Giáo án Ngữ văn 6 Bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mới nhất

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 126: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ

(Theo tài liệu Quản lí môi trường phục vụ phát triển bền vững)

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:Thấy được Bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩato lớn đối với cuộc sống hiện nay. Bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên và môi trường.

-Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận.

3. Thái độ: giữ gìn và bảo vệ môi trường

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

Vì sao nói, Cầu Long Biên là một chứng nhân lịch sử không chỉ đối với thủ đô HN mà đối với nhân dân cả nước hơn một thế kỉ qua?

3. Dạy học bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích

- GV giới thiệu cách đọc.

- GV đọc 1 đoạn

- HS tìm hiểu kĩ chú thích 1, 3, 4, 9, 10, 11.

- Thể loại?

- Bài viết đề cấp đến mấy nội dung?

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.

- Tìm những từ ngữ, câu nói lên thái độ, tình cảm của người da đỏ đối với thiên nhiên, môi trường, đất đai.

- HS đọc từ đầu đến hoa đồng cỏ

- Em cảm nhận được gì về tình cảm của người da đỏ?

- Vì sao họ có thái độ như vậy?

- Em có nhận xét gì về cách nói của tác giả?

I.Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc. Giọng tình cảm, tha thiết khi nói đến thiên nhiên, đất nước; mỉa mai, kín đáo khi nói đến Tổng thống Mĩ.

2. Giải nghĩa từ khó.

3. Thể loại: thư từ - chính luận - trữ tình.

4. Bố cục:

- Vai trò của thiên nhiên.

- Cách đối xử với thiên nhiên.

- Tác hại

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Thái độ ứng xử của con người với thiên nhiên, đất đai, môi trường.

a. Người da đỏ:

- Đất là thiêng, đất là bà mẹ.

- Chúng tôi không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này.

- Chúng tôi là một phần tử của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.

- Hoa là chị, là em ... vũng nước, mõm đá, chú ngựa con ... tất cả đều chung một gia đình.

- Dòng sông, con suối là máu của tổ tiên, là anh em, ...

- Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.

- Không khí là quí giá...

- Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống bồi đắp nên.

- Đất là mẹ.

Þ Quan hệ gắn bó, biết ơn, hài hoà, thân yêu, thiêng liêng mà gần gũi ... như trong một gia đình, như với người anh, chị em ruột thịt, như với bà mẹ hiền minh, vĩ đại.

- Thái độ tình cảm và cách ứng xử rất rõ ràng bởi đó là quan hệ của họ, là mảnh đất bao đời gắn với nòi giống và sâu trong nguồn cội là tinh yêu tha thiết, máu thịt của người da đỏ đối với đất nước, quê hương.

- Cách nói nhắc đi nhắc, nhắc lại trùng điệp để nhấn mạnh, khắc sâu tạo ấn tượng.

4 củng cố: gv nhắc lại nội dung bài

5. Hướng dẫn học tập:

-Học bài, thuộc ghi nhớ.

------------------------------------------------------

Ngày  soạn:

Ngày dạy

Tiết 127: BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ  (Tiếp)

(Theo tài liệu Quản lí môi trường phục vụ phát triển bền vững)

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:  Thấy được Bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa  to lớn đối với cuộc sống hiện nay. Bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên và môi trường.

-Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.

2. Kĩ năng:Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích một bức thư có nội dung chính luận.

3. Thái độ: giữ gìn và bảo vệ môi trường

II. Chuẩn bị tài liệu- thiết bị dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

- Học sinh: sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1. ổn định tổ chức:

              Sĩ số:    

2. Kiểm tra bài cũ: 

Kiểm tra bài 15 phút:

? Thái độ ứng xử của con người với thiên nhiên, đất đai, môi trường của người da đỏ?

- Đất là thiêng, đất là bà mẹ.

- Chúng tôi không thể nào quên được mảnh đất tươi đẹp này.

- Chúng tôi là một phần tử của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.

- Hoa là chị, là em ... vũng nước, mõm đá, chú ngựa con ... tất cả đều chung một gia đình.

- Dòng sông, con suối là máu của tổ tiên, là anh em, ...

- Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.

- Không khí là quí giá...

- Đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống bồi đắp nên.

- Đất là mẹ.

Þ Quan hệ gắn bó, biết ơn, hài hoà, thân yêu, thiêng liêng mà gần gũi ... như trong một gia đình, như với người anh, chị em ruột thịt, như với bà mẹ hiền minh, vĩ đại.

- Thái độ tình cảm và cách ứng xử rất rõ ràng bởi đó là quan hệ của họ, là mảnh đất bao đời gắn với nòi giống và sâu trong nguồn cội là tinh yêu tha thiết, máu thịt của người da đỏ đối với đất nước, quê hương.

- Cách nói nhắc đi nhắc, nhắc lại trùng điệp để nhấn mạnh, khắc sâu tạo ấn tượng.

3. Dạy học bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

- Những người da trắng họ đã có hành động bằng cách đối xử như thế nào?

 - HS đọc những đoạn câu nói về thái độ của người da trắng đối với ...

- GV cho HS khái quát ý

- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của người da trắng với thiên nhiên môi trường?

- Vì sao có thể đánh giá đây là bức thư hay bậc nhất ...?

- GV liên hệ bọn lâm tặc phá rừng săn bắn chim thú qúi ở VN...

- Gọi HS đọc

-  Vì sao có thể đánh giá đây là bức thư hay nhất?

- Xuất phát từ đâu mà thủ lĩnh da đỏ lại viết bức thư này?

- Em hãy chỉ ra nghệ thuật mà tác giả sử dụng và nêu tác dụng?

Hoạt động 3:Tổng kết, luyện tập                      

b. Người da trắng.

- Muốn dùng tiền bạc, đô la để mua đất.

- Khi chết, thường quên đi đất nước họ sinh ra.

- Không hiểu cách sống của người da đỏ.

- Kẻ xa lạ, trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần.

- Kẻ thù, kẻ chinh phục, lấn tới.

- Đối xử với đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được và bán đi như những con cừu và những hạt kim cương.

- Thèm khát ngấu nghiến đất đai, để lại đằng sau những bãi hoang mạc.

- Xoá bỏ cuộc sông yên tĩnh, thanh khiết ...

- Huỷ diệt muông thú quý hiếm ...

Þ Chủ yếu nhằm vào việc khai thác, tận dụng vì lợi nhuận tối đa, bất chấp hậu quả trước mắt hay lâu dài. Đó cũng là mặt trái của chủ nghĩa tư bản đế quốc Mĩ trong quá trình phát triển của nó.

2. Một bức thư về chuyện mua bán đất trở thành một bài văn hay bậc nhất về vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Xuất phát điểm của bức thư là tình yêu, quê hương, đất nước.

- Người ta không thấy người viết thư trả lời có bán hay không, lại càng không bàn về chuyện giá cả. Vấn đề được đặt ra chỉ như một giả thiết để t ạo đà, tạo thế cho việc trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm.

- Tác giả không chỉ đề cập đến vấn đề về đất nước mà tất cả những hiện tượng có liên quan tới đất: Thiên nhiên, môi trường - vấn đề toàn trái đất đang quan tâm.

- Phản đối sự huỷ hoại môi trường của người da trắng.

- Xuất phát từ lòng yêu quê hương đát nước, bỗng trở thành một văn bản có giá trị hay nhất về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

3. Nghệ thuật.

- Nghệ thuật đối lập (mục 1).

- Nghệ thuật trùng điệp: nhắc đi, nhắc lại một cách có dụng ý các từ, ngữ, cấu trúc câu ...)

Þ Tác dụng:

- Thể hiện được tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước.

- Phê phán, châm biếm lối sống và thái độ tình cảm của người da trắng.

- Thái độ cương quyết, cứng rắn.

- Lời văn nhịp nhàng, lôi cuốn thêm khí thế.

III. Tổng kết (SGK)

IV. Luyện tập:

Viết một đoạn văn giải thích câu: Đất là Mẹ.

4 củng cố, luyện tập: gv nhắc lại nội dung bài

5. Hướng dẫn hs học ở nhà:

-Học bài, thuộc ghi nhớ.

-Soạn: Chữa lỗi về chủ ngữ - vị ngữ.

Giáo án Ngữ văn 6 Bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tinh yêu thiên nhiên, đất nước, con người đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và gìn giữ sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.

- Thấy được tác dụng của một số biện pháp tu từ, nhân hoá, điệp ngữ, đối lập.

B. Chuẩn bị của GV- HS:

*Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, tư liệu tham khảo.

*Học sinh: Soạn bài.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Vai trò của cầu Long Biên trong quá khứ và hiện tại.

Nghệ thuật nào tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.

3. Bài mới: GV cho HS quan sát bức tranh cảnh thiên nhiên hoang dã, nơi sinh sống của người da đỏ ở Mĩ và giới thiệu bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS-GV

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1

HS đọc phần chú thích * SGK/ 138 xem kĩ các chú thích 3, 8, 10, 11 để hiểu rõ hơn về các chi tiết trong bài.

Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về Lịch sử Hoa Kì, giúp HS hiểu về bối cảnh lịch sử của văn bản.

Hướng dẫn giọng đọc: vừa mạnh mẽ vừa nhẹ nhàng, vừa dứt khoát, vừa tha thiết để thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, mãnh liệt.

HS xác định ba phần nội dung của bức thư?

* Hoạt động 2:

GV: Trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều rất đẹp nào?

HS: Đất đai, cây lá, hạt sương, tiếng côn trùng, bông hoa.

GV: Tại sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó là “những điều thiêng liêng”?

HS: Nó đẹp đẽ, cao quý, không tách rời sự sống của người da đỏ (là bà mẹ, là người chị, người em…)

GV: Những điều thiêng liêng đó phản ánh cách sống nào của người da đỏ?

HS: Gắn bó với đất đai, môi trường thiên nhiên, yêu quý tôn trọng nó.

GV: Nghệ thuật chính được sử dụng? Tác dụng?

HS: Nghệ thuật nhân hoá. Tác dụng: khiến thiên nhiên, môi trường gần gũi, thân thiết với con người, bộc lộ tình cảm yêu mến gắn bó của tác giả với thiên nhiên.

* Hoạt động 3

GV: Người da đỏ đã lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng?

HS: Đất đai, môi trường bị tàn phá.

GV: Vì sao người da đỏ lo lắng điều đó?

HS: Vì cách sống của họ không giốngvới người da trắng, mảnh đất không phải anh em của họ mà là kẻ thù của họ, họ lấy từ đất những gì họ cần, cư xử với mẹ đất như những vật mua được bán đi.

GV: Những lo âu ấy phản ánh sự khác nhau nào trong cách sống của người da trắng – da đỏ?

HS: Cách sống vật chất thực dụng và cách sống tôn trọng các giá trị tinh thần, gắn bó với thiên nhiên.

GV: Đoạn văn có nội dung cơ bản là gì? đoạn văn lôi cuốn người đọc bởi các biện pháp tư từ nào?

HS: So sánh, đối lập, nhân hoá, điệp từ ngữ.

Giáo viên cho HS quan sát hình ảnh cuộc sống thanh bình, hòa đồng và gắn bó cùng thiên nhiên của cộng đồng người da đỏ.

Bình: Đây là nội dung xuyên suốt bức thư trữ tình, gợi cảm lại hàm chứa ý nghĩa sâu sắc được viết ra bằng những lời văn đẹp như chính cuộc sống của người da đỏ giữa thiên nhiên máu thịt . Từtấc đất, bờ cát, lá thông óng ánh, hạt sương long lanh, cho đến bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng đều là những điều thiêng liêng trong kí ức của họ. Và tất cả: dòng nước, không khí, ngọn gió đều thấm vào hơi thở, cuộc sống của con người. Một sự giao hoà gắn bó tuyệt đẹp giữa con người với thiên nhiên, một tình yêu thiên nhiên lạ kì như có từ trong máu của người da đỏ thật đáng cảm phục!

* Hoạt động 4

GV: đọc phần cuối bức thư.

Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối bức thư của thủ lĩnh da đỏ?

HS: - Phải biết kính trọng đất đai

- Đất là Mẹ - điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những con đứa của đất.

GV: Em hiểu thế nào về lời khẳng định “Đất là Mẹ”?

HS: Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài.

- Cái gì con người làm cho đất nghĩa là làm cho chính mình vì mình là con của đất mẹ.

Bình Văn bản khép lại với một hình ảnh liên tưởng độc đáo. Con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống, điều gì con người làm cho tổ sống là làm chính mình. Hình ảnh giàu chất gợi, giọng văn tha thiết, hùng hồn, thấm đượm cảm xúc đã khiến cho chân lý cuộc sống vốn khô khan, khó hiểu trở nên giản dị, thấm thía vô cùng!

* Hoạt động 5

GV: Theo em, “bức thư” quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống con người?(đã đặt ra một vấn đề như thế nào?)

GV: “Bức thư...” ra đời cách đây hơn một thế kỷ nhưng vẫn đựoc xem là một trong những văn bản hay nhất nói về môi trường không chỉ vì nó đề cập đến vấn đề chung cho mọi thời đại: quan hệ giữa con người và thiên nhiên mà còn vì ký do gì?

HS: Vì nghệ thuật viết

GV: Đó là những nét nghệ thuật nổi bật nào?

Kết: Và bao trùm lên tất cả, nó đựoc viết bằng sự am hiểu, bằng trái tim yêu thương mãnh liệt dành cho đất đai, môi trường thiên nhiên của tác giả nói riêng và người dân da đỏ nói chung.

I. Giới thiệu chung:

- Năm 1854 tổng thống thứ 14 của Mỹ là Pranklin Fiercetỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-ton đã gửi bức thư này trả lời.

- Văn bản nhật dụng thể loại thư từ.

Ảnh đính kèm

I.Tìm hiểu văn bản:

1.Đọc

2.Bố cục: 3 phần

-Phần đầu: đến “cha ông chúng tôi” Những điều thiêng liêng trong ký ức người da đỏ.

-Phần 2: đến “đều có sự ràng buộc”. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.

-Phần 3: còn lại . Khẳng định về vai trò của đất đai môi trường đối với cuộc sống.

3.Phân tích:

a, Phần đầu bức thư:

(1)Nội dung: Đất đai cùng với mọi vật liên quan tới nó: bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vậtlà thiêng liêng đối với người da đỏ, là bàlà mẹ, là chị, là gia đình, là máu của tổ tiên nên không dễ gì đem bán.

Ảnh đính kèm

Nghệ thuật: nhân hoá cho thấy sự gắn bó mật thiết, ruột thịt giữa con người và thiên nhiên.

b, Phần giữa bức thư:

-Nêu bật sự khác biệt giữa hai cách sống của ngưòi da trắng và người da đỏ. Từ đó yêu cầu người da trắng phải đói xử với đất đai, môi trường như người da đỏ nếu người da đỏ buộc phải bán.

 Ảnh đính kèm

Các đường sắt mới xây dựng tạo cho người định cư dễ dàng di chuyển khắp nơi hơn nhưng làm gia tăng các cuộc xung đột với người bản thổ Mỹ. Trên nữa thế kỷ, có đến 40 triệu bũ rừng bison, thường được gọi là trâu, bị giết để lấy da và thịt, và giúp cho việc mở rộng các tuyến đường sắt. Việc mất mát quá nhiều bũ rừng bison, một nguồn kinh tế chớnh của người bản thổ Mỹ vùng đồng bằng, là một cú đánh sống cũn vào nhiều nền văn hóa bản thổ Mỹ.( Nguồn Lịch sử Hoa kì )

-Nghệ thuật so sánh, đối lập, nhân hoá, điệp từ ngữ góp phần làmnổi bật những nội dung đó.

 Ảnh đính kèm

 Ảnh đính kèm

c, Phần cuối bức thư:

-Khẳng định mạnh mẽ và dứt khoát: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ravới đất tức là xảy ra đối với con người - những đứa con của đất triết lý đúng đắn sâu sắc.

III. Tổng kết:

1.Nội dung:

- Văn bản đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.

2.Nghệ thuật:

-Giọng văn truyền cảm.

-Phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ phong phú, đa dạng đựoc sử dụng nhiều.

-Ngôn ngữ giàu hình ảnh.

Bài tập bổ sung: Viết một bài văn ngắn nói về vấn đề môi trường và con người.

   

Dặn dò:Soạn bài “Động Phong Nha”.

Bài tập về nhà : Viết một bài văn nói về tầm quan trọng của môi trường, mối quan hệ giữa con người - môi trườnghiện nay.

* Rút kinh nghiệm :