Giáo án Ngữ văn 8 Bài Ôn tập Tiếng việt mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Ôn tập Tiếng việt mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy

TIẾT 60.ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh hệ thống các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học ở học kì I.

2.Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng thuần thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản.

3.Thái độ:

- GD hs có ý thức thái độ đúng trong học tập, ôn luyện Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Nêu các loại dấu câu đã học và công dụng?Các lỗi cần tránh khi sử dụng dấu câu

3. Bài mới :Để hệ thống hoá các kiến thức về TV đã học trong HKI lớp 8, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1. HDHS ôn tập về từ vựng:

H: Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từngữ ?

H: Nêu khái niệm trường từ vựng?

H: Thế nào là từ tượng hình, từtượng thanh? Cho ví dụ?

H: Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội?

H: Thế nào là nói quá? Nói giảm, nói tránh?

- Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập:

H: Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của từ ngữ, hãy điền từ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ?

H: Giải thích nhữngtừ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên. Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung.

H: Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm, nói tránh?

- yêu cầu học sinh lấy ví dụ về nói giảm nói tránh.

- Yêu cầu học sinh đặt câu.

HĐ2. HDHS ôn tập về Ngữ pháp:

H: Thế nào là trợ từ, thán từ, tình thái từ?

H: Câu ghép là câu có cấu tạo như thế nào?

H: Viết 2 câu , trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ; một câu có dùng trợ từ và thán từ:

H: Xác định câughép trong đoạntrích trên? Có thể tách câu ghép đó thành câu đơn được không? Có thay đổi sự diễn đạt không?

H: Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên?

I. Từ vựng:

1. Lý thuyết:

a. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:

+Một từ được coi là có nghĩa rộng, khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm nghĩa của những từ ngữ khác.

+ Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.

+ Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp so với từ ngữ khác.

b. Trường từ vựng:

- Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét nghĩa chung về nghĩa.

c. Từ tượng hình và từ tượng thanh:

- Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

VD:Lom khom, lênh khênh, gập ghền...

- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của con người hoặc tự nhiên.

VD: Meo meo, tu hú, ào ào, lộp bộp...

d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:

- Từ ngữ địa phương: từ ngữ sử dụng trong một địa phương nhất định.

- Biệt ngữ xã hội: chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

e.Các biện pháp tu từ:

- Nói quá : là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

- Nói giảm, nói tránh : là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề ; tránh thô tục, thiếu lịch sự :

2. Thực hành :

a. Điền từ ngữ thích hợp vào ô trống theo sơ đồ, giải thích:

Văn học dân gian

Truyền thuyếtT cổ tíchT ngụ ngônTruyện cười

-Truyền thuyết: Truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử thới quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

- Cổ tích: Truyện dân gian kể về cuộc đời , số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc(mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em út, người dũng sĩ...) có nhiều chi tiết kì ảo.

- Truyện ngụ ngôn:Truyện dân gian mượn chuyệnvề loài vật , đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.

- Truyện cười: Truyện dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán đả kích.

- Từ ngữ nghĩa chungcủa những từ ngữ trênlà truyện dân gian( từ có nghĩa rộng hơn)

b. Hai ví dụ về nói quá trong ca dao Việt Nam:

- Nói quá:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

“Công cha như núi tháisơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

c. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình một câu có dùng từ tượng thanh:

- Con gà trống gáy ò ó o…

- Anh ta gầy và cao lênh khênh

II. Ngữ pháp:

1. lí thuyết:

a. Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một só từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.

b.Thán từ:là những từ bộc lộ t/c, cảm xúc, gọi đáp. Thường đứng ở đầu câu, có khi đc tách thành một câu đặc biệt.

- Có 2 loại thán từ : - Bộc lộ t/c cảm xúc.

- Gọi đáp.

c.Tình thái từ: là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

d. Câu ghép:là câu có nhiều cụm C-V không bao chứa nhau .

2. Thực hành:

a. Nó chỉ cómộtchiếc bút à?

- ái chà, nó có những hai quả bóng kia đấy.

b.Pháp /chạy, Nhật /hàng, vua Bảo Đại/

CVCVC

thoái vị.

V

-> Câu ghép này có thể tách thành ba câu đơn nhưng khi tách thành ba câuđơn thì mối liên hệ, sự liên tục của ba sự việc dường như không được thể hiện rõ bằng khi gộp thành ba vế của câu ghép.

c. Chúng ta /không thể nói tiếng ta đẹp

CV

như thế nàocũng nhưta /không thể nào

CV

phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên

- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta /đẹp (bởi

CV

vì) tâm hồn người VN ta / rất đẹp, bởi vì

CV

đờisống, cuộc đấu tranh của nhân dân

C

ta từ trước tới nay /là cao quý,

V

là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

V

- Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ : cũng như, bởi vì .

4. Củng cố , luyện tập:

- Gv hệ thống hoá các kiến thức trong bài học lưu ý học sinh ghi nhớ.

5.Hướng dẫn HS học ở nhà: ôn tập, chuẩn bị: Thuyết minh về một thể loại văn học.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Ôn tập Tiếng việt mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy

Tiết 60

Ôn tập tiếng Việt

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS nắm vững các nội dung về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt đã học ở học kì I.

B. Các bước lên lớp:

* Chuẩn bị:

- Thầy: SGK- SGV- Thiết bị dạy học- Tài liệu tham khảo.

- Trò: SGK- Đọc và nghiên cứu ngữ liệu - Lập bảng hệ thống hoá kiến thức về tiếng Việt.

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội” và nêu đặc điểm của bài thơ?

H: Trình bày cảm nhận của em về bài thơ? ( nêu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ)

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

GV kiểm tra bảng ôn tập của HS.

Phần I: Từ vựng.

A. Lí thuyết: GV đặt câu hỏi và đưa ra các ví dụ trong đó chứa các đơn vị kiến thức về từ vựng để HS nhận diện và củng cố kiến thức.

1. Cấp độ khái quátcủa nghĩa từ ngữ

2. Trường từ vựng

3. Từ tượng hình, từ tượng thanh.

4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

5. Các biện pháp tu từ từ vựng( nói quá, nói giảm nói tránh).

B. Bài tập:


1.Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ thích hợp vào ô trống...

H: Giải thích những từ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên? nét nghĩa chung của các từ đó?

HS: Tự trình bày- GV đánh giá.

2. Tìm trong ca dao Việt Nam (hoặc trong thơ ca) hai ví dụ về phép tu từ nói quá và nói giảm nói tránh?

a. Nhớ chồng ăn bữa nồi năm

Ăn đói, ăn khát để cầm lấy hơi

Thương chồng ăn bữa nồi mười

Ăn đói, ăn khát để nuôi lấy chồng.

b. Bác đã đi rồi sao Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

Miền nam đang thắng mơ ngày hội

Rước Bác vào thăm thấy Bác cười.

( “ Bác ơi”- Tố Hữu)

3. Viết đoạn văn trong đó có dùng từ tượng hình và từ tượng thanh.

HS tự viết và trình bày trong nhóm.

Phần II: Ngữ pháp.

A. Lí thuyết:

GV dùng hệ thống câu hỏi và bài tập nhanh để giúp HS ôn lại những đơn vị kiến thức về ngữ pháp đã học trong kì I vừa qua( yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa và xác định đúng các đơn vị kiến thức )

1. Trợ từ.

2. Thán từ.

3. Tình thái từ.

4. Câu ghép.

B. Bài tập:

Bài tập1: Viết hai câu, trong đó có một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ:

a. Lan ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được có mỗi một bài tập!

b. Ô hay, tôi tưởng bạn biết cả rồi!

Bài tập 2: GV yêu cầu HS đọc đoạn trích và xác định các câu ghép trong đoạn trích.

VD:Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

- Câu ghép trên gồm có ba vế câu, mỗi vế câu thông báo một thông tin về sự thất bại của các thế lục thù địch của dân tộc ta trong cuộc CM-8, các sự viẹc đó diễn ra liên tiếp-> sức mạnh quật khởi của dân tộc ta...

- Có thể tách ra thành những câu đơn .

- Nếu tách thì ta sẽ thấy nội dung thông báo không thay đổi nhưng các câu đơn không diễn tả được một cách sâu sắc sự thất bại thảm hại của Pháp và Nhật ở Việt Nam cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến đương thời; đồng thời không nêu bật được sức mạnh như vũ bão của cuộc CM-8.

Bài tập 3: Xác định câu ghép và cách nối các vế câu:

Câu 1: Chúng ta/ không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta / không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

Câu 2: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta / đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta / rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay / là cao quí, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

*GV đưa thêm bài tập:

Bài tập 1:Tìm các đơn vị kiến thức về từ ngữ ngữ pháp đã học trong đoạn văn và xác định câu ghép và cách nối các vế câu ?

GV cho HS chép lại đoạn văn trong văn bản “ Trong lòng mẹ”.

... Xe chạy chầm chậm...Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhân ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời của người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm ấp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường...

a. Từ ngữ nghiã rộng và từ ngữ nghĩa hẹp:

- Mặt: mắt, da, má, trán, miệng.

- Khóc: sụt sùi, nức nở.

b. Các từ cùng trường từ vựng:

* Trường từ vựng người ruột thịt: mẹ, cô, con.

* Trường từ vựng chỉ các bộ phận trên khuôn mặt người: mắt, trán, miệng.

* Trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể người: đầu, tay, đùi, chân.

* Trường từ vựng chỉ cảm giác, cảm xúc: ấm áp, mơn man, sung sướng.

* Trường từ vựng chỉ âm thanh tiếng khóc: sụt sùi, nức nở.

* Trường từ vựng chỉ tư thế hoạt động của người: chạy, đuổi, trèo, ngả, ngồi.

c. Từ tượng hình: xơ xác, còm cõi, xinh xắn

d. Từ tượng thanh: hồng hộc, nức nở, sụt sùi.

đ. Trợ từ, thán từ:

e. Tình thái từ: đi, mà

g. Nói qua, nói giảm nói tránh:

h. Câu ghép:

Câu 1: Mẹ tôi / cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi / đuổi kịp. ( dùng dấu phẩy để nói các vế câu)

Câu 2: Tôi / thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi / ríu cả chân lại.( dùng dấu phẩy)

Câu 3: Mẹ tôi / vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi / oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. ( dùng quan hệ từ thì)

Câu 4: Đến bấy giờ tôi / mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi / nhắc lại lời người họ nội của tôi.( QHT so sánh)

Câu 5: Tôi / ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi/ thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi lại mơn man khắp da thịt.( dùng dấu phẩy)

Bài tập 2: Trình bày cảm nhận của em khi đọc đoạn văn trên.

GV gợi ý:

* Nghệ thuật :

- Dùng nhiều từ láy và từ tượng hình, tượng thanh gợi tả và gợi cảm

- Dùng các từ trong cùng trường từ vựng

- Kết hợp khéo léo các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

*Nội dung: những cảm giác cảm xúc sung sướng của chú bé Hồng khi được nằm trong lòng mẹ-> khiến người đọc xúc động và cảm thồng với chus bé thiếu tình yêu thương của mẹ -> Niềm hạnh phúc, khát vọng lớn lao của trẻ thơ là đựoc sống trong tình yêu thương ấp ủ của người mẹ...

* Đánh giá chung: Một đoạn văn giàu chất trữ tình...làm xao động trái tim bao thế hệ độc giả...

HS viết và trình bày( nếu không còn thời gian GV cho HS về nhà hoàn chỉnh)

*Hướng dẫn bài tập về nhà: Ôn tập lại lí thuyết về văn thuyết minh ( định nghĩa, đặc điểm đề bài, phương pháp làm bài) để chuẩn bị cho tiết trả bài.

GV giáo bài làm văn số 3 cho HS về nhà tự thống kê lỗi và cách sửa lỗi.

***********************************