Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả bài kiểm tra văn mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả bài kiểm tra văn mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 42: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh :

1. Kiến thức

- Thấy được ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra tiếp theo.

- Luyện kỹ năng chữa bài viết của bản thân và của bạn.

- Xác định yêu cầu của đề.

- Nắm được nội dung, nghệ thuật cơ bản của truyện.

- Ý nghĩa các chi tiết tiêu biểu của truyện.

2. Kĩ năng

- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi cho bài viết.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ nghiêm túc, tích cực khi.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2.Kiểm tra : Kiểm tra 15 phút

Câu 1 :Các thầy bói nhận xét về voi như thế nào ?

Câu 2 :Nêu nghệ thuật và nội dung của truyện « Thầy bói xem voi. » ?

Đáp án :

Câu 1 :

- Con voi nó giống:

+ Con đỉa.

+ Cái đòn càn.

+ Cái quạt thóc.

+ Cái cột đình.

+ Cái chổi xể cùn.

-> Nhận thức chỉ đúng một bộ phận của voi sai, lầm chưa biết tổng hợp các bộ phận ấy có cái nhìn toàn diện về con voi .

Câu 2 :

Nghệ thuật: so sánh, từ láy, phóng đại .

Nội dung: Phê phán nghề thầy bói, khuyên người ta muốn hiểu đúng sự vật phải nghiên cứu toàn diện sự vật đó.

3. Bài mới :

I- Đề bài

Phần I : Trắc nghiệm : Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất

1. Truyền thuyết “ Thánh Gióng” phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?

A. Vũ khí hiện đại để giết giặc. B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.

C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.D. Tình làng nghĩa xóm.

2. Trong truyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh” người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?

A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực.

B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó.

C. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú.

D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tiễn.

3. “Sự tích Hồ Gươm” được gắn với sự kiện lịch sử nào?

A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm.

B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.

C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần.

D. Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.

4. Trong truyện  Thạch Sanh ước mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện chiến thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện qua chi tiết nào ?

A. Mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.

B. Thạch Sanh giúp vua dẹp được hoà xâm lăng.

C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.

D. Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua.

Phần II : Tự luận

Câu 1: Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “ Sự tích Hồ Gươm”?

Câu 2 : Thạch Sanh trải qua thử thách và chiến công nào? Hình ảnh nào trong truyện gây ấn tượng nhất với em? Vì sao? Viết đoạn văn từ 8- 10 câu nêu suy nghĩ của em về Thạch Sanh?

II-Đáp án :

Phần I : Trắc nghiệm ( 2 đ) : Mỗi ý đúng 0,5 điểm

Câu

Mức tối đa

Mức không đạt

1

B

Lựa chon phương án khác hoặc không trả lời

2

C

Lựa chon phương án khác hoặc không trả lời

3

D

Lựa chon phương án khác hoặc không trả lời

4

A

Lựa chon phương án khác hoặc không trả lời

Phần II : Tự luận ( 8 đ)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

* Mức độ tối đa:

- Giải thích tên Hồ Gươm.

- Ca ngợi chính nghĩa.

-Ước mơ hòa bình, tự hào về truyền thống dân tộc.

* Mức chưa độ tối đa:

- Thể hiện được 3/4 những yêu cầu trên.

- Thể hiện được 2/4 những yêu cầu trên.

- Thể hiện được 1/4những yêu cầu trên.

1

0,5

0,5

1,5

1

0,5

Câu 2

* Mức độ tối đa:

- Thử thách và chiến công của Thạch Sanh

+ Đánh chằn tinh

+ Giết đại bàng, cứu công chúa

+ Đánh thắng giặc

- Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo bố cục, nêu được suy nghĩ của mình về Thạch Sanh (5đ).

* Mức chưa độ tối đa:

- Thể hiện được 3/4 những yêu cầu trên.

- Thể hiện được 2/4 những yêu cầu trên.

- Thể hiện được 1/4những yêu cầu trên.

2

1

0,5

0,5

4

4

3,5

2

III- Nhận xét

1. Trắc nghiệm

- Chưa đọc kĩ yêu cầu câu hỏi, lựa chọn đáp án chưa chính xác.

- Kiến thức về truyền thuyết, cổ tích chưa chắc, còn nhầm lẫn.

- Nội dung các văn bản đã học chưa nắm kĩ nên chọn đáp án sai

+ Giáo viến đánh giá chung :

- Học hằng ngày ôn bài chưa kĩ -> kiến thức còn rỗng.

- Chủ quan, vội vã -> nhầm kiến thức.

2. Tự luận

+ Ưu điểm :

- Đã nắm được ý nghĩa của truyện.

- Hiểu nội dung của các truyện cổ tích.

- Đã biết phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.

- Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

+ Tồn tại :

- Ý nghĩa của các truyện chưa thật đầy đủ.

- Nêu suy nghĩ còn sơ sài, chưa cụ thể về nhân vật.

- Còn sai lỗi chính tả, diễn đạt chưa thoát ý.

IV- Giáo viên trả bài- Học sinh sửa lỗi

- GV lấy điểm vào sổ- HS sửa lỗi.

- Đọc bài luận khá : Ánh , ….

4.Củng cố,luyện tập  :

- Nhận xét giờ học

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài, sửa lỗi trong bài kiểm tra

- Soạn bài : Luyện nói kể chuyện

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Trả bài kiểm tra văn mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 11

Tiết 42

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1) Kiến thức:

Đánh giá kiến thức, tiếp thu của HS về VHDG

2) Kỹ năng:

Nắm được thể loại VHDG

* GDKN SỐNG: Ra quyết định , giao tiếp.

3. Thái độ:

Phát hiện lỗi sai, biết sửa lỗi.

B. CHUẨN BỊ:

-GV:Chuẩn bị bài kiểm tra.

-HS:Gạch chân các lỗi sai

-PP: Thực hành có hướng dẫn, thảo luận.

C. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới :

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Bài ghi

1) Giáo viên nhận xét chung

2) Giáo viên sửa lỗi sai cho học

sinh

3) Giáo viên trả bài

- HS lắng nghe

- HS sửa lỗi sai của mình

- HS nhận bài kiểm tra

1) Giáo viên nhận xét chung

* Ưu điểm:

-Nắmđượcnộidungphần

VHDG

- Diễn đạt khá rõ ràng, mạch

lạc

- Trình bày khá sạch đẹp

* Khuyết điểm:

- Mắc lỗi câu, chính tả nhiều

- Viết cẩu thả, gạch xoá

2)Giáoviênsửalỗisaicho học sinh

3) Giáo viên trả bài

4. Củng cố:

- Bố cục của bài văn kể chuyện?

5. Dặn dò

- Chuẩn bị “Luyện nói kể chuyện” – GV chọn, phân công mỗi tổ 1 đề để lập dàn ý.

D. Rút kinh nghiệm