Giáo án Ngữ văn 8 Bài Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 80. THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- HS hiểu được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích yêu cầu cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp ( cách làm).
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng quan sát đối tượng cần thuyết minh : một phương pháp cách làm.
- Tạo lập một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có dộ dài 300 chữ.
3.Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức thái độ học tập tốt, biết viết bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:
2.Kiểm trađầu giờ:
- Nêu cách xây dựng đoạn văn thuyết minh?
3. Bài mới :
-Đói tượng trong văn thuyết minh rất phong phú và đa dạng. Ta có thể thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một đồ dùng sinh hoạt hoặc một sự vật sung quanh . Chúng ta còn có thể thuyết minh về cách làm một món ăn hoặc một thứ đồ dùng nào đó , hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHScách giới thiệuvề một phương pháp (cách làm): - Gọi HS đọc BT a H:VB thuyết minh hướng dẫn cách làmđồ chơi gì ? H: Các phần chủ yếu của VB thuyết minh phương pháp là những phần nào ? phần nào là quan trọng nhất ? vì sao ? H: Phần nguyên vật liệu nêu ra để làm gì ?Có cần thiết không? - Muốn làm một vật gì cũng cần nguyên vật liệu. H:Phần cách làm được trình bầy như thế nào ?theo trình tự nào ? - Đóng vai trò quan trọng nhất vì ND phải giới thiệu đầy đủ & tỉ mỉ để người đọc hiểu và làm theo. ->Có 5 bước: Cách tạo thân, đầu, làm mũ, bàn tay chân, cách làm quả bóng, gắn hình lên sân cỏ H: Thành phẩm có cần thiết không ? vì sao ? - Sản phẩm làm ra rất cần giúp người làm nhận xét đánh giá xem có đạt yêu không. H: Với kiểu VB thuyết minh có thể thêm phần gì nữa không? - Sửa chữa thành phẩm của mình - Gọi HS đọc BT b H:VB hướng dẫn cách nấu món ăn gì ? àNấu canh rau ngót H: Các phần chủ yếu củaTM phương pháp là gì ? - 3phần :Nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm. H: Phần nguyên liệu dược giới thiệu có gì khác với BTa ? - Chú ý các trình tự trước sau, đến thời gian của mỗi bước ;bước nào làm trước, bước nào làm sau. H: Phần yêu cầu thành phẩm như thế nào ?-chú ý màu sắc mùi vị -Trình bầy lí do khác nhau :TM một món ăn phải khác cách làm một đồ chơi H: Qua BT a và BT b em có nhận xét gì ? cần chú ý điều gì ? - Giáo viên cho HS nhắc lại nội dung bài học. - GV tóm lược nội dung bài học. - GV gọi 1-2 hs đọc ghi nhớ sgk - GV kết luận nội dung bài học, nhắc hs về học thuộc nd ghi nhớ. HĐ2.HDHSluyện tập: -Gọi hs đọc bài tập 1. -Hướng dẫn hs làm bài tập 1 - GV hương dẫn hs làm bài tập 2: => Hs nêu nội dung theo y/c câu hỏi. |
I.Giới thiệu một phương pháp (cách làm) 1 .Bài tập: a. Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô. - Bố cục :3 phần: + Nguyên liệu ,vật liệu + Cách làm( q trọng) + Yêu cầu thành phẩm b. Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn lạc *Nhận xét : - Bài văn thuyết mnh một phương pháp ( cách làm) gồm 3 phần: - Chuẩn bị nguyên vật liệu. - Cách làm. - Yêu cầu thành phẩm. - Lời văn ngắn gọn, chuẩn xác. Người viết phải nắm chắc phương pháp. - Trình bầy rõ cách thức, điều kiện, trình tự …làm sản phẩm. 2. Ghi nhớ: SGK/T26 II. Luyện tập: Bài tập 1: Chọn một đồ chơi và thuyết minh về một phương pháp (cách làm) - Làm con gà bằng đất nặn: - Chuẩn bi: Đất nặn, hình vẽ gà. - Cách làm: nặn theo hình vẽ. - Thành phẩm: Con gà đẹp giống như thật. Bài tập 2: - Đặt vấn đề: Con người cần phải đọc sách để hiểu điềungười khác viết , tích luỹ kiến thức và tiết kiệm thời gian nghiên cứu. - Cách đọc: Có nhiều cách đọc, đọc thành tiếng và đọc thầm. Có hai phương pháp đọc thầm đó là đọc theo dòng và đọc ý. - Hiệu quả: đọc như vậy mắt ít mỏi, nhìn toàn bộ thông tin chứa trong sách đọc và tiếp thu toàn bộ nội dung.Phương pháp đọc nhanh được ứng dụng ở nhiều nước có nhiều người thực hiện.... |
4. Củng cố , luyện tập:
H: Thế nào là thuyết minh về một phương pháp, cách làm?
H: Nêu các bước làm bài?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài cũ ,chuẩn bị : "Tức cảnh Pác Bó".
Giáo án Ngữ văn 8 Bài Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) mới nhất – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 80:
THUYẾT MINH VỀ
MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kĩ năng.
Sau khi học xong bài này, HS:
a. Kiến thức:
- Biết được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Hiểu được đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Vận dụng vào tạo lập văn bản.
b. Kĩ năng:
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm).
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: khiviết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp...
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình.
+ Thảo luận nhóm.
- Đồ dùng:
+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Trò:
-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Hoạt động khởi động. (2’)
- Phương pháp: nêu vấn đề.
- Kĩ thuật : động não, tia chớp.
GV dẫn dắt vào bài: Các em đã được tìm hiểu cách thuyết minh về một thứ đồ dùng, một thể loại văn học, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
B. Hoạt động hình thành kiến thức. (15’)
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát
- Kĩ thuật: động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
- Gọi HS đọc bài (a) H: Bài có những mục nào? - Gọi HS đọc bài (b) H: Bài có những mục nào? H: Cả 2 bài a, b đều có những mục chung? Vì sao? H: Qua 2 bài trên cho biết muốn thuyết minh về một cách làm, người viết phải làm gì? H: Khi thuyết minh phải tuân theo trình tự nào? H: Nhận xét lời văn trong 2 VD trên? H : Qua 2 VD trên em có nhận xét gì về thuyết minh về một phương pháp ? |
- 1 HS đọc - trả lời câu hỏi. - 1 HS đọc - trả lời câu hỏi. - HS nhận xét - Nhận xét. - Nêu trình tự thuyết minh. - Nhận xét lời văn. - Khái quát |
I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm) *Ví dụ: văn bản a. Cách làm đồ chơi trẻ em... b. Cách nấu canh rau ngót..... * Nhận xét - Văn bản gồm các mục : + Nguyên vật liệu + Cách làm + Yêu cầu thành phẩm -> Khi giới thiệu một phương pháp, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp đó. - Trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo 1 thứ tự nhất định thì mới có kết quả mong muốn. - Lời văn gọn, rõ ràng. * Ghi nhớ |
C. Hoạt động luyện tập. (15’)
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
H: Đọc yêu cầu BT1 - GV gợi ý cách làm bài H: Bài viết gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần ? GV: nhận xét khái quát, sửa chữa. Gọi Hs đọc bài phương pháp đọc nhanh. Cho HS thảo luận, tả lời câu hỏi. |
- HS đọc - HS nghe hướng dẫn gọi ý. - HS thảo luận theo nhóm bàn để trả lời - Trình bày trước lớp - Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Đọc bài. - Thảo luận, trả lời. |
II. Luyện tập Bài 1: Thuyết minh 1 trò chơi thông dụng của trẻ em. A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát trò chơi B. Thân bài 1. Điều kiện trò chơi - Số người chơi, dụng cụ chơi - Địa điểm, thời gian 2. Cách chơi (luật chơi) - Thế nào thì thắng - Thế nào thì thua - Thế nào là phạm luật 3. Yêu cầu đối với trò chơi C. Kết bài. - ý nghĩa của trò chơi. Bài 2: - Cách đặt vấn đề: đưa ra những thông tin, số liệu, nêu nguyên nhân, vai trò của phương pháp đọc nhanh. - Các cách đọc: +Đọc thành tiếng. +Đọc thầm: Đọc theo dòng Đọc ý (đọc nhanh). - Hiệu quả của phương pháp đọc nhanh: thu nhận thông tin nhiều, tốn ít thời gian, cơ mắt ít mỏi. - Các số liệu trong bài có vai trò như các chứng cứ để thuyết phục người nghe. |
D. Hoạt động vận dụng. (10’)
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Kĩ thuật: động não.
Viết mở bài và kết bài cho đề văn: Thuyết minh về cách làm một món ăn mà em thích.
E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. (2’)
- Sưu tầm những bài thuyết minh về phương pháp khác.
* Bài cũ:
- Học bài nắm vững những yêu cầu về cách thuyết minh về một phơng pháp, một cách làm.
- Hoàn thành tất cả các bài tập
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài mới : Tức cảnh Pác Bó.
**********************************