình, kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật

- ngôi 3: người kể được tự do

- ngôi 1; chỉ kể được những gì “tôi” biết mà thôi

- thay “tôi” bằng dế mèn

- đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình

- chọn ngôi kể thích hợp

- học sinh thực hiện phần luyện tập

I – Bài học:

1 – Ngôi kể:Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện

2 – Các loại ngôi kể:

- ngôi thứ nhất

- ngôi thứ ba

3 - Dấu hiệu và đặc điểm ý nghĩa của các ngôi kể:

a) Ngôi thứ 1:

người kể tự xưng “tôi”,(người) và có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng ý nghĩ của mình

b) Ngôi thứ 3:

Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, và có thể linh hoạt, tự do, những gì diễn ra với nhân vật

* Chú ý: Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể phải lựa chọn ngôi kể thích hợp

II - Luyện tập:

Bài 1:Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ 3. Thay “tôi” bằng “dế mèn” -> ta có đoạn văn mang sắc thái khách quan

Bài 1:Thay “tôi” vào “Thanh”, “Chàng”: Ngôi kể “tôi” tôt đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạnvăn

Bài 2:Truyện “ Cây bút thần” kể theo ngôi thứ 3, vì kể theo ngôi này câu chuyện mới linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật

Bài 5:Khi viết thư ta sử dụng ngôi kể thứ nhất

4) Củng cố:

-Thế nào gọi là ngôi kể

-Có mấy ngôi kể? đặc điểm, ý nghĩa và dấu hiệu của nó?

5) Dặn dò:

-Học bài, làm bài tập 4, 6

-Chuẩn bị “thứ tự kể trong văn tự sự”

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------