Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Cụm động từ mới nhất

 Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Cụm động từ mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 61: CỤM ĐỘNG TỪ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm của cụm động từ.

- Nghĩa của cụm động từ.

2. Kĩ năng

- Sử dụng cụm động từ.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi sử dụng cụm động từ trong nói và viết.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Nêu đặc điểm của động từ? Cho VD và phân tích?

3. Bài mới :

Từ việc trả lời của HS , giáo viên đi vào bài mới : Cụm động từ là gì ? các loại động từ ?

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1Cụm động từ là gì

- GV gọi Hs đọc , HS theo dõi vào sgk

- Các từ in đậm trong VD trên bổ sung ý nghĩa cho ĐT nào?

* GV: tổ hợp từ bao gồm ĐT và một số từ ngữ phụ thuộc đi kèm được gọi là cụm ĐT.

- Thử lược bỏ từ ngữ in đậm rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?

- Qua VD trên, em rút ra kết luận gì?

- Tìm một cụm ĐT, đặt câu với cụm ĐT ấy rồi rút ra nhận xét vềhoạt động của cụm ĐT trong câu so với ĐT?

- Thế nào là cụm ĐT, cụm ĐT có đặc điểm gì?

2 HS đọc ghi nhớ

Hoạt động 2 Cấu tạo của cụm động từ

GV gọi Hs đọc , HS theo dõi vào sgk

- Qua VD vừa tìm hiểu, em thấy cụm ĐT gồm mấy bộ phận, đó là những bộ phận nào?

- Dựa vào vị trí các bộ phận, em hãy vẽ mô hình của cụm ĐT?

- Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau ĐT, cho biết những phụ ngữ ấy bổ sung cho ĐT trung tâm những ý nghĩa gì?

Hoạt động 3 Luyện tập

-Gọi HS làm bài tập1.

-Làm nhóm ( 1,2 )

- Đọc bài 2 SGK? ( nhóm 3,4 )

- GV treo bảng phụ đã vẽ mô hình

Đọcbài 3 SGK?

( nhóm 5,6 )

- HS làm cá nhân – gọi 3 em lên bảng làm bài.

* HS làm nháp đọc.

- Ví dụ tham khảo: “ Treo biển” có ngụ ý khuyên răn người ta cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân mặc dù vẫn cần lắng nghe ý kiến của mọi người.

I- Cụm động từ là gì?

1 ,.Bài tập : SGK - tr 147

2 .Nhận xét:

- Đã, nhiều nơi, bổ sung ý nghĩa cho: đi

- Cũng, những câu đố oái oăm bổ sung ý nghĩa cho: ra.

-> Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì chỉ còn lại ĐT. Các sắc thái ý nghĩa về thời gian, địa điểm, đối tượng mà chúng bổ sung cho ĐT không còn nữa.

- Cụm ĐT hoạt động trong câu như ĐT.

3. Kết luận :

* Ghi nhớ (sgk)

II- Cấu tạo của cụm động từ

1 ,.Bài tập : SGK - tr 146

2 .Nhận xét:

Vẽ mô hình cấu tạo của cụm ĐT trong các câu đã dẫn ở mục I

Phụ trước

phần trung tâm

Phụ sau

t2t1

T1T2

s1s2

đã

cũng

- Quan hệ thời gian

(đã, sẽ, đang)

- Ý tiếp diễn (vẫn, cứ, đang)

- Yêu cầu, mệnh lệnh (hãy, chớ, đừng)

- Khẳng định, phủ định (có, không, chưa, chẳng)

Đi

ra

-động từ

nhiều nơi những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.

- Đối tượng

- Hướng

- Địa điểm

- Thời gian

- Mục đích

-Phương tiện

- Cách thức

3. Kết luận :

* Ghi nhớ (sgk)

III- Luyện tập

1. Bài tập 1: Tìm các cụm ĐT có trong những câu sau:

a. còn đangđùa nghịchở sau nhà

PTĐTPS

b. yêu thươngMị Nương hết mực

ĐTPS

muốnkéncho con một người chồngthật

PTĐTPS

xứng đáng

c. Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán

- để có thì giờ

- đihỏi ý kiến em bé thông minh nọ

2. Bài tập 2:

Vẽ mô hình các cụm ĐT ở bài tập 1

Phần phụ trước

Trung tâm

phần phụ sau

t2t1

T1T2

s1s2

cònđang

đùanghịch

ở sau nhà

muốn

kén

cho con một người chồng thật xứng đáng

đành

để

tìm

đihỏi

cách giữ sứ thần nơi công quán...

thì giờ

ý kiến em bé thông minh nọ.

3. Bài 3: Nêu ý nghĩa của phụ ngữ:

- Chưa, không: biểu thị ý nghĩa phủ định

- Chưa: biểu thị ý nghĩa phủ định tính kịp thời, linh hoạt, nhanh nhạy.

- Không: biểu thị ý phủ định khả năng.

- Việc dùng phụ ngữ khẳng định sự thông minh, nhanh nhạy của chú bé.

4. Bài 4: Viết một câu trình bày ý nghĩa truyện: “treo biển” chỉ ra các cụm động từ trong đó?

- Các cụm DT: + Có ngụ ý khuyên răn người ta

+ Cần giữ vững quan điểm, chủ kiến của bản thân

+ Vẫn cần lắng nghe ý kiến của mọi người.

4. Củng cố, luyện tập :

- Thế nào là cụm động từ? Cấu tạo của cụm động từ?

- Nhận xét giờ học.

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập.

- Soạn bài : Đọc thêm: Mẹ hiền dạy con.

 Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Cụm động từ mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Tuần 16

Tiết 61

CỤM ĐỘNG TỪ

A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh

-Nắm được khái niệm cụm động từ

-Hiểu được cấu tạo của cụm động từ

B - Trọng tâm:Cấu tạo của cụm động từ

C - Phương pháp:Gợi tìm, tích hợp

D - Chuẩn bị:Đọc lại truyện “ Con Hổ có nghĩa”

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:

-Thế nào là động từ? Cho ví dụ ?

-Tìm động từcó trong ví dụsau: “ Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, Hổ lại đưa Dê hoặc Lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”

3) Bài mới:Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Gọi học sinhđọc ví dụtrong sách giáo khoa

-Tìm các động từ có trong câu?

-Các từ in đậm đó bổ xung nghĩa cho những từ nào?

-Khi những từ in đậm bổ xung nghĩa cho những động từ trên và kết hợp tạo thành cụm gì?

-Vậy ý nghĩa, chức vụ của các từ in đậm là gì?

-Thế thì cụm động từ là gì?

-thử lược bỏ các từ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?

-Tìm 1 động từ, sau đó tạo nó thành 1 cụm động từ?

-Rút ra ý nghĩa của cụm động từ?

-Đặt câu với cụm động từ?

-Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ mô hình cấu tạo của cụm động từ “ Đã đi nhiều nơi” và “ Cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người”

-Trước hết hãy tìm những phụ ngữ trước và sau của các động từ trong câu?

-Rút ra mô hình cụm động từ?

-Cho ví dụ về cụm động từ? và xếp chúng vào mô hình?

-Các phụ ngữ tước và sau có những tác dụng gì?

-Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phần bài tập

-Gọi học sinh làm bài tập 1

-Giáo viên nhận xét ghi diểm

-Gọi học sinh làm bài tập 3

-Giáo viên nhận xét, ghi điểm chi học sinh

- học sinh đọc ví dụ

- đi, ra, hỏi

- động từ vừa tìm

- cụm động từ

- bổ xung ý nghĩa và làm phụ ngữ

- Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ khác đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa

- Đầy đủ hơn so với động từ

- đã (pt), nhiều nơi (ps)

- cũng (pt), những câu đốm oái oăm (ps)

- Để (pt), mọi người (ps)

- Gồm 3 bộ phận

- học sinh cho ví dụ

- bổ xung nghĩa: qh , hướng, địa điểm...

- học sinh lên bảng làm

- học sinh làm bài tập

I - bài học:

1 - Cụm động từ là gì?

- Là loại tổ hợp do động từ với 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành

- Nhiều động từphải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa

- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn 1 động từ nhưng hoạt động giống động từ

ví dụ: Ăn cơm rồi

2 - Cấu tạo của cụm động từ:

PTPTTPS

ChưaThấyC trả lời

- Các phụ ngữ trước bổ xung cho động từ: ghệ, bian...

- Phụ ngữ sau: bổ xung về đối tượng, hướng

II - Luyện tập:

a)Còn đang đùa nghịch ở sau nhà

b)Yêu thương Mỵ Nương hết mực. Muốn kén cho con... Xứng đáng

c)Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ

Bài 3:Chưa và không đều có ý nghĩa phủ định

Chưa:Sự phủ định tương đối, hàm nghĩa có thể có trong tương lai

Không:Là phủ định tuyệt đối, hàm nghĩa không có

4) Củng cố:Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ

5) Dặn dò:

-Học bài + làm bài tập 2,4

-chuẩn bị: “ tính từ và cụm tính từ"

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------