Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Cây bút thần mới nhất - Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
TIẾT 30 + 31: Đọc thêm : CÂY BÚT THẦN
(Truyện cổ tích)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và những ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần với nhiều yếu tố thần kì
- Sự lặp lại tăng tiến của những tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại
- Nhận ra và phân tích các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ
- Tích cực học tập, khổ luyện thành tài, phục vụ tài năng cho chân chính.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.
2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra : Kết hợp bài học.
3. Bài mới :
Là một trong những truyện cổ tích thần kì, thuộc loại truyện kể về những con người thông minh, tài giỏi. Cây bút thần đã trở thành truyện quen thuộc với cả trăm triệu người dân Trung Quốc và VN từ bao đời nay. Câu chuyện khá li kì, xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một em bé nghèo khổ trở thành một hoạ sĩ lừng danh với cây bút kì diệu giúp dân diệt ác. Truyện diễn biến ra sao, bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung kiến thức cần đạt |
Hoạt động 1: Đọc- hiểu chú thích: Gv hướng dẫn cách đọc- GV đọc mẫu- hs đọc: Kể tóm tắt Giải nghĩ từ:Khảng khái, dốc lòng, mách bảo, mách lẻo, mãng xà Hoạt động 2 Đọc- hiểu văn bản: Truyện thuộc kiểu văn bản nào? - Truyện chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? ? Các nhân vật, nhân vật trung tâm? Nhân vật trung tâm gắn với hình tượng nào xuyên suốt truyện.? -Nhân vật trung tâm: Mã Lương gắn với hình tượng cây bút thần ? Đọc đoạn đầu và cho biết : ML được giới thiệu như thế nào? (Về hoàn cảnh, gia đình, bản thân) ? Cách giói thiệu ML có gì giống và khác cách giới thiệu trong những truyện cổ tích đã học? - Giống: Cách giới thiệu nhân vật quen thuộc của truyện cổ tích (hoàn cảnh, lai lịch) gây cho người đọc ấn tượng tốt đẹp về nhân vật. Khác: yếu tố thần kì chưa xuất hiện. ? Mã Lương học vẽ ntn. Hãy nhận xét cách học ( thời gian, địa điểm, những vật được vẽ,kết quả)? ? Những điều gì khiến Mã Lương vẽ giỏi như vậy? -Do xuất phát tự nguyên nhân thực tế, Mã Lương say mê, cần cù, chăm chỉ, khổ công lý tập không bỏ phí thời gian cùng ự thông minh vốn có. ? Qua việc học vẽ của Mã Lương khiến em liên tưởng đến câu châm ngôn, tục ngữ, thơ ca nào? -Tục ngữ: Có chí thì nên -Châm ngôn: Khổ luyện thành tài -Thơ Bác: ...Gian nan rèn luyện mới thành công ( Bài thơ Giã gạo- NKTTù) ? Nhận xét về Mã Lương qua việc học vẽ? ? Liênhệ so sánh cách học của ML với cách học của em và tự rút ra bài học gì cho bản thân? ? Ước mơ lớn nhất của ML là gì? *GV: Thông quan bức tranh minh hoạ cảnh ML nằm ngủ, tiên ông hiện lên trao ML cây bút thần.Gọi HS thuật lại đoạn truyện. ?Vì sao ML lại được thần tặng cây bút và chỉ cho khi ML đã vẽ thành tài? ?Hình ảnh thần trong truyện gợi cho em nghĩ đến những nhân vật nào trong truyện cổ tích? ý nghĩa của nhân vật bụt, tiên? * GV: Đây là hình ảnh đẹp trong các câu chuyện cổ tích. Họ thường xuất hiện kịp thời, đúng lúc để trợ giúp cho những nhân vật chính diện. Họ giúp đỡ người hiền lành, tốt bụng, chống lại cái ác. Họ là biêu tượng cho ước mơ của người xưa. Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng khi ML đã khổ luyện thành tài bằng chính sức lực của em( qua thử thách). Cây bút thần chỉ dành cho ML thúc đẩy tài năng của em vươn lên tới đỉnh cao nghệthuật( vẽ chim, cá thành thật) ?Hai nguyênnhân thực tế và yếu tố thần kì có quan hệ với nhau ntn? kể tên 1 số truyện cổ tích có yếu tố thân kì em biết? -Yêú tố thần kì chỉ dành cho người lao động chân chính thúc đẩy tài năng của họ theo mô típ k/c cổ tích- hướng thiện. (gợi nhớ đến chiếc nỏ thần, đũa thần, mâm thần, nhẫn thần, cây đèn thần...) ? Có tài năng, có cây bút thần ML đã sử dụng nghệ thuật như thế nào? ?Tại sao ML không dùng bút thần vẽ cho bản thân mà lại vẽ cho người nghèo? -ML nghèo nên thông cảm với người nghèo, từ thực tế bản thân em thấu hiểu hoàn cảnh và ước muốn của người nghèo khổ. Họ thiếu công cụ LĐ mặc dù họ có sức lao động Cũng như trước đây em có tài nhưng thiếu bút vẽ. ? Nếu có bút, em sẽ vẽ những gì cho ngườinghèo? ?Tại sao ML không vẽ cho họ của cải vàng bạc mà lại vẽ cày cuốc? - ML không giúp họ bằng của cải mà giúp họ bằng phương tiện LĐ. Rõ ràng em đẽ đem đến cho họ những thứ cần thiết nhất cho cuộc sống lao động lâu dài và lương thiện của họ. Sự giúp đỡ đó không biến họ trở thành người ăn bám mà giúp họ bằng việc LĐ chân chính để học tự nuôi sống mình, tự tạo hạnh phúc chân chính cho mình. ?Qua sự việc ML vẽ cho người nghèo đồ dùng cần thiết, ND ta muốn ta nghĩ gì về mục đích của tài năng? * GV chuyển ý: Những việc làm đầy nhân ái tốt bụng của ML cũng là đầu mối đểphát triển câu chuyện vàtô đậm thêm p/ chất của n/v ML: ? Kể tóm tắt hành động của tên địa chủ đối với ML. ?Cho biết tên địa chủ là người ntn? ? ML đã hành động ntn, hành động đó có ý nghĩa gì? -Vẽ tự vệ bảnthân để sống -Vẽ cung tên trừng trị địachủ dồn em vào chỗ chết => Hành động kiênquyết không phục vụ kẻ tham lam, tàn ác. Þ Tài năng không phục vụ cái ác mà chống lại cái ác. * Trực quan tranh hình, cho hs kể nội dung đoạn truyện phù hợp ? Hãy cho biết ông vua trong truyện đã có những hành động việc làm gì khi sai người đi bắt ML về. ? Tại sao vua vẽ mà không được theo ý muốn -Vua không có nghệthuật chân chính, bản chất tham lam,độc ác. Bút thần không phục vụ kẻ không có nghệthuật chân chính. ? Thái độ của ML qua các lần vua yêu cầu và đối xử với em. tay trừng trị vua, cả gia đình vua. ?Nhận xét vì sao thái độ của ML bộc lộ tăng dần. -ML: căm ghét vua càng tăng- ngấm ngầm- có cơ hội trừng trị tận gốc rễ, trừ ác cho dân. - ML: bộc lộ bản chất thông minh, đem nghệ thuật chân chính phục vụ chân chính, không sợ quyền uy. Dũng cảm, can đảm. ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện? -ML tiếp tục vẽ cho người nghèo -ML sống mãi trong lòng dân GV: Kết thúc truyện là kể sự việc tiếp tục như đang tiếp diễn, mở ra một hướng mới cho nhân vật, gây sự thích thú mới cho người đọc Hoạt động 2 Tổng kết: ? Câu truyện có ý nghĩa gì? 2 HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3 Luyện tâp ? Kể dẫn chứng 1 đoạn truyện em thích nhất? Cho biết vì sao? |
I. Đọc- hiểu chú thích: 1. Đọc, kể. - Đọc: Giọng chậm rãi, bình tĩnh, phân biệt lời kể và một sô nhân vật trong truyện - Kể tóm tắt: + Mã Lương thích học vẽ, say mê, kiên trì ở mọi lúc, mọi nơi. + Mã Lương được thần cho cây bút + ML vẽ cho người nghèo + ML vẽ cho tên nhà giàu + ML với tên vua độc ác + Vua chết ML về với nhân dân. 2. chú thích: - Giải nghĩa từ khó: (sgk-84) II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản : tự sự 2. Bố cục: 3 phần + Từ đầu -> hình vẽ: giới thiệu nhân vật + Tiếp ->hung dữ: Mã Lương với cây bút thần + Còn lại: Kết thúc truyện 3. Phân tích : a. Giới thiệu nhân vật Mã Lương -Về hoàn cảnh, gia đình: Mồ côi, sống nghèo khổ. - Bản thân:Thông minh, ham thích học vẽ, không có tiền mua bút. b.Mã Lương với cây bút thần: * Mã Lương học vẽ và được thần cho bút - Không có bút, tự học, tự khắc phục * khókhăn: - Dùng tay nhúng xuống nước vẽ tôm, cá lên đá. - Dùng que củi vẽ chim bay. Về nhà vẽ lên tường các đồ đạc. -Vẽ những vật thực tế trong tự nhiên, gần gũi với cuộc sống của em. -Vẽ ở mọi nơi, mọi lúc: Khi cắt cỏ, kiếm củi, khi lao động, lúc nghỉ ngơi ở nhà. => kết quả: Vẽ giỏi, tưởng như thật. Vẫn không có bút. - Em đã dốc lòng học vẽ. Khổ luyện thành tài. - Bút thần là phần thưởng xứng đáng thúc đẩy tài năng nghệ thuật của ML đến đỉnh cao kì diệu *Mã Lương vẽ giúp người nghèo: -Vẽ giúp người nghèo... -Vẽ trừng trị kẻ tham lam, độc ác. - ML vẽ cho người nghèo trong làng các vật dụng cần thiết trong cuộc sống lao động. -Đem tài năng chân chính phục vụ nhân dân, phục vụ chân chính. * Mã Lương Đối với địa chủ và vua gian ác: + Đối với tên địa chủ: -Địa chủ: Tham lam, độc ác: dụ dỗ, tức giận, nhốt em vào chuồng ngựa cho chết đói, chết rét-> Cho đầy tớ đuổi theo để giết em, cướp bút thần. - ML kiên quyết không phục vụ địa chủ, em biết tự vệ và trừng trị kẻ độc ác tham lam. +Đối với vua tham lam, gian ác: -Tàn ác với dân nghèo. ML rất căm ghét. -Tham lam bắt ML vẽ theo yêu cầu -Cướp bút thần: vẽ núi vàng- thành tảng đá; vẽ thỏi vàng- thành con mãng xà -Thả ML bảo em vẽ biển *Thái độ của ML: -Ngầm phản kháng: vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông -Giả vờ đồng ý: vẽ biển, cá, thuyền, sóng, gió -Không làm theo yêu cầu của vua: vờ không nghe thấy-> thẳng tay trừng trị vua, cả gia đình vua. - Không khoan nhượng, thẳng tay trừng trị vua tham lam, gian ác, diệt trừ cái các đến tận gốc rễ. c. Kết thúc truyện: ML tiếp tục dùng nhệ thuật phục vụ chân chính III.Tổng kết: 1.Nghệ thuật: Kết cấu tưởng tượng cây bút thần có khả năng kì diệu; nhân vật ML kì tài. 2.Nội dung: Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về công lí XH.Khẳng định tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác. Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về khả năng kì diệu của con người. *.Ghi nhớ: (sgk-85) III. Luyện tâp |
4-Củng cố,luyện tập :
GV khái quát nội dung bài học .
5 .Hướng dẫn học sinh học ởnhà:
- Nội dung và nghệ thuật của truyện.
-Học ghi nhớ.
- Tập kể chuyện diễn cảm; phân tích truyện .
-Soạn và đọc thêm văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng
-Chuẩn bị:Danh từ
Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Cây bút thần mới nhất - Mẫu giáo án số 2
Tuần: 8
Tiết:30+31
VĂN BẢN:CÂY BÚT THẦN
Truyện cổ tích
A - Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh
-Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích cây bút thần và 1 số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện
-kể lại được truyện
B - Trọng tâm:Ýnghĩa của truyện
C - Phương pháp:Hỏi - đáp
D- Chuẩn bị:vẽ 1 bức tranh về 1 chi tiết trong truyện mà em thích nhất
E - Các bước lên lớp:
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ:
-Kể vắn tắc truyện em bé thông minh? nhận xét những lần thử thách?
-Lời giải đố cho biết em bé là như thế nào? Ý nghĩa của truyện?
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
-giáo viên HD học sinh đọc VB -truyện chia làm mấy đoạn? -nội dung chính mỗi đoạn? -Gọi học sinh đọc theo đoạn? -HD học sinh tìm hiểu phần chú thích? -học sinh kể tóm tắc truyện theo đoạn? -ML thuộc kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện? -Kể tên 1 số nhân vật tương tự như ML mà em biết? -Hoàn cảnh của ML ở đoạn đầu truyện là gì? -Đối với công việc học vẽ thì ML có thái độ như thế nào? -Tìm chi tiết thể hiện điều đó? -Em có nhận xét gì về những bức tranh ML vẽ? -Khi chưa có bút vẽ thì ML đã vẽ như thế nào? -Qua những bức tranh đó, em nhận xét gì về việc vẽ của ML? -Vậy nhờ đâu ML vẽ giỏi, thành công như vậy? -Trước sự thành công đó ML mong gì? -ML được bút trong hoàn cảnh nào? -Thái độ của ML khi có bút? -tại sao ML được thần cho bút -Nhân xứng sự ban thưởng đó? -Ở đoạn 2 cho biết ML dùng bút thần để làm gì? -Em vẽ những gì cho họ? -Tại sao em không vẽ cho Vàng, Bạc, lúa gạo? -Thái độ của ML đối với họ như thế nào? -đoạn 3, Ml dùng bút thần để làm gì? -Em đã vẽ những gì? -những thứ em vẽ có theo yêu cầu họ không? -tại sao -bút thần này có điều gì kỳ lạ? -ML dùng bút thần để làm gì 2 tên vua và địa chủ? -Qua đó cho ta biết thêm đức tính gì ở Ml? -vậy để diệt trừ kẻ ác đòi hỏi ML phải có những điều kiện nào? -Chi tiết nào trong truyện lý thú và gợi cảm nhất? -Ý nghĩa của truyện? -giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập |
- 5 đoạn - học sinh đọc theo đoạn - học sinh kể - nhân vật có tài năng kỳ lạ hoặc mồ côi - nhà nghèo, mồ côi, sống vất vả - ham học: không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào, tiến bộ mau, vẽ ở mọi nơi - giống hệt như ngoài thực tế - lấy que vẽ dưới đất, trên tường - vẽ rất giỏi - sự say mê, cần cù, chăm chỉ, thông minh, khiếu vẽ - có bút - nằm mơ thấy thần cho bút - sung sướng - Vì có tâm, tài, chí, thông minh - xứng đáng - Vẽ cho dân làng - Cuốc, cày, thùng... - muốn họ tự lao động, không muốn họ lười nhát... - thương yêu họ - Vẽ cho địa chủ, vua - Cóc ghẻ, Gà trụi lông... - không – trái ngược - em ghét họ tham lam - chỉ ML vẽ được - trừng trị họ - dũng cảm, thông minh, mưu trí, ghét kẻ tham lam, độc ác, ức hiếp dân lành - thông minh, mưu trí, cây bút thần, dũng cảm |
I - Đọc, chú thích: Chú ý chú thích: 1, 3, 4, 7, 8 II – Tìm hiểu văn bản: 1 - những điều giúp ML vẽ giỏi: - không ngừng học vẽ - không bỏ phí thời gian - vẽ mọi lúc, mọi nơi - Say mê, cần cù, chăm chỉ, thông minh và khiếu vẽ có sẵn - Thần cho bút: Sự ban thưởng xứng đáng cho người có tâm, tài chí, niềm say mê, khổ công học tập 2 – Mã Lương sử dụng bút thần: a) Vẽ cho tất cả người nghèo khổ - Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng: vẽ phương tiện cần thiết cho cuộc sống -> Muốn cho họ tự lao động, không muốn họ lười biếng, thụ động b) Vẽ cho bọn địa chủ, vua: - Vẽ mũi tên -> bắn địa chủ - Vẽ cóc ghẻ - Vẽ Gà trụi lông - Vẽ giông bão -> không chịu vẽ -> vẽ ngược lại ý muốn của họ => Trừng trị kẻ ác, tham lam; chủ động diệt trừ kẻ ác để cứu dân 3 – Ý nghĩa của truyện: - Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội - Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, chính nghĩa, chống lại cái ác - Ước mơ, niềm tin về khả năng kỳ diệu của con người III - Luyện tập: 1 - học sinh kể lại đoạn truyện thích nhất 2 – Khái niệm truyện cổ tích, chứng minh đặc điểm của truyện cổ tích |
4) Củng cố:Truyện cổ tích là gì? từ truyện cây bút thần gợi cho em suy nghĩ gì về viêch học tập?
5) Dặn dò:Học bài + làm bài tập 1, 2 bài 8 SBT ;Chuẩn bị: “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
F – Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------