Giáo án Ngữ văn 8 Bài Hai cây phong mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Hai cây phong mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy

TIẾT 33.

VĂN BẢN:HAI CÂY PHONG

Trích: “Người thầy đầu tiên”

(Ai- ma-tốp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.

- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương,với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- sen.

- Cách xây dựng mạch kể ; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự; cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.

3. Thái độ:

- GD cho hs lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, sách tham khảo, chuẩn kt kn.

2. HS: Chuẩn bị bài, đọc,tóm tắt văn bản, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2. Kiểm tra đầu giờ:

H: Phân tích kiệt tác của cụ Bơ-men? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích?

- Cụ Bơ- Men là một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi , râu xồm, sống bằng cách làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ tuổi, mơ ước vẽ được một kiệt tác. Cụ lo lắng cho số phận của Giôn- xi,cụ lẳng lặng vẽ chiếc lá trên tường vào đêm mưa, bão tuyếtlạnh giá, Chiếc lá ấy đã cứu Giôn xi => Hành động cao cả, hi sinh thầm lặng vì ng khác điều đó nói lên tấm lòng yêu thương vô hạn của cụ Bơ men dành cho Giôn-xi.

- Chiếc lá rất giống chiếc lá thật , (cuống lá có màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa), không ai nhận ra là lá vẽ và đặc biệt hơn chiếc lá đã cứu sống một con người. Chiếc lá đc vẽ bằng t/y thương và bằng chính nghị lực sống của cụ Bơ-men-> xứng đáng là một kiệt tác.

* Nội dung: Ca ngợi tình yêu thương cao cả hi sinh vì người khác của những ng nghệ sĩ nghèo.

NT: Truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho ng đọc.

3. Bài mới :

Cư-rơ-gư-xtan là một nước cộng hoà ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Đó là một đất nước tươi đẹp có núi đồi và thảo nguyên trùng điệp, có những áng mây lơ lửng, diệu kì. Nhà văn Ai-ma-tốp đã thể hiện tình yêu quê hương đất nươc mình qua tác phẩm “Người thầy đầu tiên” mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích trong đó qua vb : “Hai cây phong”.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1.HDHS đọc- tìm hiểuchú thích:

- GV hướng dẫn đọc: giọng kể, chú ý các từ ngữ miêu tả.

GV đọc mẫu, Hs đọc, nhận xét.

- Gọi hs tóm tắt văn bản.

H: Theo dõi chú thích sao (SGK-99).

Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?

(Ông là một kỹ sư nông nghiệp, vì yêu quê hương và có tâm hồn nhạy cảm nên từ 1985 ông chuyển sang nghề viết văn và trở thành nhà văn nổi tiếng).

Tác phẩm tiêu biểu: Gia-mi-li-a, Núi đồi và thảo nguyên, Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà, Vĩnh biệt Gun-xa-rư, Con tàu trắng, Một ngày dài hơn thế kỉ…

H: Giải thích các từ “thảo nguyên”, “hải đăng”?

“hải đăng” -> từHán Việt đã học ở lớp 6.

HĐ2. Đọc hiểu văn bản:

H: Xác định thể loại văn bản?

H: Chia bố cục văn bản và nêu nội dung chính của văn bản?

H:Căn cứ vào đại từ nhân xưng “tôi”. “chúng tôi” trong truyện hãy xác định hai mạch kể lồng vào nhau trong văn bản?

H:Trong mạch xưng “tôi” người kể chuyện giới thiệu về mình như thế nào? Theo em, “tôi” có phải là nhà văn không?

H: Người kể chuyện lựa chọn trình tự kể chuyện ntn?

( Người kể giới thiệu mình là hoạ sĩ, đứng ở hiện tại để kể chuyện nên xảm xúc về hai cây phong trong lòng người kể từ hiện tại trở về quá khứ -> tạo thành mạch kể thứ hai.Không nhất thiết là nhà văn -> nói chính xác là nhà văn hoá thân vào nhân vật “tôi” để kể chuyện.. )

H:Trong mạch kể xưng ”chúng tôi” người kể là ai? Tại sao lại xưng như vậy?

- Người kể vẫn là “tôi” nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể cũng là một cậu bé trong bọn nhằm khắc hoạ thêm vẻ dẹp của tuổi thơ gắn bó với hai cây phong..

-> nghệ thuật kẻ chuyện hết sức độc đáo.

H: Mối quan hệ của hai mạch kể? Tác dụng?

H: Vì sao có thể nói mạch kể chuyện của người kể xưng “tôi” quan trọng hơn?

- Dựa độ dài văn bản của hai mạch kể, “tôi” có cả ở hai mạch kể.

- Gọi HS đọc đoạn đầu:

H: Trong cái nhìn của nhân vật tôi hai cây phong hiện lên như thế nào?

( Vị trí, hình dáng, hoạt động,âm thanh)

H:Tình cảm của nhân vật tôi đối với hai cây phong như thế nào?

H:Nói về hai cây phong nghười họa sĩ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?

tác dụng?

H:H: kết hợp tranh với các chi tiết miêu tả trên, em hãy nhận xét về bức tranh hai cây phong qua cái nhìn của người họa sĩ?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc, tóm tắt:

2.Tìm hiểu chú thích:

a.Tác giả: Ai-ma-tốp (11/12/1928) là nhà văn lớn của Cư-rơ-gư-xtan (thuộc Liên Xô trước đây).

b.Tác phẩm:

Văn bản là phần đầu của truyện “Người thầy đâu tiên”.

c. Từ khó :(SGK).

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thể loại: truyện vừa

2. Bố cục: Hai phần

+ Phần 1: Từ đầu-> chiếc gương thần xanh.

+ Phần 2: tiếp-> xa thẳm biêng biếc kia.

( phần còn lại gắn với mạch kể của phần 1)

3. Phân tích:

a. Hai mạch kể lồng ghép trong văn bản.

+Người kể chuyện xưng “tôi” (từ đầu...

chiếc gương thần xanh” và “tôi lắng nghe”...

đến hết)-> mạch kể thứ nhất

+ Người kể xưng “chúng tôi” ( từ “vào năm học cuối cùng”... “biêng biếc kia”)-> mạch kể thứ hai.

- Người kể giới thiệu mình là hoạ sĩ- xưng “tôi”.

- Người kể chuyện theo trìnhtự từ hiện tại trở về quá khứ -> tạo thành mạch kể thứ hai.

- Người kể vẫn là “tôi” nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể cũng là một cậu bé trong bọn nhằm khắc hoạ thêm vẻ đẹp của tuổi thơ gắn bó với hai cây phong..

-> nghệ thuật kể chuyện hết sức độc đáo.

=> Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả những tình cảm, những kỉ niệm nhất là thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp.

b. Hình ảnh hai cây phong:

b.1 Hai cây phong trong cái nhìn của họa sĩ:

- Vị trí: Gữa ngọn đồi phí trên làng có hai cây phong lớn.

- Đặc điểm:

+ Có tiếng nói riêng

+ Có tâm hồn riêng.

-Hình dáng:Hai cây phong như những ngọn hải đăng đặt trên núi.

- Âm thanh:

+ Chan chứa những lời ca êm dịu

+ không ngớt những tiếng rì rào theo nhiều cung bậc(như làn sóng thỷ triều vỗ vào bãi cát... thì thầm thiết tha nồng thắm... khắp lá cành cất tiếng thở dài ...reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy rừng rực)

- Hoạt động:Nghêng ngả thân cây, lay động lá cành.

- Tình cảm của tôi:

+ Hai cây phong gợi nhiều cảm xúc( đixa về đưa mắt tìm hai cây phong, mong được nhìn thấy hai cây phong đến với hai cây phong)

- NT : So sánh, nhân hóa, dùng các từ láy

nhằm khắc họa hình ảnh cây phong và tình cảm đối với cây.

=> Chỉ bằng một đôi ba nét phác thảo của một nghệ sĩ, hình ảnh hai cây phong hiện lên với đường nét, màu sắc pha lẫn âm thanh thật tuyệt diệu, có tâm hồn, rất gắn bó con người.


4. Củng cố , luyện tập:

H: Chỉ ra hai mạch kể lồng ghép trong văn bản? tác dụng của cách kể chuyện đó? Nêu vẻ đẹp của hình tượng hai cây phong?

5.Hướng dẫn HS học ở nhà: Học bài, ghi nhớ, xem lại các bài tập, tập làmthành bài văn hoàn chỉnh. ,chuẩn bị bài: “Hai cây phong” (tiếp)

Ngàysoạn:

Ngày dạy

TIẾT 34.

VĂN BẢN:HAI CÂY PHONG ( TIẾP)

Trích : “Người thầy đầu tiên”

(Ai- ma-tốp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS hiểu được ngòi bútđậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả hai cây phong và nguyên nhân khiến hai cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.

2.Kĩ năng:

- Học sinh có kỹ năng phân tích, tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật.

3.Thái độ:

- GD cho hs lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình, lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, sách tham khảo,chuẩn kt kn.

2.HS: Chuẩn bị bài, đọc,tóm tắt văn bản, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Phân tích hình ảnh hai cây phong? Nêu tác dụng của nt kể chuyện hai mạch kể lồng ghép ? => Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả những tình cảm, những kỉ niệm nhất là thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp.

- Chỉ bằng một đôi ba nét phác thảo của một nghệ sĩ, hình ảnh hai cây phong hiện lên với đường nét, mầu sắc pha lẫn âm thanh thật tuyệt diệu, có hồn, rất gắn bóvới bọn trẻ..

3. Bài mới :Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu hai mạch kể của văn bản, những h/a của hai cây phong để hiểu rõ hơn về nội dung văn bản và tình cảm của người kể chuyện chúng ta sẽ học tiết hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1. HDHS đọc hiểu văn bản (tiếp):

- Y/C hs đọc đoạn văn “ Vào năm học cuối cùng”/ 98.

H: Trong mạch kể xưng “chúng tôi” h/ả làm cho bọn trẻ ngây ngất?

H: Theo em phần này có thể chia thành mấy đoạn nhỏ?

- Chia hai đoạn nhỏ: Đoạn trên liên quan đến hai cây phong, đoạn dưới là thế giới đẹp đẽ mở ra trước mắt bọn trẻ, thu hút bọn trẻ làm chúng ngây ngất.

H: Tìm những chi tiết miêu tả hai cây phong?

H: Em nhận xét gì về nghệ thuậtmiêu tả của người kể?

- Phác thảo đôi nét, từ láy, nhân hoá

Lại có hình ảnh đàn chim chao đi chao lại làm nền-> sống động.

- Y/C hs quan sát tranh (SGK-97),

- Y/C học đọc thầm “ Đất rộng bao la”- 89.

H: Những hình ảnh nào hiện ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên cành phong?

H: Biện pháp nghệ thuật nào đc người kể sử dụng?

H: Em nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên bọn trẻ cảm nhận được từ trên cao nơi hai cây phong?

- Bức tranh thiên nhiên ấy khợi gợi trong tầm hần bọn trẻ điều gì?

H: Hai cây phong có ý nghĩa gì trong tâm hồn người kể chuyện?

HĐ2. HDHS tổng kết:

H: Sau khi học văn bản em cảm nhận đc gì về nội dung và nghệ thuật?

HĐ3. HDHS luyện tập:

*HS đọc các đoạn người kể xưng “tôi”.

- Thảo luận nhóm 5 phút.

- Báo cá kq theo nhóm.

=>GV kết luận.

* Gv: thầy Đuy-sen chính là người thầy đầu tiên của cô bé An-tư-nai cách đây 40 năm mà gần đây người kể mới biết. Thầy đã đem hai cây phong này trồng trên đồi cùng An-tư-nai và gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học sẽ lớn lên trở thành người hữu ích.

H:Người kể đã sử dụng biên pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?

- Nhân hoá, sinh động hơn.

H: Tại sao nói hai cây phong trong đoạn văn kể xen mtả này được miêu tả hết sức sống động như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người hoạ sĩ?

-Chúng có tiếng nói riêng, hẳn có tâm hồn riêng, thì thầm thiết tha nồng thắm, có khi im bặt một thoáng rồi khắp lá cành lại thở dài một loạt như tiếc thương người nào…

H: HS nêu đoạn văn và lí do thích đoạn văn đó?

- Học thuộc đoạn văn.

II. Đọc - hiểu văn bản( tiếp):

b.2 Hình ảnh hai cây phong trong kí ức tuổi thơ:

- Hai cây phong khổng lồ.

- Nghiêng ngả đung đưa chào mời

- Bóng rậm mát rượi, tiếng lá xào xạc dịu hiền

- Cành cao ngất, ngang tầm chim bay

- Nơi trú ngụ của các loài chim hấp dẫn bọn trẻ.

-NT: T/g dùng từ láy,phép nhân hoá…

lại có hình ảnh đàn chim chao đi chao lại làm nền-> h/ả trở nên sống động.

* Hình ảnh thế giới mở ra trước mắt bọn trẻ:

- Chân trời xa thẳm...

- Thảo nguyên hoang vu,

- Dòng sông lấp lánh

- Làn sương mờ đục

- Nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên.

- Chuồng ngựa của nông trang trông bé tí teo…

NT:Phép liệt kê, phương thức: kể xen lẫn miêu tả và biểu cảm.

=> Đó là những bức tranh thiên nhiên rộng lớn, huyền ảo, đầy đường nét, mầu sắc làm tăng chất bí ẩn, quyến rũ của những miền đất lạ,khơi gợi ước mơ khao khát trong tâm hồn trẻ thơ.

c. Ý nghĩa của hai cây phong :

- Hai cây phong là biểu tượng của quê hương, gắn với tình yêu quê hương da diết.

- Gắn bó với kỉ niệm tuổi thơ của tuổi học trò.Khơi gợi bao ước mơ khát vọng của tuổi thơ.

- Là nhân chứng cho câu chuyện cảm động về thầy Đuy-sen( người thầy đầu tiên)

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Hai mạch kể lòng ghép, trình tự kể từ hiện tại về quá khứ; sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, phép nhân hóa, kiệt kê sinh động.cảm xúc chân thành tự nhiên.

2. Nội dung:

- Trong đoạn tríchhai cây phong được miêu tả hết sức sinh động. Bằng ngòi bút chấm phá hội họa hai cây phong hiện lên có đường nét, có màu sắc, âm thanh, có tâm hồn.Từ đó người kể truyện truyền cho chúng tatình yêu quê hương da diết và tình cảm xúc động đặc biệt. Đặc biệt hơn đó là hai cây phong gắn bó với câu chuyện về thầy Đuy- sen , người đã vun trồng ước mơ cho những học trò nhỏ của mình.

* Ghi nhớ: SGK/ 10

IV. Luyện tập:

1. Nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể chuyện?

- Hai cây phong được nhân hoá trở nên sinh động có linh hồn.

- Hai cây phong trong đoạn này được miêu tả sống động, âm thanh chiếm vị trí khá lớn.

- Hai cây phong còn được tả bằng tâm hồn, trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ.

HS có thể chọn 1 trong 2 đoạn sau:

- “Trong làng tôi... ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.

- “Vào năm học mới...không gian bao la và

ánh sáng”.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Hình ảnh mở ra trước mắt bọn trẻ khibọn trẻ ở trên cây phong là h/ả gì?

H: Nêu ý nghĩa của hai cây phong?

5.Hướng dẫn HS học ở nhà:Học bài, ghi nhớ

Chuẩn bị : Viết bài tập làm văn số 2.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Hai cây phong – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 33 – 34

Hai cây phong

- Ai Ma Tốp-

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Phát hiện trong bài có hai mạch kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu.

- Hai cây Phong được miêu tả như thế nào? Tại sao lại miêu tả xúc động như thế.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: Giáo án, chân dung nhà văn.

2.Trò: Phiếu học tập.

III. Các bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Phân tích đặc điểm nhân vật cụ Bơ men? Phát biểu cảm nghĩ của em về kiệt tác của cụ?

H: Nêu nét độc đáo về nghệ thuật và nội dung của văn bản?

3. Các hoạt động:

*Giới thiệu:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I.

- GV yêu cầu HS đọc văn bản, chú ý giọng tha thiết, tình cảm.

- GV: Giải thích một số từ ngữ khó dựa vào phần chú giải.

H: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?

GV: 3 truyện: “Người thầy đầu tiên”, “Cây phong non trùm khăn đỏ”, “Mắt lạc đà” ông còn viết nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như: “Vĩnh biệt Giun xa ru (1966)”, “Con tàu trắng(1970)”, “Một ngày dài hơn thế kỉ(1980)”…

- GV: Đoạn trích thuộc phần đầu của truyện “Người thầy đầu tiên”.

H: Tóm tắt truyện dựa vào phần chú thích?

*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

H: Trong bài có mấy mạch kể chuyện? Xác định và nhận xét về các mạch kể này?

H: “Tôi và chúng tôi” ở đây emhiểu như thế nào?

H: Theo em hai mạch kể (Mạch kể xưng tôi) mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?

H: Trong mạch kể chuyện xưng “Chúng tôi” có mấy đoạn? 2 đoạn nói về sự việc gì?

H: Tìm những chi tiết giới thiệu về 2 cây phong trong mạch kể “chúng tôi” gây ấn tượng về 1 thời thơ ấu?

H: Ngoài những chi tiết miêu tả 2 cây phong, tác giả còn miêu tả hình ảnh nào nữa?

H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đọan văn này? Tác dụng?

- GV: Bức tranh thiên nhiên nhiều màu vẽ => kỉ niệmnhớ mãi => vẻ quyến rũ của một miền đất lạ.

H: Từ trên cành cao phóng tầmmắt ra xa nhân vật “chúng tôi” đã nhìn thấy những gì?

H: Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên trong đoạn văn? Bức tranh thiên nhiên ấy có vẻ đẹp như thế nào?

H: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi, nguyên nhân nào khiến 2 cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?

H: Tác giả kể và miêu tả 2 cây phong có từ bao giờ và ở vị trí nào?

H: Tình cảm của nhân vật Tôi đối với 2 cây phong này như thế nào? Tìm các đoạn văn diễn tả tình cảm gắn bó nhất của tác giả với 2 cây phong?

H: Nhận xét về mạch kể của những đoạn văn này?

H: Tìmnhững từ ngữ miêu tả trong bài văn?

H: Ngoài sử dụng từ ngữ miêu tả tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào?

H: Tìm những từ ngữ miêu tả bằng nghệ thuật nhân hoá?

H: Tác dụng của biện pháp này?

H: Qua cách kể xen lẫn tả em thấy hai cây phong có vẻ đẹp như thế nào?

H: Tình cảm của tác giả đối với hai cây phong?

H: Em biết gì về kỉ niệm giữa thầy Đuy sen và 2 cây phong?

*Hoạt động 3: Tổng kết.

H: Nghệ thuật chính tác giả sử dụng trong truyện là gì?

H: Nêu nội dung của truyện? để gửi gắm ước mơ, hi vọng về cô bé như thân cây non không ngừng phát triển tiếp tục học hành.

- 2, 3 em đọc.

=> Nhận xét cách đọc.

- Tác giả: xuất thân trong 1 gia đình viên chức. Năm 1953 ông tôt nghiệp đại học nông nghiệp trở thành cán bộ kĩ thuật chăn nuôi. Mờy năm sau ông học tiếp về văn học => hoạt động báo chí và viết văn. Ông được dư luận đánh giá cao ngay từ tác phẩm đầu tay Giamilia (1958) tập “núi đồi thảo nguyên”(1961) được giải thưởng Lê Nin gồm 3 truyện.

=> HS tómtắt.

=> 2 mạch kể: kể xưng “tôi” từ đầu => gương thần xanh. Đoạn cuối: Tôi lắng nghe => hết.

- Người kể xưng chúng tôi: từ vào năm học … biêng biếc kia”.

=> 2 mạch kể ít nhiều phân biệt và lồng vào nhau. “tôi” là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu mình còn là hoạ sĩ.

“chúng tôi” vẫn là người kể chuyện trên nhưng lại kể nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy. Người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong nhóm.

=>2 đoạn: 2 cây phong và kí ức tuổi thơ.

=> 2 cây phong khổng lồ… dịu hiền … các mấu các cành cây cao ngắt cao ngang đến tầm cách chim bay với bóng râm mắt rượi.

=> Bức tranh thiên nhiên kì ảo, hay đàn chim hoảng hốt kêu lên…

=> kể xen tả => tuy phác hoạ những nét tiêu biểu của 2 cây phong nhưng đúng là những nét phác hoạ của một hoạ sĩ 2 cây phong đẹp như một bức tranh thiên nhiên.

=> đất rộng bao la, chân trời xa thẳm, những dòng sông lấp lánh làn sương mờ đục thảo nguyên hoang vu…

=> phong cảnh thiên nhiên đẹp như một bức phông làm nền để tô thêm vẻ đẹp tự nhiên của 2 cây phong tô điểm thêm cho bức tranh của người học sĩ.

=> 2 cây phong đã gắn bó với những kỉ niệm xa xưa của tuổi học trò “tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy bên cạnh chúng như 1 mảnh vỡ của những chiếc gương thần xanh”.

=> Từ khi còn thơ ấu, nằmgiữa một ngọn đồi 2 cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về người thầy đầu tiên Đuy Sen và cô bé An tư nai gần 40 năm về trước => chính thầy Đuy sen đã trồng.

- Đ1: phía trên làng tôi … thân thuộc ấy.

- Đ2: Đã bao lần … ngây ngất.

- Đ3: Trong làng tôi … cháy rừng tực.

- Kể xen lẫn tả.

- Ngoài miêu tả hiện thực khách quan còn miêu tả bằng trí tưởng tượng của tác giả và tâm hồn của người nghệ sĩ tác giả còn “cảm biết được chúng” tuy không nhìn thấy chúng.

(Thầy đem 2 cây phong về trồng trên đồi cao cùng An tư nai, thầy gửi gắm vào đó ước mơ hy vọng về những đứa trẻ).

- Kể theo trình tự không gian thời gian nhìn phía trên, nhìn ra xa trong làng, về sau, vào năm học.

- Liên tưởng, nhân hoá, so sánh, hồi tưởng.

- Để gửi gắm ước mơ, hi vọng về cô bé như thân cây non không ngừng phát triển tiếp tục học hành.

I. Đọc – Chú thích.

1. Đọc.

2. Chú thích

a. Tác giả.

b. Tác phẩm.

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ.

=> ấn tượng khó quên ở năm học cuối cùng trước kì nghỉ hè.

2. Hai cây phong và thầy Đuy Sen.

- Là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về người thầy đầu tiên Đuy Sen.

- Nghiêng ngả thân cây lay động lá cành, xô gãy cành, trơ trụi lá.

- Âm thanh: tiếng lá reo rì rào im bặt … thở dài => sinh động như con người.

* Ghi nhớ: SGK

III. Luyện tập:

4. Đánh giá kết quả học tập:

? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh hai cây phong?

5. Hoạt động nối tiếp:

- Soạn bài: “Nói quá”.