Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Chương trình ngữ văn địa phương mới nhất

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Chương trình ngữ văn địa phương mới nhất - Mẫu giáo án số 1

Ngày  soạn:

Ngày dạy

TIẾT 69: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- HS phân biệt được các phụ âm đầu tr/ ch, s/x ,r/d/gi,và l /.n.

2. Kĩ năng

- Biết sử dụng đúng các phụ âm đó  trong khi nói và viết.

3. Thái độ

- Tự xác định và có thái độ đúng khi ôn tập.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :          

1.Giáo viên : sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tài liệu tham khảo chuẩn ktkn.

2. Học sinh : sách giáo khoa, nháp, vở ghi….

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :

1.Ổn định tổ chức :

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra : Kết hợp trong bài mới.

3. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1 Nội dung luyện tập:

Đọc và viết đúng các phụ âm đầu

Đọc và viết đúng

Đọc và viết đúng

Hoạt động 2 Một số hình thức luyện tập

GV nêu yêu cầu- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2 .

HS trình bày trước lớp

Lớp nhận xét- GV sửa

1 HS lên bảng làm , các HS khác ở dưới lớp làm sau đó NX, GV NX chung , kết luận.

I.Nội dung luyện tập:

1. Đối với các tỉnh miền Bắc

-Phụ âm đầu tr/ ch : 

-Phụ âm đầu s/x

-Phụ âm đầu r/d/gi

-Phụ âm đầu l /.n

2. Đối với các tỉnh miền Nam

- Vần ac, at , ang,an

- Vần ươc, ươt, ương ,ươn.

-Thanh hỏi , ngã

3.Riêng với các  tỉnh miền Nam

-Phụ âm đầu  v/ d

II . Một số hình thức luyện tập :

1. Bài 1:

Điền tr/ ch, s/x ,r/d/gi,và l /.n vào chỗ trống .

Trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua, trôi chảy, trơ trụi, nói chuyện, chương trình, sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung, xung kích, xua đuổi, cái xẻng, xoèn xoẹt, xuất hiện, rũ rượi, rắc rối, giảm giá, rung rinh, rùng rợn, giang sơn, rau diếp cá, lạc hậu, nói liều, gian lao, gian nan, nết na, lương thiện, lỗ chỗ, lén lút, nuột nà, nao núng, lung lay.

2 .Bài 2: Lựa chọn từ điền vào chỗ trống .

a) Vây cá, sợi dây, dây diện, giây phút, bao vây, dây dưa, vây cánh.

b) Giết giặc, da diết, văn viết, chữ viết, giết chết, yết hầu, chiết cành.

c) Hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang, văn vẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ đẹp, giẻ rách, rẻ đắt.

3.Bài 3 : Chon s/ x để điền vào chỗ trống cho thích hợp .

- Bầu trời xám xịt như xà xuống mặt đất. Sấm rền vang, chớp loé sáng rạch xé cả không gian. Cây sang già trước cửa sổ, trút lá theo trận lốc, trơ lại những cành  xơ xác khẳng khiu. Đột nhiên trận mưa đông sầm sập đổ, gõ lên mái tôn loảng xoảng.

- Thắt lưng buộc bụng, buột miệng nói ra; cùng một ruộc, con bạch tuộc, thẳng đuồn đuột, quả dưa chuột, trắng muốt, con chẫu chuộc.

-Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, ngày giỗ, lỗ mãng, đồ cổ, ngẫm nghĩ.

4 .Bài 7 : Gv đọc học sinh chép viết chính tả 

   

4. Củng cố, luyện tập :

            - Giáo viên nhận xét giờ học.

5 .Hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:

            - Học bài.về nhà làm bài tập 4,5.6 .

             - Chuẩn bị bài : Hoạt động ngữ văn : Thi kể chuyện.

Giáo án Ngữ văn lớp 6 Bài Chương trình ngữ văn địa phương mới nhất - Mẫu giáo án số 2

Tuần: 18

Tiết: 69, 70

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG

A - Mục đích yêu cầu:  Giúp học sinh

-Nắm được 1 số truyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hóa dân gian địa phương nơi mình sinh sống

-Biết liên hệ và so sánh với phần học dân gian đã học trong ngữ văn 6 tập 1 để giống và khác nhau của 2 bộ phận văn học dân gian này

B - Trọng tâm:   Truyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hóa dân gian ở địa phương

C - Phương pháp:   Gợi tìm

D - Chuẩn bị:   học sinh tìm hiểu ở nhà trong SGK, Giáo viên sưu tầm các trò chơi dân gian

E - Các bước lên lớp:  

1) Ổn định lớp: 

2) Kiểm tra bài cũ:   Em đã học được những thể loại văn học dân gian nào?

3) Bài mới:  Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

-Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

-Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, ý nghĩa, của bài học chương trình địa phương

-Chia nhóm, cho học sinh thảo luận theo các vấn đề đã chuẩn bị ở nhà trong phần “ Tìm hiểu ở nhà”

-Giáo viên quan sát, theo dõi việc trao đổi, thảo luận của học sinh

-Gọi học sinh đại diện cho nhóm kể miệng về 1 truyện dân gain có ở địa phương em

-Giáo viên nhận xét, ghi điểm

-Đọc diễn cảm văn bản truyện đã sưu tầm

-Giáo viên nhận xét, ghi điểm

-Gọi học sinh biểu diễn hoặc giới thiệu trò chơi dân gian

-Giáo viên nhận xét, đánh giá giờ học chương trình địa phương

- học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm

- học sinh đại diện nhóm trình bày kể - kể

- học sinh đọc diễn cảm

- học sinh đại diện nhóm trình bày

I - Mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của chương trình ngữ văn địa phương:

- Liên hệ những kiến thức đã học với những hiểu biết về quue hương và văn học. Khai thác, bổ sung và phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương

- Gắn kết kiến thức đã học với những vấn đề đang đặt ra ở địa phương

--> Giúp học sinh hiểu biết, hòa nhập với nơi mình đang sống

II - nội dung tiến hành:

1 - Kể lại 1 truyện dân gian ở địa phương em:

- Truyền thuyết về núi Ngũ Hành ( Ngũ Hành Sơn)

2 - Đọc diễn cảm văn bản truyện dân gian ở địa phương đã sưu tầm:

3 - Giới thiệu trò chơi dân gian:

- Bài chòi

- Hát hò khoan

- Lô tô

4) Củng cố:   Qua giờ học chương trình địa phương đã giúp được gì cho em?

5) Dặn dò: 

-Học bài, Sưu tầm 1 số câu ca dao. tục ngữ, vè ở đại phương

-Chuẩn bị: “Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện”

F – Rút kinh nghiệm:

------------------------------------------------------------------------------------------------------