Ngày soạn:
Ngày dạy
TIẾT 51. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu đc đề văn thuyết minh. Yêu cầu cần đạt khi làm một bài văn thuyết minh. Cách quan sát, tích luỹ tri thức và vận dụng các phương pháp để làm bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát và nắm được đặc điểm, cấuthành nguyên lí vận hành, công dụng,… của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý , lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
3. Thái độ:
- Có rèn các kĩ năng làm bài văn , tích luỹ tri thức để tạo lập văn bản thuyết minh.
- Có thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc học tập.
II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...
2. HS: Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:
2. Kiểm trađầu giờ:
H: Thế nào là văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì?
- Là kiểu văn bản cung cấp tri thức về dặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật,hiện tượng, bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu. Nó cung cấp tri thức khách quan, trung thực và chính xác.
3. Bài mới :Để giúp các em biết cách làm bài văn thuyết minh và nhận diện đề bài thuyết minh , chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh: - Đọc các đề văn (SGK –tr 137-138). - GV ghi đề lên bảng. H:Các đề này nêu lên điều gì? H: Vậy đối tượng thuyết minh có thể gồm những loại nào? H: Vì sao em biết đó là đề văn thuyết minh? - Vì các đề này không yêu cầu kể câu chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giảI thích-> là đề văn thuyết minh. H: Em hãy ra một đề văn thuyết minh tương tự ? - Chuyển ý: - Đọc bài văn ( SGK- 138). H:Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì? H: Nếu so sánh với bài văn miêu tả chiếc xe đạp, em thấy bài này khác như thế nào? - GV: Nếu miêu tả thì phải miêu tả cụ thể chiếc xe đạp của em: xe màu gì? Xe nam hay xe nữ? Nơi sản xuất… . Thuyết minh chỉ yêu cầu trình bày về xe đạp nói chungnhư một. (Nêu cấu tạo, tác dụng của nó.) - Đọc thầm bài văn. H: Chỉ ra ba phần mở bài, thân bài, và kết bài? Cho biết nội dung H: Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết trình bày cấu tạo xe như thế nào? - Gồm ba phần: bộ phận truyền động, bộ phận điều khiển, bộ phận chuyên chở. H: Các bộ phận ấy được giới thiệu như thế nào? có hợp lí không? - Giới thiệu theo trình tự hợp lí, theo lối liệt kê.: khung, bánh , càng , xích, líp, đĩa, bàn đạp. H:Bài văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? H: Nhận xét gì về ngôn từ trong bài văn? H: Đề văn thuyết minh có nhiệm vụ gì? Để làm bài văn thuyết minh ta cần chú ý điều gì? Bố cục một bài văn thuyết minh? H: Nêu cách làm bài văn thuyết minh? - Đọc ghi nhớ. HĐ3.HDHS luyện tập: - Gv gọi hs đọc và xác định yêu cầu bài tập. - Y/ C hs xác định bố cục của bài văn thuyết minh. - Nêu mở bài, các nội dung chính trong thân bài, kết bài. - HS làm bài. gọi hs đọc dàn bài. - HS nhận xét. - GV sửa chữa, bổ sung. |
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh: 1. Đề văn thuyết minh: a. Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam. b. Giới thiệu một tập thơ. c. Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. d. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. e.Thuyết minh về chiếc xe đạp. g. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến. h. Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương. i. Thuyết minh về một giống vật nuôI có ích. k. Giới thiệu hoa ngày tết ở Việt Nam. l. Thuyết minh về một món ăn dân tộc. m. Giới thiệu về tết trung thu ở Việt Nam. n. Giới thiệu một đồ chơi dân gian. * Nhận xét: Các đề nêu lên đối tượng thuyết minh. - Đối tượng thuyết minh có thể là con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết... - Các đề này không yêu cầu kể câu chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giảI thích-> là đề văn thuyết minh. Đề bài: Thuyết minh về cây tre Việt Nam. 2. Cách làm bài văn thuyết minh: a. Bài tập: * Tìm hiểu đề: - Đối tượng thuyết minh: chiếc xe đạp. - Nội dung: cấu tạo, tác dụng của phương tiện giao thông: xe đạp. * Bố cục, nội dung: +)Mở bài: Từ đầu-> nhờ sức người: giới thiệu chung về xe đạp. +)Thân bài: Tiếp -> hoạt động thể thao: thuyết minh cấu tạo và công dụng của xe đạp. +) Kết bài: Còn lại: khẳng định vai trò của xe đạp trong tương lai. * Phương pháp thuyết minh: - Phương pháp phân tích, phân loại. - Phương pháp liệt kê. * Ngôn từ, chính xác, dễ hiểu. b. Nhận xét: - Xác định đối tượng thuyết minh. -Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh và phạm vi tri thức về đối tượng thuyết minh. (nguồn gốc, lịch sử, hình thức, đặc điểm, tác dụng... - Chọn lựa các chi tiết, các kiến thức phù hợp với đối tượng thuyết minh... - Xác định và sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp với đối tượng thuyết minh, mục đích thuyết minh. - Sử dụng ngôn từ chính xác, giản dị, dễ hiểu...để trình bày vấn đề. 3. Ghi nhớ: III. Luyện tập: 1. Bài 1( 140). Lập ý và lập dàn ý cho đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. a. Mở bài: Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam. b. Thân bài: - Hình dáng của nón.(hình chóp nhọn) - Nguyên liệu làm nón.( lá cọ...) - Cách làm nón.( lợp trên khuôn, dùng cước khâu...) - Nón thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón?( Huế) - Tác dụng của nón trong đời sống của người Việt Nam.( đội đầu, làm duyên. Múa hát...) - Có thể dùng nón làm quà tặng. - Em suy nghĩ gì về việc nón trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam? c. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam. - Trong cuộc sống hiện tại, khi có nhiều đồ ding đội đầu khác, vai trò của nón Việt Nam như thế nào? |
4. Củng cố, luyện tập:
H: Đề văn thuyết minh nêu vấn đề gì?Nêu cách làm bài văn thuyết minh?
5.Hướng dẫn hs học ở nhà:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương ( phần Văn) - trả lời câu hỏi SGK.