Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 4: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh :
1. Kiến thức
- Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ : giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
- Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuuyết minh và hành chính- công vụ.
2. Kĩ năng
- Bước đầu nhận diện về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể
3. Thái độ
- Tự xác định và có thái độ đúng khi tham gia giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : giáo án,sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…
2.Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi, …
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra:- Sách vở của học sinh.
- Vở soạn bài.
3. Bài mới: Đây là bài mở đầu cho cả chương trình tập làm văn THCS có nhiệm vụ giới thiệu chung về văn bản và các kiểu văn bản với phương thức biểu đạt. Tuy vậy đây ko phải là bài lí thuyết hoàn toàn mà là bài dẫn nhập vào phân môn tập làm văn.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt - Thông qua các ý của câu hỏi a - Khi đi đường, thấy một việc gì, muốn chomẹ biết em làm thế nào? - Đôi lúc rất nhớ bạn thân ở xa mà không thể trò chuyện thì em làm thế nào? * GV: Các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn từ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn từ mà mẹ hiểu được điều em muốn nói, bạn nhận được những tình cảm mà em gửi gắm. Đó chính là giao tiếp. - Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp? * GV chốt: đó là mối quan hệ hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp nhận. - Việc em đọc báo và xem truyền hình có phảilà giao tiếp không? Vì sao? - Quan sát bài ca dao trong SGK (c) - Bài ca dao có nội dung gì? * GV: Đây là vấn đề chủ yếu mà cha ông chúng ta muốn gửi gắm qua bài ca dao này. Đó chính là chủ đề của bài ca dao. - Bài ca dao được làm theo thể thơ gì? Hai câu lục và bát liên kết với nhau như thế nào? * GV chốt: Bài ca dao là một văn bản: nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt trọn vẹn ý. - Quan sát câu hỏi d,đ,e - Cho biết lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng năm học có phải là là văn bản không? Vì sao? - Bức thư em viết cho bạn có phải là văn bản không? Vì sao - Vậy em hiểu thế nào là văn bản? Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản. - GV treo bảng phụ - GV giới thiệu 6 kiểu văn bản và phương thức biếu đạt. - Lấy VD cho từng kiểu văn bản? - Bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì? Hoạt động 3: HDHS luyện tập - GV nêu yêu cầu- HS trình bày Lớp nhận xét- GV sửa - Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao? |
I.Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. 1.Văn bản và mục đích giao tiếp. a.Giao tiếp - Giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. b. Văn bản. - Bài ca dao: Khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định + Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát, Có sự liên kết chặt chẽ: . Về hình thức: Vần ên . Về nội dung:, ý nghĩa: Câu sau giải thích rõ ý câu trước. -> Bài ca dao là một văn bản: nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt một ý trọn vẹn - Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng : + Đây là một văn bản vì đó là chuỗi lời nói có chủ đề, có sự liên kết về nội dung: báo cáo thành tích năm học trước, phương hướng năm học mới. -> Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởnglà một dạng văn bản nói. - Bức thư: Là một văn bản vì có chủ đề, có nội dung thống nhất tạo sự liên kết.-> đó là dạng văn bản viết. *Khái niệm: Văn bản là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp 2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản a. Bài tập - 6 Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính, công vụ. - Lớp 6 học: văn bản tự sự, miêu tả. b.Kết luận : * Ghi nhớ: SGK – tr17 III- Luyện tập Bài tập1. Chọn các tình huống giao tiếp, lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp - Hành chính công vụ - Tự sự - Miêu tả - Thuyết minh - Biểu cảm - Nghị luận Bài tập2. Các đoạn văn, thơ thuộc phương thức biểu đạt nào? a. Tự sự b. Miêu tả c. Nghị luận d. Biểu cảm đ. Thuyết minh Bài tập3. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự vì: các sự việc trong truyện được kể kế tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩa. |
Bảng phụ: 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
TT |
Kiểu văn bản phương thức biểu đạt |
Mục đích giao tiếp |
Ví dụ |
1 |
Tự sự |
Trình bày diễn biến sự việc |
Truyện: Tấm Cám |
2 |
Miêu tả |
Tái hiện trạng thái sự vật, con người |
+Miêu tả cảnh + Cảnh sinh hoạt |
3 |
Biểu cảm |
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. |
|
4 |
Nghị luận |
Bàn luận: Nêu ý kiến đánh giá. |
Trái đất- ngôi nhà chung |
5 |
Thuyết minh |
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp. |
Tác hại của thuốc lá |
6 |
Hành chính công vụ |
Trình bày ý mới quyết định thể hiện, quyền hạn trách nhiệm giữa người và người. |
Đơn từ,báo cáo, thông báo, giấy mời. |
4.Củng cố, luyện tập:
- Thế nào là văn bản? Mục đích giao tiếp?
- Kể tên 6 kiểu văn bản? Cho ví dụ?
5. HDHS học tập ở nhà :
- Học bài, làm bài tập (SBT)
- Soạn bài : Thánh Gióng
Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Tiết 4
Giao tiếp,văn bản và phương thức biểu đạt
a. Mục tiêu bài học.
Qua bài học GV giúp HS :
- Nắm vững mục đích của giao tiếp trong đời sống con người trong xã hội.
- Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản,mục đích giao tiếp,phương thức biểu đạt.
- Rèn kĩ năng nhận biết các kiểu văn bản.
b. Chuẩn bị
GV : Máy vi tính, máy chiếu đa năng.
HS : Đọc trước bài.
c. các hoạt động dạy – học
I. ổn định tổ chức ( 1’)
II. Kiểm tra bài cũ (kiểm tra sự chuẩn bị của hs)
III. Bài mới ( 39’)
* GV giới thiệu bài.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
|||||||||||||||||||||
HS theo dõi VD trong SGK. ? Trong đời sống khi có 1 tư tưởng,tình cảm, nguyện vọng cần biểu đạt cho ai biết thì em làm như thế nào Gợi ý: Bằng phương tiện gì ? ? Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm 1 cách trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải làm như thế nào ? HS trả lời. GV ghi VD c lên máy chiếu. ? Câu ca dao được sáng tác nhằm mục đích gì ? HS suy luận => trả lời. ? Theo em, câu ca dao muốn nói lên vấn đề gì ( ý chính ) HS nêu ý hiểu . GV chuẩn xác. ? Hai câu ca dao có liên kết với nhau không ? Liên kết như thế nào ? - Về luật thơ và ý. ? Theo em, hai câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn 1 ý chưa ? Có thể coi nó là một văn bản không ? HS trả lời. GV chuẩn xác. GV nêu 1 số VD => củng cố khái niệm. ? Theo em, lời phát biểu của cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng có phải là một văn bản không ? Vì sao ? - Có, vì có chủ đề là khai giảng, có liên kết, bố cục chặt chẽ. ? Bức thư, bài thơ, lá đơn, thiếp mời có phải là văn bản không ? Vì sao ? HS thảo luận nhóm à trả lời. GV chuẩn xác : Có, vì có mục đích, đủ thông tin. ? Qua tìm hiểu mục a em hiểu giao tiếp là gì ? HS trả lời. GV: Giao tiếp có vai trò quan trọng, không có giao tiếp => Con người không thể hiểu nhau => xã hội không tồn tại. ? Qua việc phân tích VD b, c em hiểu văn bản là gì ? HS trả lời. GV chuẩn xác ? Qua mục a, em thấy cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nào ? HS trả lời. GV tổng kết=> nêu ý chuyển tiếp. GV chuẩn bị sẵn 5 đoạn văn bản. ? Hãy kể tên một văn bản em đã được học ? HS kể tên. ? Văn bản Con Rồng cháu Tiên có mục đích giao tiếp là gì ? ? Vậy nó thuộc kiểu văn bản nào ? GV đọc một đoạn văn miêu tảđêm trăng ? Đoạn văn giúp em hiểu điều gì ? Nêu bật cái gì ? GV yêu cầu HS trình bày một đoạn văn bày tỏ tình cảm của mình với môn văn. ? Đoạn văn em vừa trình bày thuộc kiểu văn bản nào ? HS xác định . GV đọc câu thành ngữ : Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ . ? Mục đích của câu thành ngữ là gì ? ? Vậy nó thuộc kiểu văn bản nào ? HS xác định .GV chuẩn xác. GV đọc lời giới thiệu 2 đội bóng. ? Em có nhận xét gì về lời giới thiệu trên HS nêu nhận xét. GV gọi HS đọc đơn xin vào học lớp 6 ? Theo em, lá đơn thể hiện điều gì ? HS trả lời. GV chốt kiểu văn bản. ? Qua phần phân tích em thấy có mấy kiểu văn bản thường gặp ? HS nêu. GV tổng kết. HS nêu yêu cầu bài tập 1. ? Đoạn văn a thuộc phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ? ? Đoạn văn b thuộc phương thức biểu đạt nào ? ? Đoạn c thuộc phương thức biểu đạt nào ? Vì sao ? HS lần lượt xác định phương thức biểu đạt của các đoạn văn. GV chuẩn xác. HS nêu yêu cầu bài tập 2. ? Truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” thuộc kiểu văn bản nào ? Vì sao ? HS thảo luận => trả lời. GV chuẩn xác. GV yêu cầu HS tìm VD tương ứng với 6 kiểu văn bản. |
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 1. Văn bản và mục đích giao tiếp (10’) *. Ví dụ ( SGK) *. Nhận xét a. Để mọi người biết => phải giao tiếp bằng ngôn ngữ nói hoặc viết. b. Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm đầy đủ trọn vẹn => Phải tạo lập văn bản ( nói hoặc viết) hoàn chỉnh. c. Mục đích giao tiếp : Lời khuyên, lời tâm tình, nhắn gửi tới một người bạn. - Chủ đề : Giữ chí cho bền ( không dao động khi người khác thay đổi chí hướng ) - Liên kết : chặt chẽ, cùng hướng tới một nội dung, hợp vần ( bền – nền). - Biểu đạt trọn vẹn một ý => Là một văn bản. *. Ghi nhớ - Giao tiếp : Là hoạt động truyền đạt,tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. - Văn bản : Là chuỗi lời nói ( nói hoặc viết) có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, có phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản ( 19’) *. Ví dụ ( SGK) *. Nhận xét
*. Ghi nhớ: Có 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. II.Luyện tập ( 10’) Bài tập 1 a. Tự sự vì có việc, có người, có diễn biến các sự việc. b. Miêu tả : tả cảnh thiên nhiên đêm trăng bên sông. c. Nghị luận : bàn luận ý kiến về vấn đề làm cho đất nước giàu mạnh. d. Biểu cảm : tình cảm tự tin, tự hào của cô gái. đ. Thuyết minh: giới thiệu hướng quay của địa cầu. Bài tập 2 - Văn bản tự sự: Kể lại diễn biến, các sự việc liên quan đến nguồn gốc cao quí của dân tộc. |
IV. Củng cố ( 3’)
1. Thế nào là giao tiếp ? văn bản?
2. Có mấy kiểu văn bản thường gặp ? Nêu mục đích giao tiếp của các kiểu văn bản ?
GV đưa câu hỏi trắc nghiệm lên máy chiếu:
3. Tại sao lại khẳng định câu ca dao sau đây là một văn bản ?
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy mẹ thức đủ năm canh.
A. Có hình thức câu chữ rõ ràng;
B. Có nội dung thông báo đầy đủ;
C. Có hình thức và nội dung thông báo hoàn chỉnh;
D. Được in trong sách.
4. Câu ca dao trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự; C. Biểu cảm;
B. Miêu tả; D. Hành chính công vụ.
V. Hướng dẫn về nhà ( 2’)
- Nhắc nhở HS học kĩ bài ở nhà.
- Hoàn thành bài tập trong SGK.
- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn tự sự