Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 58: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm tự sự.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kĩ năng
- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng khi làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.
- Có ý thức biết liên tưởng, tưởng tượng trong văn kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra : Thế nào là kể chuyện tưởng tượng. ?
3. Bài mới :
Thông qua giờ luyện tập giúp học sinh nắm chắc hơn kiến thức về cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
- Đọc đề bài SGK. - Em hãy xác định yêu cầu của đề bài về thể loại, nội dung, phạm vi? - Dàn bài của bài văn kể chuyện gồm mấy phần? Phần mở bài ta cần viết những gì? - Mười năm nữa em bao nhiêu tuổi? Lúc đó em đang học đại học hay đi làm? - Em về thăm trường vào dịp nào? - Tâm trạng của em trước khi về thăm trường? - Mái trường sau mười năm có gì thay đổi? - Các thầy cô giáo trong mười năm như thế nào? Thầy cô giáo cũ có nhận ra em không? Em và thầy cô đã gặp gỡ và trò chuyện với nhau ra sao? - Gặp lại các bạn cùng lớp em có tâm trạng và suy nghĩ gì? - Phút chia tay diễn ra như thế nào? - Em có suy nghĩ gì sau lần về thăm trường? - Gọi hS đọc đề bài. - Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài. - Mở bài cần nêu ý gì? - Thân bài cần kể ra sao? - Kết bài? |
Đề bài 1: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: kể chuyện tưởng tượng (kể việc) - Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường cũ sau mười năm. - Phạm vi: tưởng tượng về tương lai ngôi trường sau mười năm. 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: - Giới thiệu bản thân: tên, tuổi, nghề nghiệp. - Thăm trường vào ngày hội trường 20 - 11. b. Thân bài: - Tâm trạng trước khi về thăm trường: bồi hồi, hồi hộp.. - Cảnh trường lớp sau mười năm có sự thay đổi: + Phòng học, phòng giáo viên được tu sửa khang trang, đẹp đẽ với trang thiết bị hiện đại. + Các hàng cây lên xanh tốt toả bóng mát rợp cả sân trường. + Xung quanh sân trường các bồn hoa, cây cảnh được cắt tỉa công phu. - Thầy cô giáo mái đầu đã điểm bạc, có thêm nhiều thầy cô giáo mới. - Gặp lại thầy cô em vui mừng khôn xiết, thầy cô cũng hết sức xúc động khi gặp lại trò cũ. Thầy trò hỏi thăm nhau rối rít. - Các bạn cũng đã lớn, người đi học, người đi làm. Chúng em quấn quýt ôn lại chuyện cũ. + Hỏi thăm nhau về cuộc sống hiện tại và lời hứa hẹn. c. Kết bài: - Phút chia tay lưu luyến bịn rịn. - Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường (cảm động, yêu thương, tự hào). Đề bài 2 : Em hãy đóng vai một chú voi mà nơi sinh sống của nó đang bị đe dọa bởi sự biến đổi của môi trường kể lại cuộc sống của chính mình. 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: kể chuyện tưởng tượng. - Nội dung: Cuộc sống của chú voi bị đe doạ bởi sự biến đổi môi trường. - Phạm vi: tưởng tượng về tương lai của chú voi khi môi trường sống bị biến đổi. 2. Lập dàn bài: a. Mở bài: - Nhập vai chú voi kể về cuộc sống của mình bị đe doạ khi môi trường sống bị biến đổi. b. Thân bài: - Cuộc sống của voi trước khi môi trường bị thay đổi. - Khi môi trường thay đổi đe doạ cuộc sống của voi : + Cây cối bị chặt phá, lũ lụt xảy ra. + Rừng bị thu hẹp, thiếu nguồn thức ăn, thiếu không khí trong lành. + Con người săn bắn các loài thú. + Cuộc sống tù túng, chật hẹp. + Đe doạ sự tồn tại của họ nhà voi nói riêng và các loài thú nói chung. c. Kết bài: - Cảm nghĩ về cuộc sống hiện tại. - Mong ước có cuộc sống tốt đẹp trong môi trường thiên nhiên trong lành. |
4. Củng cố, luyện tập :
- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
- Nhận xét giờ học.
5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:
- Học bài.
- Hoàn thiện các bài tập.
- Soạn bài : Con hổ có nghĩa.
Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Tuần 15
Tiết 58
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh
-Tập giải quyết 1 số đề bài tự sự tưởng tượng sáng tạo
-Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng
B - Trọng tâm:Tự làm dàn bài cho bài tưởng tượng
C - Phương pháp:Kể diễn cảm
D - Chuẩn bị:học sinh chuẩn bị dàn bài cho đề bài đ trong tiết Luyện tập xd bài tứ sự (T 119)
E - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
-Bài văn kể chuyện tưởng tượng được kể như thế nào?
-Kể chuyện tưởng tượng là gì?
3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài? -Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài -đề thuộc pt biểu đạt? -sự việc? -Giáo viên HD học sinh thực hiện theo những phần gợi ý sau: -Quê em hôn nay như thế nào? -So với tước đây, nay quê em có gì thay đổi? Có thêm gì? bớt đi cái gì? Cái gì mới và đẹp hơn trước? -Quang cảnh, nhà cửa, đường xá, trường học… bây giờ thế nào? -cuộc sống của con người sinh hoạt, làm ăn, việc làm ra sao? -Khi trở lại về quue em có nhận ra cảnh vật, con đường, ngôi nhà… cũ trước đây không? -Khi em gặp lại bà con, bạn bè em thấy họ như thế nào so với trước đây? -Em có cảm giác, suy nghĩ gì trước sự đổi mới ấy? -Em có suy nghĩ, ước mơ, nguyện vọng gì khi chia tay với quê hương? -Gọi học sinh lần lượt kể theo các yêu cầu đó. mỗi học sinh có thể kể 1 vài ý, học sinh khác kể tiếp -Giáo viên nhận xét uốn nắn -Gọi học sinh làm bài tập b phần đề bài bổ xung/ -Gọi học sinh làm bài tập c? Dành tg cho học sinh chuẩn bị,. Gọi học sinh trình bày. Giáo viên uốn nắn, sửa chữa |
- học sinh đọc đề - Tự sự tưởng tượng - những đổi mới quê em - học sinh lần lượt kể theo những câu hỏi gợi ý - Đẹp - Điện, đường, trường học, cảnh vật… - đường mới, trường học mới, những ngôi nhà tranh tre bớt đi - Sạch đẹp, khang trang… - Giàu có hơn, nhiều xe cộ - Khó nhận ra vì rất lạ - Trẻ lại ăm mặc đẹp và mô đen hơn, không nhận ra -> tâm sự è nhận ra - Giống như 1 thành phố nhỏ - Một giàu đẹp hơn - Trở thành 1 nhà nghiên cứu khoa học để về xây dựng những chiếc cầu bắc qua sông… - học sinh kể lại 1 truyện cổ tích bằng cách đổi ngôi kể - học sinh viết bài tập c |
I - Nội dung Luyện tập: 1 - Đề bài: Kể về những đổi mới ở quê em 2 – Tìm hiểu đề: - Phương thức:Tự sự (tưởng tượng) - Sự việc: những đổi mới của quê em 3 – Dàn bài: a) Mở bài: đã đi xa, nay nhân dịp gì về thăm lại quê hương b) Thân bài: - Nay trở lại quê nhà, em thấy có gì thay đổi: + Quang cảnh chung của quê hương + Con đường làng + Nhà, cửa + Trường học + Trạm y tế Cuộc sống của quê em - Nhứng người thân giờ như thế nào? + Ông bà, cha mẹ + Bạn bè giờ ra sao? c) Kết bài: Cảm nghĩ, ước mơ của em, nguyện vọng khi chia tay với quê hương II - Luyện tập: đề b:Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của 1 nhân vật truyện cổ tích mà em thích. Đoạn truyện đó phải có ý nghĩa, phù hợp với cốt truyện đã có |
4) Củng cố:
-Yêu cầu khi kể chuyện tưởng tượng là gì?
-Học lại nội dung kiến thức của văn ttự sự
5) Dặn dò:
-Làm bài tập a
-Chuẩn bị “ Trả bài viết số 3”
F – Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------