Giáo án Ngữ văn 6 Bài Mưa mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Mưa mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 100: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM : MƯA

(Trần Đăng Khoa)

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

Thấy tài năng quan sát, miêu tả trận mưa rào mùa hè ở nông thôn miền Bắc VN qua cái nhìn và cảm nhận của một thiếu niên 9-10 tuổi.

2.Kĩ năng: Luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ, quan sát cảnh vật thiên nhiên, kĩ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các loại hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Lượm. Em xúc động hơn cả trước câu thơ, đoạn thơ nào? Vì sao?

3.Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích

- GV đọc mẫu và cho HS đọc

- Thể thơ tự do, các câu văn ngắn.

- Nhịp thơ nhanh, gấp mạnh, mỗi câu thơ là một nhịp, ít vần chủ yếu là vần cách - thể hiện trận mưa rào ở thôn quê mùa hạ.

- Học sinh tự đọc các chú thích trong sách giáo khoa.

- GV cho HS đọc giới thiệu SGK

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.

- Bài thơ tả cảnh mưa vào mùa nào? Thuộc vùng nào?

- Nêu một số VD cụ thể để chứng tỏ rằng Trần Đăng Khoa trong cơn mưa đã miêu tả mỗi sự vật rất nổi bật, tiêu biểu, rõ từng nét riêng về hình dáng, hành động trước và trong cơn mưa?

- Có một biện pháp NT được sử dụng rất phổ biến trong bài thơ đó là biện pháp NT gì?

- Cách cảm nhận thiên nhiên của TĐK trong bài thơ này vừa hồn nhiên, trẻ thơ, vừa sâu sắc và in đậm dấu ấn của thời kháng chiến chống Mỹ. Em hãy làm rõ nhận xét trên?

Em có nhận xét gì về hình ảnh cuối bài?

Hoạt động 3: Tổng kết

- Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào từ bài thơ?

- Em nhận thức được gì về nghệ thuật thơ qua bài Mưa?

I.Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc bài thơ:

2. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 quê Nam Sách - Hải Dương hiện đang công tác ở tạp chí Quân đội.

- Bài thơ sáng tác năm 1967

- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, cảnh trận mưa rào mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

II. Tìm hiểu bài thơ:

1.Cảnh trước khi mưa:

Đàn mối bay ra, mối trẻ, mối già, đàn kiến tránh mưa,bầu trời đầy mây đen, cây mía múa gươm.

2. Cảnh trong khi mưa:

Mưa rào rào ù ù, rơi lộp bộp, cóc nhảyÞ từng sự vật đều được tả chính xác ở nét nổi bật nhất, rất phù hợp với chúng kể cả về hình dáng và trong hoạt động.

- Hầu như trong suốt bài thơ các sự vật đều được gọi tên và gán cho chúng những dáng vẻ, tính chất hoặc động tác giống như con người. Đó là biện pháp NT nhân hoá.

- Đoạn thơ: Ông trời...Đầy đường

Þ Âm vang một thời chống Mỹ hào hùng được tái hiện qua 3 hình ảnh: bầu trời, ngọn mía, kiến chạy mưa.

3. Cuối bài: Con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ vừa mang tính chất cụ thể, khái quát biểu tượng vừa ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên toát lên những tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình. Gợi ấn tượng đẹp, khoẻ của người nông dân lao động VN thời đánh Mỹ.

III. Tổng kết: SGK - Tr81

4. Củng cố, luyện tập:

Đọc diễn cảm bài thơ.

Tình cảm của em đối với thiên nhiên sau khi học bài thơ?

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học thuộc lòng bài thơ , thuộc ghi nhớ.

- Soạn bài: Hoán dụ

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Mưa mới nhất - Mẫu giáo án số 2

MƯA( TRẦN ĐĂNG KHOA )

- TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN -

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Cảm nhận được sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ

-Nắm được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hóa

B - Trọng tâm:bức tranh thiên nhiên trong bài thơ

C - Phương pháp:Gợi tìm, tích hợp

D - Chuẩn bị:Xem lại phép tu từ nhân hóa

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:

-Đọc đoạn thơ điệp khúc trong bài thơ Lượm và phân tích?

-Nêu cảm xúc của nhà thơ khi nghe tin lượm hy sinh?

3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Gọi học sinh đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm?

-học sinh nêu ý chính về tác giả, tác phẩm?

-Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài thơ?

-gọi học sinh đọc bài thơ? Tìm hiểu chú thích về nghĩa của các từ?

-Gọi học sinh đọc lại bài thơ?

-Bài thơ viết theo thể thơ gì?

-Nhịp điệu bài thơ?

-Trình tự miêu tả trong bài thơ?

-Bố cục và nội dung?

-mở đầu bài thơ miêu tả cảnh gì?

-Bức tranh đó được miêu tả qua những phương diện nào?

-Để miêu tả bức tranh ấy, tác giả sử dụng kỹ năng nào?

-nhận xét cách quan sát?

-Tìm từ ngữ tác giả miêu tả bức tranh thiên nhiên?

-tác giả dùng giác quan nào để cảm nhận bức tranh ấy?

-Ta thấy được tâm hồn gì của tác giả?

-Chỉ ra những câu thơ, hình ảnh sử dụng kỹ năng tưởng tượng?

-Nét đặc sắc khi miêu tả của tác giả là nghệ thuật gì?

-thể hiện qua câu thơ nào?

-Tác dụng của nó là gì?

-hình ảnh con người ở đây là ai?

-hình ảnh đó hiện lên là người như thế nào?

-hình ảnh này được xây dựng bằng lối nói nào?

-Chính hình ảnh lớn lao của người cha nên được tác giả so sánh với gì?

- học sinh đọc

- học sinh nêu ý chính

- học sinh đọc

- Tự do

- Nhanh, dồn dập

- Thời gian

- 2 đoạn

- thiên nhiên trong cơn mưa

- Hình dáng, động tác

- quan sát

- Tỉ mỉ

- Thị giác

- Hồn nhiê, tinh tế

- Cỏ gà rung…

- Sử dụng nhân hóa

- Cuộc ra trận khí thế, dữ dội, khẩn trương

- Người cha

- Lớn lao, vững vàng

- ẩn dụ, khoa trương

- thiên nhiên, vũ trụ

I - Giớithiệu tác giả, tác phẩm:

SGK

II – Tìm hiểu bài thơ:

1 - Đọc:

2 – Phân tích:

a)Bức tranh thiên nhiên trước và sau cơn mưa:

- Được miêu tả qua hình dáng, động tác hoạt động của nhiều cảnh vật, loại vật

- Được quan sát, cảm nhận bằng thị giác và tâm hồn hồn nhiên, tinh tế trẻ thơ và độc đáo, liên tưởng, tưởng tượng phong phú

- nhân hóa chính xác

b)hình ảnh con người:

- Người cha đi cày về: Đội sấm, chớp, trời mưa

à ẩn dụ, khoa trương, điệp từ: lớn lao vững vàng, tư thế hiên ngang sánh với thiên nhiên

3 - Tổng kết:

III - Luyện tập:

4) Củng cố:Gọi học sinh đọc ghi nhớ

5) Dặn dò: Học bài, làm bài tập Luyện tập;Chuẩn bị :”Cô Tô”

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------