Giáo án Ngữ văn 6 Bài Tổng kết phần văn và tập làm văn mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
Tiết 133:TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:- Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.
-Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản dã học.
-Ôn lại các loại văn cơ bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, chính luận, nhật dụng. Nêu các phương thức biểu đạt của các văn bản.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xây dựng một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích.
3. Thái độ:Có ý thức ôn tập.
II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Dạy học bài mới
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: Tổng kết phần văn - GV cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau - GV tổng kết đúng hoặc sai. - HS trình bày, nhận xét. - HS xem lại chú thích - HS trình bày, nhận xét - HS được tự do trình bày suy nghĩ của mình. - HS trả lời |
A. phần văn: 1. Lập bảng thống kê các văn bản đã học. - Yêu cầu: Nhớ chính xác theo các cụm bài, các kiểu văn bản đã học theo thứ tự. a. Tự sự: - Tự sự dân gian: các truyện cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, cười. - Tự sự trung đại - Tự sự hiện đại: thơ tự sự, trữ tình, b. Văn bản miêu tả: c. Văn bản biểu cảm d. Văn bản nhật dụng. 2. Nêu khái niệm 3. Lập bảng thống kê về các nhân vật chính. 4. Nêu nhân vật mà mình thích? Vì sao? 5. Phương thức biểu đạt: Tự sự 6. Những văn bản thể hiện: a. Truyền thống yêu nước: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, b. Tinh thần nhân ái: Côn rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy... 7. HS về nhà làm. |
4.Củng cố, luện tập:GV khái quát lại những nội dung chính của bài
5.Hướng dẫn hs học ởnhà:
- Soạn bài: Tổng kết phần Tiêng Việt
-Hoàn thiện bài tập.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 134:TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN (Tiếp theo)
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Nắm được hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản trong chương trình.
-Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản dã học.
-Ôn lại các loại văn cơ bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, chính luận, nhật dụng. Nêu các phương thức biểu đạt của các văn bản.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xây dựng một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, tổng hợp và phân tích.
3. Thái độ:Có ý thức ôn tập.
II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.
- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
3. Dạy học bài mới
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 2: - 4 em mỗi em một phương thức biểu đạt - HS trình bày và nhận xét - HS trình bày - HS trao đổi cặp trong 2 phút. - HS trả lời - HS trình bày |
B. Tập làm văn 1. Các loại văn bản và phương thức biểu đạt 2,3. Xác định phương thức biểu đạt: 4. phần II mục 1,2 5. Mối quan hệ giữa sự việc nhân vật, chủ đề: - Sự việc phải do nhân vật làm ra. Nếu không có nhân vật thì sự việc trở nên vụn nát ngược lại nếu không có sự vệc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo. - Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung để thể hiện chủ đề. 6. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố: - Chân dungvà ngoại hình - Ngôn ngữ - Cử chỉ hành động, suy nghĩ - Lời nhận xét của các nhân vật khác 7. Thứ tự và ngôi kể: a. Thứ tự kể: - Theo trình tự thời gian: Làm cho câu chuyện mạch lạc rõ ràng. - Theo trình tự không gian: Làm cho cảnh vật trở nên có thứ tự. - Kết hợp: tạo sự bất ngờ lí thú. b. Ngôi kể: - Ngôi thứ nhất: làm cho câu chuyện như thật. - Ngôi thứ ba: làm cho câu chuyện mang tính khách quan. |
4.Củng cố, luyện tập:
- Gv khái quát lại những nội dung chính của bài học
5.Hướng dẫn hs họ ở nhà:
-Hs học bài, hoàn thiện bài tập
- Soạn bài: Tổng kết phần Tiêng Việt
Giáo án Ngữ văn 6 Bài Tổng kết phần văn và tập làm văn mới nhất - Mẫu giáo án số 2
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hệ thống các phương thức biểu đạt đã học.
- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
- Bố cục của các loại văn bản đã học.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.
- Phân biệt được ba loại văn bản: Tự sự, miêu tả, hành chính công vụ (đơn từ).
- Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.
3. Thái độ:
- Học sinh có ý thức vận dụng các kiến thức vào làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Bảng phụ ghi các văn bản và phương thức biểu đạt.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ.
2. Các hoạt động dạy - học:
I. CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC: HS đọc yêu cầu 1- GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà- Nhận xét. |
TT |
PT biểu đạt |
Các bài văn đã học |
1 2 |
Tự sự Miêu tả |
- Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, bánh chưng bánh giày - Cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh ... - Ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi... - Truyện cười: Treo biển, Lợn cưới, áo mới ... - Truyện trung đại: Con hổ có nghĩa, Mẹ hiền dạy con... - Tiểu thuyết: Bài học đường đời..., Vượt thác. - Truyện ngắn: Bức tranh của em gái tôi. - Thơ có nhiều yếu tố tự sự: Đêm nay Bác không ngủ. |
3 |
Biểu cảm |
- Lượm - Mưa |
4 |
Nghị luận |
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Lũng yờu nước |
5 |
Thuyết minh |
- Động Phong Nha, Cầu Long Biên..., |
* Phương thức biểu đạt:
- GV gọi HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà->Lớp nhận xét -> GV nhận xét, kết luận.
TT |
Tên văn bản |
Phương thức biểu đạt chính |
1 |
Thạch Sanh |
Tự sự |
2 |
Lượm |
Biểu cảm |
3 |
Mưa |
Biểu cảm |
4 |
Bài học đường đời... |
Miêu tả |
5 |
Cây tre Việt Nam |
Thuyết minh |
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM:
1. Mục đích, nội dung, hình thức trình bày:
Văn bản |
Mục đích |
Nội dung |
Hình thức |
Tự sự |
Thông báo, giải thích, nhận thức |
- Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả. |
Văn xuôi, tự do |
Miêu tả |
Hình dung, cảm nhận |
- T/ chất, thuộc tính của con người, sự vật |
Văn xuôi, tự do |
Đơn từ |
Đề đạt yêu cầu |
Lí do và yêu cầu |
Theo mẫu, không theo mẫu |
2. Nội dung từng phần trong văn bản tự sự và miêu tả:
Các phần |
Tự sự |
Miêu tả |
Mở bài |
Giới thiệu nhân vật, tình huống sự việc |
- Giới thiệu đối tượng |
Thân bài |
Diễn biến tình tiết sự việc |
-Tả đối tượng từ xa đến gần , từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể. |
Kết bài |
- Kết quả sự việc, suy nghĩ |
- Cảm xúc, suy nghĩ |
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
Kể lại bằng văn xuôi bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"
GV gọi 2 HS kể- HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Bài tập 2:
Từ bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa, Hãy viết lại bài văn miêu tả trận mưa theo tưởng tượng cảu em.
HS viết bài- GV gọi 1 số HS đọc bài viết- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
3. Bài tập 3:
Thiếu:+ Đơn gửi ai?
+ Gửi làm gì?
3. Củng cố:
- GV hệ thống kiến thức
- Điểm khác nhau giữa văn tự sự và văn miêu tả.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập toàn bộ kiến thức văn tự sự, miêu tả đã học
- Chuẩn bị bài: Tổng kết Tiếng Việt.