Giáo án Ngữ văn 6 Bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Quan sát, tưởng tượng, só sánh và nhận xét trong văn miêu tả mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 79:QUAN SÁT, TƯỞNG TƯƠNG, SO SÁNH

VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Thấy được vai trò của quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

2. Kĩ năng:

- Hình thành các kĩ năng trên khi nhận diện các đoạn, bài văn miêu tả và khi viết kiểu bài này.

3.Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn,

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Thế nào là văn miêu tả? Đọc một đoạn văn miêu tả mà em thích?

3.Dạy học bài mới:

Để viết được bài văn miêu tả hay, người viết cần phải có một số năng lực gì?

Trả lời: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Em có hiểu các khái niệm này không?( HS trả lời- GV nhận xét)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới

- Gọi HS đọc đoạn văn

- Ba đoạn văn trên người viết tả gì?

- Điểm nổi bật của đối tượng miêu tả là gì và được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào?

- Để tả được như trên người viết cần có được những năng lực gì?

- Tìm những câu văn có sự liên tưởng so sánh trong mỗi đoạn?

- Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì đặc sắc?

* GV cho HS đọc bài 3

- Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở trên để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi những chữ gì? Những chữ bị bỏ đi đã làm ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào?

- Quan sát, tưởng tượng , so sánh và nhận xét có vai trò tác dụng gì trong văn miêu tả?

I. Quan sát tưởmg tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:

1. Bài tập: (SGK - 27 -28).

2. Kết luận:

* Đoạn 1:

-Tả chàng Dế Choắt gầy ốm, đáng thương.

- Thể hiện qua các từ ngữ:, hình ảnh: Gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ...

* Đoạn 2:

- Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau - Năm Căn.

- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện: giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh,rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác...

* Đoạn 3:

- Tả cảnh mùa xuân đẹp, vui, náo nức như ngày hội.

- Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện:

Chim ríu rít, cây gạo, tháp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửangàn búp nõn, nến trong xanh...

- Các năng lực cần thiết: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét ..cần sâu sắc, dồi dào, tinh tế.

- Các câu văn có sự liên tưởng, tưởng tượng so sánh và nhận xét:

+Đ1: Như gã nghiện thuốc phiện

+Đ2: Như mạng nhện, như thác, như người bơi ếch, như dãy trường thành vô tận...

+ Đ3: Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh.

- Các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng trên nhìn chung đều rất đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn, cụ thể hơn về đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc.

* Tất cả những chữ bị bỏ đi đều là những động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng và tưởng tượng làm cho đoạn văn trở nên chung chung và khô khan

*. Ghi nhớ : (SGK - tr280)

4. Củng cố, luyện tập:

Nêu vai trò của quan sát, nhận xét, so sánh và tưởng tượng trong văn miêu tả?

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

-Học bài, thuộc ghi nhớ.

-Chuẩn bị cácbài tập trong SGK

Ngày  soạn:

Ngày dạy

Tiết 80QUAN SÁT, TƯỞNG TƯƠNG, SO SÁNH

VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (Tiếp)

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Thấy được vai trò của quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

2. Kĩ năng:

- Hình thành các kĩ năng trên khi nhận diện các đoạn, bài văn miêu tả và khi viết kiểu bài này.

3.Thái độ:

- Có thái độ học tập đúng đắn,

 II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

              Sĩ số:    

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Trình bày vai trò của quan sát, nhận xét, so sánh và tưởng tượng trong văn miêu tả?

3.Dạy học bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

- GV hướng dẫn HS làm bài tập

HS đọc đoạn văn.

Tìm những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc miêu tả hình dáng và tính cách của Dêa Mèn trong đoạn trích trên?

1. Bài 1:

a. Những từ cần điền:

+ Gương bầu dục

+ Uốn, cong cong

+ Cổ kính

+ xám xịt

+ Xanh um.

Þ Đó là những từ ngữ chỉ tính chất, đặc điểm của Hồ Gươm.

b. Tác giả lựa chọn những hình ảnh rất tiêu biểu, đặc sắc: Mặt hồ...sáng long lanh, Cầu Thê Húc màu son....; đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ lá xum xuê; tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ .

Þ Đó là các đặc điểm nổi bật mà các hồ khác không có.

Bài 2: Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc:

- Rung rinh, bóng mỡ

- Đầu to, nổi từng tảng

- Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp,

- Trịnh trọng, khoan thai vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm.

- Râu dài, rất hùng dũng.

Bài 3: HS thảo luận và làm theo nhóm.

Bài 4: Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em, em sẽ liên tưởng và so sánh:

- Mặt trời như một chiếc mâm lửa (mâm vàng)

-Bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt của em bé sau một giấc ngủ dài( tròn như cái lồng bàn khổng lồ, như nửa quả cầu xanh...)

- hàng câynhư hàng quân ( tường thành)

- Núi đồi như cái bát úp.

-Những ngôi nhà (Viên gạch, bao diêm, trạm gác...)

4. Củng cố, luyện tập

H: Nêu vai trò của các kĩ năng quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?  

GV nhận xét giờ luyện tập.

         5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

- Làm bài tập 5,

- Soạn bài “Bức tranh của em gái tôi”; đọc và trả lời câu hỏi đọc hiểu

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Quan sát, tưởng tượng, só sánh và nhận xét trong văn miêu tả mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 21

Tiết 79, 80

QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Thấy được vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và N.xét trong văn miêu tả

-Bước đầu hình thành cho học sinh kỹ năng, tưởng tượng, quan sát, so sánh và nhận xét khi miêu tả

-Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản bên trong đọc và viết bài văn miêu tả

B - Trọng tâm:Cách miêu tả (các thao tác khi miêu tả)

C - Phương pháp:Gợi tìm, thảo luận nhóm

D - Chuẩn bị:Đọc lại 2 văn bản “bài học đường đời đầu tiên” và “sông nước Cà Mau”

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:Thế nào là văn miêu tả?

3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-gọi học sinhđọc các đoạn văn

-Giáo viên đọc lại mục 2 để học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi

-Chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 câu hỏi trong thời gian 5 phút

-Gọi đại diện 3 nhóm lần lượt trả lời kết quả tìm hiểu được

-Giáo viên nhận xét kết quả trình bày phần tìm hiểu cuẩ học sinh

-Để tả sự vật, phong cảnh,… người viết cần phải biết làm gì?

-Kết quả của các thao tác so sánh, tưởng tượng, nhận xét… là gì?

-Gọi học sinh đọc đoạn văn phần mục 3

-Đoạn văn này so với đoạn văn 2 trong mục 1 thì đã bỏ đi những chữ nào?

-nhận xét những chữ bị lượt bỏ thực chất là bỏ đi những gì của đoạn văn miêu tả?

-Tác dụng của những chữ bị lượt bỏ đi ấy?

-Vậy muốn tả được, ta phải làm gì?

-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập

- học sinh đọc 3 đoạn văn

- 3 nhóm thảo luận

- Đại diện mỗi nhóm trả lời kết quả

- quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét

- Tạo ra sự sinh động giàu hình tượng -> thú vị

- học sinh đọc

- là những hình ảnh so sánh, liên tưởng thú vị

- Làm cho đoạn văn mất đi sự sinh động, không gợi trí tưởng tượng trong người đọc

-I - bài học:

- Muốn miêu tả được, trước hết hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật

II - Luyện tập:

Bài 1:Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc: Mặt hồ… sáng long lanh, cầu Thê Húc màu son…; đền Ngọc Sơn, gốc đa già rễ lá xum xuê; tháp rùa xây trên gò đất giữ hồ à đặc điểm nổi bật mà các hồ khác không có

-Điền lần lượt các từ ngữ sau: Gương bầu dục, cong cong, lấp ló, cổ kính, xanh um

Bài 2:Những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc: Dế Mèn đi cả người rung rinh 1 màu nâu bóng mỡ soi gương được. Đầu to nổi từng tảng. Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp, râu dài uốn ong. Tôi đưa 2 chân vuốt râu

Bài 4:

-Mặt trời như 1 chiếc mâm lửa

-Bầu trời sáng trong và mát mẻ như khuôn mặt của bé sau giấc ngủ dài

-Núi đồi như to hơn và chạy ra xa hơn

-Những hàng cây như những bức tường thành cao vút

-Những ngôi nhà sáng sủa và sạch sẽ như 1 tấm kính vừa lau hết bụi

4) Củng cố:Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ

5) Dặn dò:Học bài, làm bài tập 3; Chuẩn bị: “Luyện tập"

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------