Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Ôn tập tiếng việt mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Ôn tập tiếng việt mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngày  soạn:

Ngày dạy

TIẾT 66: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức đã học trong học kì I về tiếng Việt, lớp 6.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.

- Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.

2. Kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi ôn tập tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :          

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Kết hợp trong bài mới.

3. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt.

Hoạt động 1 Lý thuyết

- Em hãy trình bày lại sơ đồ hệ thống hoá cấu tạo của từ?

- Cho ví dụ mỗi loại từ?

- Thế nào là nghĩa của từ? Cho ví dụ?

- Chú ý gì về hiện tượng nhiều nghĩa của từ?

- Cho ví dụ về từ thuần Việt và từ mượn?

- Có những lỗi dùng từ nào? Cho ví dụ?

- Kể tên các từ loại và cụm từ đã học?

Hoạt động 2 Luyện tập

- Xác định các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ?

- Xác định đó là cụm gì? Phát triển thành câu?

Phát triển các từ sau thành cụm từ và đặt câu: bàn, bảng, phấn, hoa, đẹp, sạch sẽ, đọc, viết, suy nghĩ?

I-  Lý thuyết

1. Cấu tạo từ:

- Từ đơn

VD : Hoa, nhà

- Từ phức:

VD : Nhà cửa, ruộng đồng

+ Từ ghép

VD : Hoa lan, chim sẻ

+ Từ láy

VD : Long lanh, tim tím

2. Nghĩa của từ:

- Nghĩa gốc (từ điển)

- Nghĩa chuyển ( nghĩa bóng)

Ví dụ :

+ Chân : Bộ phận dưới cùng ... đi

+ Chân tường : Bộ phận dưới cùng của tường nhà, tiếp xúc với mặt đất.

- Nghĩa chuyển từ nghĩa đen suy ra bao giờ cũng có một nét nghĩa chung với nghĩa gốc.

3. Phân loại từ:

- Từ thuần Việt : Ruộng, vườn, chợ

- Từ mượn : Phu quân, in- tơ- net

4. Các lỗi dùng từ:

- Lặp từ

VD : Nó đi vào bàn rồi nó ngồi xuống.

- Lẫn lộn từ gần âm.

VD : Xem bộ phin hay quá.

- Dùng từ không đúng nghĩa

VD : Nó cứ nhân hoá lên chứ có con trâu nào bị què đâu.

5. Từ loại và cụm từ:

- Từ loại: DT, ĐT, TT, số từ, lượng từ, chỉ từ

- Cụm từ: Cụm DT, cụm ĐT, cụm

TT

II- Luyện tập

1- Bài 1

- Những bàn chân : Cụm DT

- Cười như nắc nẻ : Cụm ĐT

- Xanh biếc màu xanh : Cụm TT

- Buồn nẫu ruột : Cụm ĐT

- Trận mưa rào : Cụm DT

- Xanh vỏ đỏ lòng : Cụm TT

2- Bài 2

- Đánh nhanh diệt gọn - Cụm ĐT

+ Chiến dịch diệt chuột được thực hiện với phương châm đánh nhanh diệt gọn từng hang một.

- Cánh đồng xanh biếc một màu

                         TT

xanh của lúa ngô.

- Những dòng sông vẫn hiền hoà chảy.

                    DT

3- Bài 3

Phát triển các từ sau thành cụm từ và đặt câu: bàn, bảng, phấn, hoa, đẹp, sạch sẽ, đọc, viết, suy nghĩ.

VD : Bàn -> Chiếc bàn này : Cụm danh từ

-> Câu : Chiếc bàn này đã bị hỏng.

4. Củng cố, luyện tập :

- Cách nhận dạng cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ?

- Thế nào là số từ? chỉ từ? lượng từ?

- Nhận xét giờ học.

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

          - Học bài.

          - Ôn lại toàn bộ chương trình ngữ văn đã học.

- Chuẩn bị kiểm tra học kì I.

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Ôn tập tiếng việt mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 17

Tiết 66

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

A - Mục đích yêu cầu:  Giúp học sinh

-Củng cố, hệ thống lại nội dung những kiến thức về Tiếng Việt đã học trong HKI

-Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào giải các bài tập

B - Trọng tâm:   nội dung của các từ loại Tiếng Việt

C - Phương pháp:   Hỏi - đáp

D - Chuẩn bị:   Xem lại nội dung kiến thức đã học

E - Các bước lên lớp: 

1) Ổn định lớp: 

2) Kiểm tra bài cũ:   Ta đã học được các từ loại Tiếng Việt nào?

3) Bài mới:  Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Từ có cấu tạo như thế nào?

-Cho ví dụ về từ đơn, từ phức?

-Một từ có thể có mấy nghĩa?

-Cho ví dụ?

-Phân loại từ theo nguồn gốc thì từ phân thành mấy loại?

-Cho ví dụ

-Dùng từ sai do những lỗi nào?

-Kể các từ loại Tiếng Việt đã học?

-Cho ví dụ mỗi loại?

-Các cụm từ đã học?

-Cho ví dụ

-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm 1 số bài tập

- Từ đơn - Từ phức

- một hoặc nhiều nghĩa

- 2 loại: Thuần Việt, từ mượn

- Lặp, lẫn lộn từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa

- danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ và chỉ từ

1 - Cấu tạo của từ:

- Từ đơn

- Từ phức:  Từ ghép, từ láy

ví dụ: Mẹ, học sinh

2 – Nghĩa của từ:

- Nghĩa gốc

- Nghĩa chuyển

ví dụ: Cái lưỡi  -  lưỡi cày

3 – Phân loại từ theo nguồn gốc

- Từ thuần Việt

- Từ mượn:

+ Từ mượn hán: Từ gốc Hán, Từ hán Việt

+ Từ mượn ngôn ngữ khác

ví dụ: Biển, phu nhân

4 - lỗi dùng từ:

Lặp từ, lẫn lộn các từ phần, dùng từ không đúng nghĩa

5 - Từ loại và cụm từ:

a) danh từ: C. nhân, Huệ, Hoa...

- Cụm danh từ: những cánh hao

b) động từ: chạy

- Cụm động từ: Chạy xồng xộc

c) tính từ: xanh biếc

- Cụm tính từ: xanh thăm thẳm

d) Số từ: hai

e) lượng từ: Mấy, các

g) Chỉ từ: Này, kia

4) Củng cố:   Cho biết sự khác nhau giữa số từ và lượng từ?

5) Dặn dò:   Học bài, Chuẩn bị “Kiểm tra HKI”

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------