Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả bài tập làm văn số 2 mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 47: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức
- Thấy được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.
- Luyện kỹ năng chữa bài viết của bản thân và của bạn.
- Xác định yêu cầu của đề, tìm ý, lập dàn ý.
- Biết kể lại truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
2. Kĩ năng
- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi cho bài viết.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ nghiêm túc, tích cực.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra : Các bước làm một bài văn tự sự?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
HS nhắc lại đề bài? - Xác định yêu cầu của đề về thể loại? nội dung? hình thức? GV hướng dẫn học sinh lập dàn ý với từng truyện? - Mở bài nêu ý gì? - Thân bài kể lần lượt như thế nào? - Kết bài? GV nêu ưu điểm, phân tích cụ thể một bài. GV nêu nhược điểm những học sinh đã mắc lỗi yêu cầu HS xem lại bài, phát hiện lỗi sai và sửa. - Giáo viên hướng dẫn – HS sửa lỗi |
I. Đề bài Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. II. Yêu cầu 1. Hình thức - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả. - Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài : Kể về người thầy giáo (cô giáo) mà mình quý mến. 2. Nội dung : Bài viết đúng thể loại, có bố cục rõ ràng. a. Mở bài : Giới thiệu về thầy, cô mà mình quý mến.( Ngày học lớp mấy, hiện tại...) b.Thân bài Cho người đọc thấy được lí do mà mình quý mếnthầy cô đó, thông qua cách kể, giới thiệu về hình dáng, tính cách, cử chỉ, hành động, công tác... + Đức tính. + Lòng nhiệt tình với học trò, nghề nghịêp. + Cử chỉ, thái độ, thể hiện sự quan tâm tới học sinh, với đồng nghiệp. + Những kỉ niệm ( sự quan tâm)của thầy (cô) đối với chính mình. + Tình cảm của mình đối với thầy (cô) đó: Thái độ học tập, sự phấn đấu vươn lên trong học tập. c. Kết bài : Cảm xúc của mình về người thầy, cô. III- Nhận xét chung + Ưu điểm : Hai lớp đều nắm được thể loại, chọn được chuyện để kể. - Đã biết xây dựng truyện bằng một số chi tiết hợp lí để mạch truyện phát triển. - Một số chuyện chân thực, có cảm xúc để lại ấn tượng tốt. - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. + Nhược điểm : - Nội dung kể còn sơ sài, thiếu chi tiết có tính đột phá để truyện phát triển hay hơn. - Nội dung truyện đơn điệu, tẻ nhạt, ít chi tiết -> ý nghĩa truyện mờ nhạt. - Thiên về kể theo trình tự thời gian, chưa có sự sáng tạo, mạch truyện bị gò ép - Một số bài bố cục chưa rõ ràng, chưa tập trung vào sự việc chính. - Một số bài còn liệt kê, kể lể các sự việc. - Một số thiên về tường thuật tả người. - Chưa biết tách đoạn, ý. - Dùng từ thiếu chính xác. - Sai chính tả. - Diễn đạt còn lủng củng, rườm rà. IV- Chữa lỗi cụ thể: 1- Bố cục : Mở, thân, kết chưa rõ ràng 2- Dùng từ, diễn đạt - Bọn em -> chúng em. - Điểm 10 đỏ chót -> đỏ tươi. - Cô có mái tóc vàng hoe - Bỗng có một cô giáo ra cầm tay tôi và định đưa tôi vào lớp. - Đứa nào đứa ấy đều cầm cờ và hoa. - Cô giáo tức quá, lôi mấy đứa em sang văn phòng. - Khi em bị ốm cô đến tận nhà em để giảng lại cho em bài hôm nay. - Chiếc mặt của cô -> Khuôn mặt - Câu thiếu thành phần: Sáng chủ nhật vừa qua, khi tôi đi chợ với mẹ. - Xưng hô không nhất quán : em- tôi. 3- Chính tả: + Viết tắt + Nhầm lẫn : ch/tr, x/s, gi/d - Xờ chán -> sờ trán - Rì dào -> rì rào - Giường như -> dường như - Câu truyện -> chuyện V- Giáo viên trả bài- Học sinh sửa lỗi Giáo viên gọi điểm vào sổ. |
4. Củng cố , luyện tập :
- Đọc bài khá
5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
- Học bài, tự sửa lỗi trong bài viết.
- Soạn bài : Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường.
Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả bài tập làm văn số 2 mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Tuần 12
Tiết 47
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh
-Biết tự đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu đã nêu trong SGK
-Tự sửa các lỗi trong bài văn của mình và rút kinh nghiệm
B - Trọng tâm: học sinh tự nhận ra và sửa các lỗi sai trong bài làm văn của mình
C - Phương pháp:Gợi tìm
D- Chuẩn bị: giáo viên chuẩn bị các lỗi sau của học sinh để HD cho học sinh tự sửa lại
E - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:Có mấy cách kể chuyện? Kể theo những ngôi kể nào?
3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
-Gọi học sinh nhắc lại đề bài -giáo viên ghi lại đề bài lên bảng -giáo viên phát bài cho học sinh -Yêu cầu học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề; thể loại, sự việc -Cho học sinh đọc lại yêu cầu trả bài trong SGK -gọi học sinhtrả lời những yêu cầu đó để phát hiện ra lỗi sai sót của mình? -học sinh đọc lại bài viết -giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm của bài làm -Gọi học sinh nêu các lỗi còn sai sót -Cho học sinh tự sửa lỗi sai sót -giáo viên đưa ra 1 vài lỗi yêu cầu học sinh sửa -Gọi học sinh sửa laị các lỗi đó |
- học sinh nhắc lại đề - Nhận bài - Kể chuyện - Giúp đỡ bạn nghèo vượt khó vươn lên trong học tập - học sinh trả lời yêu cầu trong SGK - học sinh tự phát hiện lỗi sai - học sinh tự sửa lỗi - học sinh tự sửa các lỗi trên |
I - Đề bài:Em cùng các bạn trong lớp đã giúp đỡ 1 bạn nghèo vượt khó để vươn lên trong học tập II – Các bước tiến hành: 1 – Phát bài: 2 – Yêu cầu của đề: - Thể loại:Kể chuyện - Sự việc:Cùng nhau giúp đỡ bạn nghèo vượt khó vươn lên trong học tập 3 - nhận xét chung: a)Ưu: - Hầu hết học sinh xác định đúng thể loại, trình bày đủ các phần của 1 bài văn, sử dụng ngôi và thứ tự kể thích hợp - 1 vài em viết bài mạch lạc, rõ ràng, tình huống truyện gây cảm động - 1 số em có tiến bộ hơn bài viết trước về mặt chính tả b)Tồn tại: Một số em diễn đạt còn vụng về, viết câu quá dài - Số ít em dùng từ chưa chính xác, lỗi chính tả vãn còn - Một vài em kể lan man chưa đi vào yêu cầu đề 4 - Chữa lỗi sai sót: a)Dùng từ: … Cảm động trước tình huống ấy…à tình cảnh, hoàn cảnh b)Lỗi lặp từ: … “ Bố mẹ bạn ấy về bạn ấy kể lại câu chuyện cho bố mẹ bạn ấy nghe và cũng mừng rỡ và chạy ít tiền để mua áo quần, mũ dép, cặp cho bạn ấy đi học” Rút ra được kinh nghiệm gì khi làm III - Luyện tập: Xd bài TS, Kể chuyện đời thường |
4) Củng cố:qua tiết trả bài, em rút được kinh nghiệm gì khi làm bài văn tự sự?
5) Dặn dò:Học bài, chuẩn bị “ Luyện tập xây dựng bài tự sự. Kể chuyện đời thường”
F – Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------