Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Kiểm tra văn: Văn kể chuyện mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Kiểm tra văn: Văn kể chuyện mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngày  soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 28: KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Kiểm tra, đánh giá quá trình nhận thức của mình về phần văn bản đã học bao gồm các truyền thuyết và cổ tích.

- Nắm được nội dung, nghệ thuật cơ bản của truyện.

- Ý nghĩa các chi tiết tiêu biểu của truyện.

2. Kĩ năng

- Nhận biết các nhân vật trong truyện dân gian.

- Biết trình bày những nhận xét, đánh giá, tình cảm của mình với các nhân vật trong truyện.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ nghiêm túc, tích cực khi làm bài kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Chuẩn bị giấy kiểm tra, bút của học sinh.

3. Bài mới :

Mức độ

Chủ đề

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

CỘNG

TN

TL

TN

TL

THẤP

CAO

Chủ đề 1

Truyền thuyết

Nhận biết hiện thực trong văn bản

 

Nắm ý nghĩa của truyền thuyết đã học

       

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ 10%

 

Số câu: 2

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ 25%

     

Số câu:4

Số điểm 3,5

Tỉ lệ35%

Chủ đề 2

Cổ tích

   

Nắm nội dung ý nghĩa của truyện

   

Nhận xét, nêu suy nghĩ về nhân vật

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

   

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ 5%

   

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỉ lệ 60%

Số câu: 2

Số điểm: 6,5

Tỉ lệ 65%

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ 10%

 

Số câu: 3

Số điểm: 3

Tỉ lệ 30%

   

Số câu: 1

Số điểm: 6

Tỉ lệ 60 %

Số câu: 6

Số điểm: 10

Tỉ lệ 100%

II- Đề bài

Phần I : Trắc nghiệm ( 2 điểm) : Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất

1. Truyền thuyết “ Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Vũ khí hiện đại để giết giặc.B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.

C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.D. Tình làng nghĩa xóm.

2. Trong truyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh” người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực.

B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó.

C. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú.

D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tiễn.

3. “Sự tích Hồ Gươm” được gắn với sự kiện lịch sử nào?

A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm.

B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.

C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần.

D. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.

4. Trong truyện  Thạch Sanh ước mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện chiến thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện qua chi tiết nào ?

A. Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua.

Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.

B. Thạch Sanh giúp vua dẹp được hoà xâm lăng.

C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.

D. Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.

Phần II : Tự luận ( 8 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “ Sự tích Hồ Gươm”?

Câu 2 ( 6 điểm): Thạch Sanh trải qua thử thách và chiến công nào? Viết đoạn văn từ 8- 10 câu nêu suy nghĩ của em về Thạch Sanh?

II- Đáp án:

Phần I : Trắc nghiệm ( 2 đ) : Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu

Mức tối đa

Mức không đạt

1

B

Lựa chon phương án khác hoặc không trả lời

2

C

Lựa chon phương án khác hoặc không trả lời

3

D

Lựa chon phương án khác hoặc không trả lời

4

A

Lựa chon phương án khác hoặc không trả lời

Phần II : Tự luận ( 8 đ)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

* Mức độ tối đa:

- Giải thích tên Hồ Gươm.

- Ca ngợi chính nghĩa.

-Ước mơ hòa bình, tự hào về truyền thống dân tộc.

* Mức chưa độ tối đa:

- Thể hiện được 3/4 những yêu cầu trên.

- Thể hiện được 2/4 những yêu cầu trên.

- Thể hiện được 1/4những yêu cầu trên.

1

0,5

0,5

1,5

1

0,5

Câu 2

* Mức độ tối đa:

- Thử thách và chiến công của Thạch Sanh

+ Đánh chằn tinh

+ Giết đại bàng, cứu công chúa

+ Đánh thắng giặc

- Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo bố cục, nêu được suy nghĩ của mình về Thạch Sanh (5đ).

* Mức chưa độ tối đa:

- Thể hiện được 3/4 những yêu cầu trên.

- Thể hiện được 2/4 những yêu cầu trên.

- Thể hiện được 1/4những yêu cầu trên.

2

1

0,5

0,5

4

4

3,5

2

4.Củng cố,luyện tập  :

- Hết giờ giáo viên thu bài.Nhận xét giờ kiểm tra.

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Ôn lại toàn bộ chương trình đã học.

- Soạn bài : Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Kiểm tra văn: Văn kể chuyện mới nhất - Mẫu giáo án số 2

LớpTiết (TKB): Ngày dạy:Sĩ số: Vắng:

Tiết 28:

Kiểm tra văn – Văn kể chuyện

I. Mục tiêu.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: - Nhằm đánh giá kiến thức của HS về văn kể chuyện, từ đó có phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý, kĩ năng diễn đạt ý thành bài văn hoàn chỉnh.

3. Thái độ: ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.

II. Chuẩn Bị.

1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, Đề bài và Đáp án.

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Giấy bút, Thước kẻ.

III. Tiến trình dạy học.

1. Kiểm tra.

- Sự chuẩn bị của học sinh.

2. Bài mới.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1 – Tìm hiểu Đề bài.

- Giới thiệu đề bài và ghi đề lên bảng.

- Chép đề bài vào giấy kiểm tra.

I. Đề bài.

Dựa vào truyện Em bé thông minh em hãy kể lại truyện Em bé thông minh bằng sự sáng tạo của em.

* Hoạt động 2 – Lập dàn ý.

- Yêu cầu HS lập dàn ý trước khi làm bài.

- Lập dàn ý.

II. Lập dàn ý.

- Mở bài: Trình bày khái quát về nhân vật sự việc.

- Thân bài: Kể chi tiết diễn biến các sự việc tiêu biểu.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của truyện.

* Hoạt động 3 – Viết bài.

- Giáo viên nhắc nhở HS về ý thức làm bài.

- Làm bài tự giác, nghiêm túc.

III. Viết bài

* Hoạt động 4 – Nộp bài.

- Giáo viên yêu cầu HS nộp bài.

- Nộp bài.

IV. Nộp bài.

3. Củng cố.

- Giáo viên nhận xét giờ làm bài.

4. Dặn dò.

- Chuẩn bị: “Luyện nói kể chuyện”.