Giáo án Ngữ văn 6 Bài Bức tranh của em gái tôi mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Bức tranh của em gái tôi mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 81: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

(Tạ Duy Anh)

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- HS cần nắm vữmg nội dung ý nghĩa của truyện, nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong truyện hiện đại.

3.Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, Phải biết khoan dung độ lượng, cần không ngừng cố gắng.

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Qua đoạn trích Sông nước Cà Mau, em cảm nhận được gì về vùng đất này?

- Qua văn bản này, em học tập được tác giả điều gì khi viết văn miêu tả?

3.Dạy học bài mới:

Cuộc đời ai cũng có những lỗi lầm khiến ta ân hận. Song sự ân hận và hhối lỗi đó lại làm tâm hồn ta trong trẻo hơn, lắng dịu hơn. truyện Bức tranh của em gái tôi, viết về anh em Kiều Phương rất thành công trong việc thể hiện chủ đề tế nhị đó.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Đọc hiểu chú thích

- GV nêu yêu cầu đọc, đọc mẫu 1 đoạn.

Gv đọc, 3 HS đọc nối tiếp.

1 HS tóm tắt.

- Chuyện về hai anh em Mèo - Kiều Phương anh trai bực vì em nghịch.

- Mèo bí mật học vẽ, tài năng hội hoạ bất ngờ được phát hiện.

- Tâm trạng và thái độcủa người anh trước sự việc ấy.

- Em gái thành công, cả nhà mừng vui.

- Người anh hối hận vô cùng.

- Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?

* GV: Bổ sung: Tạ Duy Anh là hội viên hội nhà văn VN; hiện công tác tại nhà xuất bản Hội Nhà văn. Ông đã từng nhận giải thưởng truyện ngắn nông thôn do báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài tiếng nói VN tổ chức; giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội...

- Gọi HS đọc 4 chú thích trong SGK

* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

- Theo em truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

- Nhân vật chính trong truyện là ai? vì sao em cho đó là nhân vật chính?

- Có thể đặt lại nhan đề của truyện như thế nào?

- Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng. Em thấy tâm trạng người anh diễn biến trong các thời điểm nào?

- HS: Diễn biến qua các thời điểm:

+ Thái độ thường ngày đối với em

+ Khi mọi người thấy em có tàivẽ và được giải

+ Khi nhận ra hình ảnh của mình trong bức tranh của cô em gái.

- Trong cuộc sống thường ngày, người anh đối xử với em gái như thế nào?

I. Đọc - tìm hiểu chú thích

1. Đọc và tóm tắt.

a.Đọc

- Yêu cầu đọc: Phân biệt rõ giữa lời kể, các đối thoại diễn biến tâm lí của nhân vật người anh.

b. Kể tóm tắt:

2. Tìm hiểu chú thích

a. Tác giả,

- Tạ Duy Anh sinh 9/9/1959 quê Hà Tây là cây bút trẻ nổi lên trong thời kì đổi mới văn học những năm 1980.

b. Tác phẩm:

- Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đạt giải nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi“của báo thiếu niên tiền phong 1998.

c. Giải nghĩa từ khó:

II.Đọc hiểu văn bản:

1. Tìm hiểu chung về văn bản.

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người anh xưng tôi.

- Nhân vật chính trong truyện là người anh và Kiều Phương

- Nhân vật trung tâm là người anh.

- Đặt nhan đề khác:

+ Chuyện anh em Kiều Phương

+ Ân hận, ăn năn

+ Tôi muốn khóc quá!

2. Phân tích chi tiết

a. Nhân vật người anh:

a1. Trong cuộc sống thường ngày với cô em gái:

- Coi thường bực bội: Gọi em gái Kiều Phương là Mèo,

- Bí mật theo dõi việc em tự chế màu vẽ, chê bai em gái bẩn thỉu.

- Thấy em gái thích vẽ chỉ coi đó là trò nghịch ngợm của trẻ con không cần để ý đến việc “ Mèo con” đã vẽ những gì.

4. Củng cố, luyện tập:

Suy nghĩ của em về thái độ của người anh đối với em gái?

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

- Soạn tiếp câu hỏi 3, 4,5 .

- Học nội dung bài ghi.

Ngày  soạn:

Ngày dạy

Tiết 82: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tiếp)

(Tạ Duy Anh)

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa của truyện, nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong truyện hiện đại.

3.Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn, Phải biết khoan dung độ lượng, cần không ngừng cố gắng.

 II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

              Sĩ số:    

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Tóm tắt truyện ngắn “ Bức tranh của em gái tôi”.

Nêu những nét khái quát về nhà văn Tạ Duy Anh?

3.Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản

- Thái độ của mọi người trong nhà ra sao khi tài năng của Mèo được phát hiện?

- Riêng thái độ của người anh ra sao?

- Vì sao người anh lại buồn rầu như vậy?

- Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh khi lén lút xem tranh của em?

- Tại sao người anh lại "lén trút ra một tiếng thở dài" sau khi xem tranh của em gái? 

- Nếu cần nói lời khuyên em sẽ nói gì với người anh lúc này?

- HS: Ghen tị là thói xấu làm người ta nhỏ bé đi. Ghen tị sẽ chia rẽ tình cảm tốt đẹp của con người. Ghen tị với em, sẽ không có tư cách làm anh.

- Bức chân dung được miêu tả như thế nào?

- Tại sao tác giả viết: "Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ." Theo em đó là thứ ánh sáng gì?

- GV bình: Bức tranh là nghệ thuật. Sức mạnh của nghệ thuật là tìm kiếm cái Đẹp, làm cho con người, nâng con người lên bậc thang cao nhất của cái Đẹp, đó là chân - thiện - mĩ.

- Tìm những từ ngữ tả thái độ và tâm trạng của người anh lúc đó?

Giải nghĩa các từ giật sững, thôi miên?

+ Giật sững: (Bám lấy tay mẹ... )Đây là từ ghép: Giật mình và sững sờ.

+ Thôi miên: là từ chỉ trạng thái con người bị chế ngự mê man, vô thức không điều khiển được lí trí, bị thu hút cả tâm trí vào bức tranh.

- Phân tích lô gích diễn biến tâm trạng ấy?

- Cuối truyện người anh muốn nói với mẹ: " Không phải con đâu. đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy." Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật người anh?

- Tại sao bức tranh chứ không phải nhân vật nào khác lại có sức mạnh cảm hoá người anh đến thế?

- Theo em nhân vật người anh đáng yêu hay đáng ghét ?Vì sao?

- Em có thích người anh như thế không?

- Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình và tài năng?

- Theo em tài năng hay tấm lòng của cô em gái đã cảm hoá được người anh?

- Tại sao tác giả lại để người em vẽ bức tranh người anh "hoàn thiện " đến thế?

GV bình: Cái gốc của nghệ thuật là ở tấm lòng tốt đẹp của con người dành cho con người. Sứ mệnh của nghệ thuật là hoàn thiện vẻ đẹp của con người. Đây là một ý tưởng nghệ thuật sâu sắc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm này. 

Hoạt động 2: tổng kết và luyện tập

- Học xong truyện, em tự rút ra cho bản thân những bài học gì?

- Về nghệ thuật  xây dựng nhân vật, em học được điều gì?

Ghi nhớ - SGK tr35

*Hoạt động 3: Luyện tập

Viết đoạn văn thật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái?

II.Đọc  hiểu văn bản

2. Phân tích chi tiết

a. Nhân vật người anh:

a1. Trong cuộc sống thường ngày với cô em gái:

a2. Khi bí mật về tài vẽ của Mèo được chú Tiến Lê phát hiện:

- Mọi người: xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên (Bố, mẹ, chú Tiến Lê)

- Người anh: + Buồn rầu, muốn khóc, thất vọng

- vì mình bất tài bị cả nhà lãng quên, bỏ rơi. Chú cảm thấy khó chịu hay gắt gỏng và không thể thân với em gái vì tài giỏi hơn mình. Người anh tự ái đố kị ngay cả với em ruột của mình.Þ đó là bước chuyển biến nhất trong diễn biến tâm trạng của người anh.

+  Lén xem tranh của em gái và thầm cảm phục tài năng của em gái mình . người anh càng trỏ nên hay gắt gỏng bực bội, xét nét vô cớ với em.

+ Miễn cưỡng cùng gia đình đi xem triễn lãm tranh được giải của Mèo.

a3. Khi đứng trước bức chân dung rất đẹp của mình do em gái vẽ:

- “Trong tranh…..rất mơ mộng nữa”.

Þ ánh sáng lạ ấy phải chăng là ánh sáng của lòng mong ước, của bản chất trẻ thơ: cả cặp mắt suy tư và mơ mộng nữa.Rõ ràng người em gái không vẽ bức chân dung người anh bằng dáng vẻ hiện tại mà bằng tình yêu, lòng nhân hậu, bao dung, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của anh trai mình.

- Tâm trạng của người anh.

+ Ngạc nhiên: vì hoàn toàn không ngờ em gái Mèo vẽ bức tranh đẹp quá, ngoài sức tưởng tượng của người anh.

+ Hãnh diện: tự hào vì hoá ra mình đẹp đẽ nhường ấy. Đây chính là niềm tự hào trẻ thơ chính đáng của người anh.

- Xấu hổ: vì mình đã xa lánh và ghen tị với em gái, tầm thường hơn em gái.

- Cuối truyện người anh đã nhận ra thói xấu của mình; nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của em gái; biết xấu hổ, người anh có thể trở thành người tốt như bức tranh của cô em gái.

2. Nhân vật người em - cô em gái Kiều Phương:

- Tính tình: hồn nhiên, tình cảm  trong sáng, lòng  độ lượng, nhân hậu.

- Tài năng: hội hoạ.

- Cả tài năng và tấm lòng nhưng nhiều hơn vẫn là tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người anh  và nghệ thuật.

- Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp.

III. Tổng kết:

Ghi nhớ (sgk)

IV. Luyện tập:

4. Củng cố, luyện tập:

    Suy nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương?

   Đọc phần đọc thêm Sgk tr. 35.

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

- Học thuộc ghi nhớ, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật .

          - Chuẩn bị bài luyện nói

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Bức tranh của em gái tôi mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 22

Tiết 81, 82

Bài 20: Văn bản

BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Hiểu được nội dung và ỹ nghĩa của truyện: Tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của người em gái có tài năng đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình và vượt lên lòng tự ái. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác

-nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm

B - Trọng tâm:Tâm trạng và thái độ của người anh trước tài năng hội họa của người em

C - Phương pháp:Gợi tìm, thảo luận

D - Chuẩn bị:Máy chiếu và 1 số dụng cụ đi kèm

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:

-thiên nhiên vùng Cà mau được miêu tả như thế nào?

-Em có nhận xét gì về con sông và chợ Năm Căn?

3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Gọi học sinh đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm ở chú thích?

-Nêu vài nét về tác giả?

-tác phẩm được viết khi nào?

-Giáo viên giới thiệu thêm vài nét về tác giả, tác phẩm để học sinh rõ hơn. Sau đó Giáo viên tóm tắt lại đưa lên máy chiếu

-Giáo viên hướng dẫn cách đọc

-Gọi học sinh đọc văn bản

-nhận xét và cho học sinh tìm hiểu chú thích

-Hãy kể tóm tắt ý chính trong tác phẩm?

*học sinh thảo luận

-nhân vật chính trong truyện?

-Vì sao người anh là nhân vật chính?

-Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Ngôi mấy?

-Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì?

-Thử đặt nhan đề khác cho truyện là gì?

*Tiết 2 (82)

-Tìm những từ ngữ, chi tiết thể hiện tâm trạng của người anh trong cuộc sống hằng ngày với em trong cuộc sống lúc đầu?

-Khi KP được mọi người phát hiện tài năng và đoatỵ giải mọi người trong gia đình có thái độ như thế nào?

-Còn người anh thì có ý nghĩ và hành động gì?

-tại sao người anh laị có những ý nghĩ và hành động như vậy?

-Khi em gái bộc lộ tình cảm chia vui với người anh vì đoạt giải, người anh có cử chỉ gì?

-tại sao?

-Đằng sau cử chỉ ấy là tâm trạng gì của người anh?

-Nếu cần có lời khuyên, em sẽ nói gì với người anh lúc này?

-Khi đứng trước bức tranh của em gái, người anh có tâm trạng gì?

-Đứng trước bức tranh, người anh có suy nghĩ gì?

-Điều bất ngờ khi nhìn bức tranh?

-người anh trong bức tranh được vẽ như thế nào?

-Phân tích tâm trạng vì sao ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ?

-Lúc này người anh hiểu gì qua bức tranh?

-Câu nói “không phải con… con đấy” gợi em suy nghĩ gì về người anh?

-Em có nhận xét gì về tình huống truyện ở đây?

-Trong truyện, người em hiện lên với những nét đáng yêu quý nào về tính tình, tài năng/

-Theo em, tài năng hay tấm lòng của em gái đã cảm hóa được người anh?

-Ở nhân vật người em, điều gì khiến em cảm mến nhất?

-Tại sao tác giả để người em vẽ bứ tranh người anh “Hoamg thiện” đến thế?

-ỹ nghĩa tư tưởng của truyện?

-Bài học về thái độ ứng xử trước tài năng , thành công của người khác?

-Ngoài ỹ nghĩa XH, câu chuyện còn có 1 ỹ nghĩa khác về nghệ thuật. Em hiểu gì về ỹ nghĩa này?

-Qua truyện, em nghĩ gì về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả trong truyện hiện đại

- học sinh đọc

- Sinh 1959, tỉnh Hà Tây

- là cây bút trẻ

- Cuộc thi “Tương lại vẫy gọi”

- học sinh đọc văn bản

- học sinh tìm hiểu chú thích phần nghĩa của từ

- học sinh kể

- Người anh, em gái

- Vì chủ đề văn bản là sự ăn năn, hối hận khắc phục tính ghen ghét của người anh

- Người anh, ngôi 1

- Thích hợp với chủ đề miêu tả tâm trạng nhân vật tự nhiên, chân thành

- Coi thường, bực bội: Gọi em là Mèo, coi việc vẽ và chế tạo màu của em là trò trẻ con nghịch

- Ngạc nhiên, vui ư\mừng sung sướng

- Cảm thấy mình bất tài, lén xem tranh của em, thở dài, gắt gỏng với em, thấy mình bị bỏ rơi

- Em có tài, mình kémcỏi

- Đẩy em ra

- Vì không chịu được sự thành công của em, càng thấy mình thua kém

- Tức tối, ghen tị

- Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ

- Thầm cảm phục tài năng

- Bức tranh lại vẽ chính mình

- Ngồi, tỏa ra ánh sáng kỳ lạ

- Chân dung mình được vẽ bằng “Tâm hồn và lòng nhân hậu”

- Nhận ra sự xấu xa của mình

- Nhận ea tình cảm của em

- Bất ngờ, tạo ra điểm nút của diễn biến tâm trạng

- Tính tình: Hồn nhiên, trong sáng, độ lượng, nhân hậu

- Tài năng: Mê vẽ, thành công

- Cả 2, người hơn là ở tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng dành cho anh

- Tấm lòng trong sáng đối với người thân

- Bức tranh là tình cảm dành cho anh, muốn anh thật đẹp

- Vượt qua mặc cảm, tự ti để được trân trọng, có niềm vui

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập Luyện tập

- học sinh về nhà làm

- Kể ngôi 1 , miêu tả chân thực diễn biến tâm lý

I - Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

1 - tác giả:

- Tạ Duy Anh sinh 1959, ở Chương Mỹ, Hà Tây

- Là cây bút trẻ xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới

2 - tác phẩm:

- Là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “tương lai vẫy gọi’ của báo TNTP

II – Phân tích:

1 - nhân vật người anh:

*Khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ:

- Ngạc nhiên, xem thường

- Vui vẻ

à Chỉ coi đó là trò trẻ con nghịch ngợm, nhìn bằng cách kẻ cả, không cần để ý

*Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện:

- Buồn -> Thất vọng về mình -> thở dài -> Khó chịu, gắt gỏng với em -> không thể thân với em như trước: tự ti, mặc cảm, tự ái

*Khi đứng trước bức tranh:

- Ngạc nhiên -> hãnh diện -> xấu hổ: tự nhận ra những yếu kém của mình, không xứng đáng với bức tranh

à Miêu tả tỉ mỉ, hấp dẫn; tình huống bất ngờ, tạo ra điểm nút

è Hiểu được bức tranh vẽ là “Tâm hồn và lòng nhân hậu” của em gái. Tự nhận ra thói xấu của mình

2 - nhân vật người em:

- Tính tình: Hiếu động, hồn nhiên, trong sáng, độ lượng và nhân hậu

- Tài năng: say mê thích vẽ, vẽ đẹp, có tài hội họa

è Tình cảm tốt đẹp dành cho người anh, muốn anh thật tốt

3 - bài học về thái độ ứng xử:

- Cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có sự trân trọng và niềm vui chân thành

- Lòng nhân hậu và độ lượng giúp con người vượt lên bản thân mình

III - Tổng kết:

SGK

IV - Luyện tập:

Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà làm

4) Củng cố:

-Nhờ đâu mà người anh nhận ra được sự hạn chế của bản thân?

-Nếu em là người anh, em sẽ ứng xử như thế nào khi đứng trước bức tranh ấy?

5) Dặn dò:

-Học bài, làm bài tập1, 2

-Chuẩn bị “Vượt thác”

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------