Giáo án Ngữ văn 8 Bài Cô bé bán diêm mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Cô bé bán diêm mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TUẦN 6-BÀI 6:

TIẾT 21. VĂN BẢN :CÔ BÉ BÁN DIÊM

(An-đéc-xen)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS có những hiểu biết bước đầu về “ người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.

- Hiểu về nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

2. Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm .

- Phân tích được một số hình ảnh tương phản( đối lập , đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).

- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

3.Thái độ:

-HS có tình yêu thương con người, lòng thương cảm với những h/c bất hạnh.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, sách tham khảo, chuẩn kt kn.

2.HS:Chuẩn bị bài (đọc vb , trả lời các câu hỏi sgk).

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số

2. Kiểm tra đầu giờ:

H: Phân tích nguyên nhân cái chết của lão Hạc ?Từ đó em biết gì về số phận người nông dân trước cách mạng tháng 8?

3. Bài mới:

- An- đéc-xen là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch- một nước nhỏ ở khu vực Bắc Âu, diện tích chỉ bằng 1/8 nước ta. Ông đã viết nhiều tác phẩm nhẹ nhàng, êm dịu , toát lên lòng yêu thương con người nhất là những người nghèo khổ. Một trong các tác phẩm nổi tiếng của ông đó là “Cô bé bán diêm” mà chúng ta sẽ học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦNĐẠT

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, diễn cảm->đọc mẫu.

- HS đọc, nhận xét.

- GV sửa chữa.

H: Theo dõi chú thích SGK, nêu vài nét về tác giả An- đéc- xen?

H: Em biết gì về truyện cô bé bán diêm?

H:Em hiểu “gia sản” là gì? “tiêu tán” là gì?

HĐ2.HDHS đọc- hiểu văn bản:

H: Văn bản viết theo thể loại nào?

H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Xác định nội dung từng phần ?

H:P2 có phải là trọng tâm không?Phần này có thể chia nhỏ như thế nào?

- chia 5 phần nhỏ: 4 lần quẹt 1 que diêm và 1 lần quẹt tất cả những que còn lại.

H: Em nhận xét gì về diễn biến của truyện?

(Truyện diễn biến theo trình tự sựviệc

3 phần hợp lí, mạch lạc)

HS đọc phần 1 của truyện(64).

H: Cô bé bán diêm có hoàn cảnh như thế nào?

H:Em nhận xét gì về gia cảnh của cô bé?

H:Truyện được đặt vào bối cảnh như thế nào?

- Đêm giao thừa, khoảnh khắc bắt đầu năm mới, là lúc mọi người đoàn tụ ấm cúng đón xuân.

- GV: ởĐan Mạch, các nươc Bắc Âu, thời tiết rất lạnh, có khi âm mấy chục độ C, tuyết rơi dày đặc.

H: T/g đặt truyện vào trong bối cảnh ấy có tác dụng gì?

- Làm cho người đọc càng thấm thía sự cô đơn, tình cảnh tội nghiệp của cô bé .

H:Đoạn truyện được xây dựng bằng nghệ thuật gì?

- Tương phản đối lập.

H: Chỉ ra những hình ảnh tương phản đó trong câu chuyện?

H: Mục đích của nhà vănkhi sử dụng nhiều hình ảnh tương phản đó?

GV:( em đã rét và khổ có lẽ cònrét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực ánh đèn; em đã đói có lẽ còn đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức). Nhất là h/ả ngôi nhà có dây trường xuân bao quanh , h/ả này không chỉ làm nổi bật nỗi khổ về vật chất mà cả sự mất mát về tinh thần( chỉ có bà em là thương em)

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc :

2. Tìm hiểu chú thích :

a. Tác giả:

An- đéc-xen (1805-1875)-> là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch.

- Ông nổi tiếng với loại truyện viết cho trẻ em, bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với truyện của ông.

- Truyện ông viết toát lên lòng thương yêu con người, nhất là những người nghèo khổ.

b. Tác phẩm:

-“Cô bé bán diêm”là một trong những truyện nổi tiếng nhất của nhà văn An- đéc- xen.

c.Từ khó: SGK/ 67-68

II. Đọc - hiểu văn bản:

1.Thể loại: Truyện ngắn

2.Bố cục: 3 phần:

- P1: Từ đầu -> “đờ ra”: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

- P2: Tiếp -> “về chầu thượng đế” ->Các lần quẹt diêm và mộng tưởng.

- P3: Còn lại: Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

Phần 2:

- Chia 5 phần nhỏ: 4 lần quẹt 1 que diêm và 1 lần quẹt tất cả những que còn lại.

3. Phân tích:

a. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

- Nhà nghèo, mẹ chết sớm, sống với bố vàbà nội rồi bà nộicũng qua đời. Người bố khó tính luôn chửi rủa, đánh đập->Em phải đi bán diêm kiếm sống.

-> Hoàn cảnh cô bé thật éo le: mồ côi, thiếu thốn tình thương, phải tự vất vả kiếm sống, bị người cha đối xử hết sức tàn nhẫn.

b. Bối cảnh của truyện:

- Đêm giao thừa, ngoài đường phố rét mướt

( nhiệt độ có khi xuống tới không độ) em bé “ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà...” mong cho đỡ lạnh.

=> Bối cảnh truyện làm tăng sự cô đơn và tình cảnh tội nghiệp của cô bé.

c.Các hình ảnh tương phản, đối lập:

- Trời đông giá rét, tuyết rơi, cô bé đầu trần,chân đi đất.

- Đường lạnh buốt tối đen >< cửa sổ mọi nhà đều sáng rực đèn.

- Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn >< bàn ăn thịnh soạn sực nức mùi ngỗng quay.

- Xó tối tăm >< ngôi nhà có dây thường xuân bao quanh năm xưa khi bà nội còn sống.

=> Các h/ả tương phản nhằmlàm nổi bật tình cảnh hét sức tội nghiệp (đói, rét,khổ) của em bé, mất mát cả chỗ dựa về tinh thần..

4. Củng cố , luyện tập:

- Đoạn truyện cho thấy hoàn cảnh của cô bé bán diêm như thế nào?

- Truyện đc đặt trong bối cảnh ntn?

- Nêu những h/ả đối lập tương phản trong vb? t/d của các h/ả đó?

5.Hướng dẫn học tập ở nhà:

- Chuẩn bị: “Cô bé bán diêm” tiếp->tóm tắt vb, trả lời câu hỏi SGK còn lại.

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 22.

VĂN BẢN :CÔ BÉ BÁN DIÊM (TIẾP)

(An-đéc-xen)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Học sinh khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện. Thấy được lòng thương cảm của tác giả đối với các em bé bất hạnh.

2. Kĩ năng:

-Cảm thụ và phân tíchcác h/ả mộng tưởng xen lẫn h/ả thực trong tác phẩm

-Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

3. Thái độ:

-HS có tình yêu thương con người, lòng thương cảm với những h/c bất hạnh.

II. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1.GV: Giáo án, tranh, sách tham khảo, chuẩn kt kn.

2.HS:Chuẩn bị bài (đọc vb , trả lời các câu hỏi sgk).

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số

2. Kiểm trađầu giờ:

H: - Truyện đc đặt trong bối cảnh ntn?

- Nêu những h/ả đối lập tương phản trong vb ? t/d của các h/ả đó?

3. Bài mới:

- Giờ trước chúng ta đã thấy tình cảnh vô cùng đáng thương của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Trong hoàn cảnh ấy, cô bé làm gì, cô mộng tưởng những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦNĐẠT

HĐ1. HDHS đọc- hiểu văn bản (tiếp)

- Gọi HS đọc vb “ Chà! Giá quẹt ...”(64) thuật lại nội dung bức tranh?

(Em bé bán diêmđầu trần, chân đất, nép vào góc tường, nhưng gió rét nên emquẹt que diêm và hơ tay vào ngọn lửa)

H: Thuật lại những lần quẹt diêm và mộng tưởng em bé nhìn thấy khi que diêm sáng lên?

H: Tại sao lần thứ năm, em bé quẹt hết những que diêm còn lại?

( Em muốn níu kéo bà, không muốn xa bà-> khát khao tình cảm của bà).

H: Theo em tại sao em bé lại có những mộng tưởng ấy?

- Thực tế thiếu thốn tất cả những thứ đó và em khát khao được có nó -> đó chính là khao khát được sống hạnh phúc, được trong vòng tay yêu thương của người thân.

H: Trình tựcác mộng tưởng diễn ra như thế nào?Hãy chứng minh sự hợp lí đó?

(Vì trời rét em lại quẹt diêm nên em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó mới mộng tưởng đến bàn ăn vì em đói. Sau bức tường kia, mọi nhà đang đón giao thừa nên em nghĩ đến cây thông và ngỗng quay, em nghĩ về quá khứ đã có thời em đc đón giao thừa khi bà em còn sống nên nghĩ về bà )

H:Trong các mộng tưởng ấy điều nào gắn với thực tế, điều nào chỉ đơn thuần là mộng tưởng?

- Chuyển ý:

- HS đọc đoạn cuối.

H: Truyện kết thúc bằng hình ảnh nào?

H: Cái chết của em được miêu tả như thế nào?

-Đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, trên thi thể là những bao diêm trong đó có một bao diêm đã đốt hết.

H: Hình ảnhem bé chết cóng mà ‘đôi môi mỉm cười” và “đôi má hồng”và h/ả “hai bà cháu bay lên trời để đón lấy nhữngniềm vui đầu năm”gợi cho em suy nghĩ gì?

- Em hạnh phúc vì được về với bà, được sống trong tình yêu thương của bà - t/c thương yêu mà nhà văn Đan Mạch dành cho em bé bất hạnh.

H: Thái độ của mọi người khi nhìn thấy em chết rét giữa những bao diêm?

H: Qua đó, em hiểu gì về xã hội Đan Mạch lúc bấy giờ?

H: Qua truyện em nhận xét gì về tình cảm của nhà văn với cô bé khi xây dựng truyện này?

HĐ2.HDHS tổng kết:

H: Truyện được xây dựng bằng nghệ thuật gì? Qua câu chuyện , em hiểu gì về tình cảm nhà văn dành cho những người bất hạnh?

- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/68

HĐ3.HDHS luyện tập:

H:Phát biểu ccảm nghĩ của em sau khi học truyện”Cô bé bán diêm”?

3.Phân tích (tiếp)

b. Thực tế và mộng tưởng:

Lần

Mộng tưởng

Thực tại

Một

Hai

Ba

Bốn

Năm

- Một lò sưởi bằng sắt, cóhình nổi bằng đồng bóng nhoáng.

- Bàn ăn, khăn trải bàn, con ngỗng quay, con ngỗng nhảy khỏi đĩa tiến về phía em.

- Cây thông Nôen lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh.

- Em thấy bà đang mỉm cười với em.

- Em thấy bà to lớn và đẹp đẽ, bà cầm tray em, bay mãi lên cao, cao mãi, chẳng bao giờ phải đói rét gì nữa.

- Lò sưởi biến mất, em ngồi đó trong tay cầm que diêm đã tàn.

- Những bức tường dày đặc, lạnh lẽo, phố xá vắng teo lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió thổi vi vu.

- Các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao.

- ảo ảnh sáng rực trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.

- Họ đã về chầu thượng đế.

- Mộng tưởng và hiện tại đan xen nhau.Trình tự các mộng tưởng diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí với tâm lí và hoàn cảnh cụ thể của nhân vật.

- Các mộng tưởng về bàn ăn, cây thông Nô-en, lò sưởi gắn với thực tế.

- Ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời chỉ thuần tuý là mộng tưởng.

3.Một cảnh thương tâm:

- Em bé tội nghiệp chết rét trong đêm giao thừa.

-Đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, trên thi thể là những bao diêm trong đó có một bao diêm đã đốt hết.

- Thái độ ng qua đường: Lạnh lùng, vô cảm. “ Bảo nhau: Chắc nó muốn sưởi cho ấm!”

- Xã hội thiếu tình thương, mọi người lạnh lùng, vô cảm thờ ơ với những con người bất hạnh.

- Nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này với tất cả tình thương và lòng thương cảm đối với em bé bất hạnh.

III.Tổng kết: Ghi nhớ.( SGK)

* Ghi nhớ( SGK)/68.

IV. Luyện tập:

- Cô bé có hoàn cảnh thật tội nghiệp.

- Sự ghẻ lạnh của xã hội và những người xung quanh.

- Sự cảm thông sâu sắc của tác giả.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Suy nghĩ của em sau khi học câu chuyện Cô bé bán diêm?

H: Em cảm nhận đc những gì về nội dung nghệ thuật truyện : “Cô bé bándiêm”

5.Hướng dẫn HS học ở nhà:

- Chuẩn bị: Học ghi nhớ, phân tích các nội dung đã học. Chuẩn bị bài Trợ từ, thán từ theo câu hỏi SGK.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Cô bé bán diêm – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 21 – 22

Cô bé bán diêm

( An - đéc – xen )

I. Mục tiêu:

- Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện “Cô bé bán diêm”.

- Qua đó An - Đéc – Xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: soạn, bảng phụ, tranh.

2.Trò: phiếu học tập.

III. Các bước lên lớp.

1.n định tổ chức.

2.Kiểm tra bài cũ:

H: Phân tích nhân vật Lão Hạc trong đoạn trích cùng tên? Trình bày nội dung và nghệ thuật văn bản?

3. Các hoạt động:

* Giới thiệu: Số phận con người luôn là đề tài thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà văn, nhà thơ…

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc văn bản chú ý thể hiện tình cảnh đáng thương của em bé.

H: Học sinh đọc chú thích.

H: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? Giải thích một số từ ngữ khó?

*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

GV gọi HS đọc

H: Tóm tắt văn bản? Nhân vật ngôi kể? Nêu bố cục văn bản?

H: Trong phần đầu tác giả đã tạo dựng hoàn cảnh gia đình cuộc sống em bé như thế nào?

H: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh đó?

H: Em bé bán diêm được giới thiệu trong bối cảnh như thế nào? (thời gian, không gian)

H: Không gian và thời gian ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nỗi khổ cực của em bé?

H: Nhận xét nghệ thuật diễn đạt của tác giả qua những chi tiết trên? Tác dụng?

H: Trong nỗi cô đơn đói khát giữa trời khuya tăm tối giá lạnh em bé đã làm gì? Vì sao em bé lại làm như vậy?

H: Tác giả mô tả em bé quẹt diêm mấy lần? Tại sao tác giả lại dành dụng công lớn để mô tả việc em bé quẹt diêm?

H: Điều gì đã xảy ra trong những lần em bé quẹt diêm? Và điều gì diễn ra mỗi khi tắt lửa diêm?

H: Tác giả xây dựng 2 hình tượng có tính chất đối lập trên có dụng ý gì?

(lúc em trở về với thực tại trở nên phũ phàng hơn đau thương hơn và cô đơn hơn).

H: Em hiểu gì về tác giả? (thấu hiểu nỗi nghèo khổ cô đơn, đói khát tình thương ánh sáng, niềm vui và hạnh phúc, tố cáo xã hội thiếu tình thương).

H: Những mộng tưởng của em bé diễn ra có hợp lí không? Vì sao?

H: ý nghĩa của những lần mộng tưởng (ước mơ, với người nghèo…)

H: Trong các mộng tưởng ấy điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng?

H: Vì sao em bé lại quẹt tiếp các que diêm còn lại?

H: Kết thúc câu chuyện là cảnh rất đỗi thương tâm. Tác giả đã tả cảnh thương tâm ấy như thế nào?

H: Qua đó em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với em bé? Tác giả là người như thế nào?

H: Em có suy nghĩ gì khi tác giả đưa ra lời bình phẩm của người đời trước cái chết của em bé “Chắc nó muốn sưởi ấm”?

H: Từ hình ảnh em bé trong truyện em có suy nghĩ gì về những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đáng thương ở nước ta?

H: Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu?

H: Nêu nội dung của văn bản?

H: An-đéc-xen nổi tiếng với truyện thiếu nhi. Em còn biết những truyện nào khác của ông? Nếu có thể hãy kể một câu chuyện của ông mà em thích nhất?

- HS đọc diễn cảm.

- Đọc phần *

- HS tóm tắt văn bản.

- 3 phần:

Đ1: từ đầu => đờ ra: cảnh đời (hoàn cảnh cuả em bé).

Đ2: Tiếp => thượng đế: Những mông tưởng của em bé.

Đ3: Còn lại: Cái chết thương tâm của em bé.

=> mẹ mất, bà mất, gia cảnh tiêu tán sống với người cha vì quá nghèo khó mà trở nên thiếu tình thương xót con, em luôn nghe những lời mắng nhiếc, chửi rủa phải đi bán diêm để kiếm sống.

- Trong đêm giao thừa giá rét, em bé bụng đói vẫn lang thang trên đường >< trong phố sực nức mùi ngỗng quay.

- Thời tiết giá lạnh, không gian đen tối mênh mông >< tấm thân cô đơn lủi thủi của em bé.

Cảnh đường tối om >< cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn, quá khứ hạnh phúc >< hiện tại đau khổ.

- Việc bán diêm >< sự hờ hững của người qua lại.

=> quẹt diêm vì bán diêm kiếm sống nhưng không bán được, sợ cha đánh… vì nỗi cô đơn tuyệt vọng trong đói khát giữa trời khuya tăm tối em thèm một nguồn sáng, một chút hơi ấm, em chỉ còn biết tìm nó vào những que diêm mỏng manh bé nhỏ.

- Tác giả mô tả 5 lần em bé quẹt diêm. Em bé đón giao thừa một cách tội nghiệp trong nỗi khát khao hạnh phúc mà chỉ có mỗi việc là quẹt diêm để sống bằng mộng tưởng. Tình xót thương em bé nghèo khổ, ý nghĩa sâu xa của câu chuyện kết tinh trong đoạn văn xúc động này.

=> thực tế đau khổ và mộng tưởng tươi đẹp luôn đan xen vào nhau mỗi khi 1 que diêm sáng lên “diêm cháy sáng”.

- Quẹt lần 1: Lò sưởi ấm áp toả ra hơi nóng dịu dàng.

- Quẹt lần 2: Bàn ăn thịnh soạn.

- Quẹt lần 3: Cây thông noel lớn và trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến.

- Quẹt lần 4: Bà đang mỉm cười với em.

- Quẹt lần 5: 2 bà cháu vụt bay lên cao mãi.

=> Hợp lí, ảo ảnh hiện ra theo trật tự lôgic chặt chẽ vì trời rét, lò sưởi, bụng đói … bàn ăn, em đang sống trong đêm giao thừa … cây nôel, vì có bà lúc bà còn sống … mơ đến bà nội.

=> muốn níu kéo bà em ở lại => ý nghĩa: tình yêu thương của tác giả đối với con trẻ.

=> em bé chết trong đêm giao thừa giá rét.

- Cái chết không bị luỵ mà được miêu tả rất đẹp.

=> tình yêu thương, nỗi xót xa đau đớn, niềm thông cảm sâu sắc với em bé bất hạnh.

=> một xã hội băng giá, thiếu tình thương, cảm tình của nhà văn vẫn không cứu vãn được nỗi đau thương trước phần kết câu chuyện.

- Đó vẫn là một cảnh thương tâm.

- HS tự bộc lộ.

- Truyện kể bình dị nhưng rất tinh tế, hấp dẫn, nhuần nhị.

- Biện pháp nghệ thuật tương phản, các chi tiết diễn biến hợp lí giàu ý nghĩa.

- “Cô bé bán diêm” là một khúc bi ca vút lên từ một trái tim giàu lòng nhân ái, giàu lòng trắc ẩn, văn bản thể hịên lòng thương yêu, nỗi xót xa trước nỗi cô đơn, bất hạnh, bơ vơ giữa người đời ích kỉ và cõi đời giá lạnh.

- Truyện nói lên 1 điều sâu xa của con người: bao giờ cũng ước mơ được sống tốt đẹp hơn ở những người nghèo khó, bất hạnh thì ước mơ đó lại càng cháy rực, toả sáng nên cần được nâng đỡ an ủi.

- HS tự bộc lộ.

I. Đọc – Chú thích.

1. Đọc.

2. Chú thích

a. Tác giả.

b. Tác phẩm.

- Giải thích từ khó.

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Em bé đêm giao thừa.

*Hoàn cảnh: Nghèo khó đáng thương.

*Bối cảnh:

=> Tác giả tạo ra những hình ảnh tương phản đối lập làm nổi bật tình cảnh đáng thương bi thảm của em bé.

2. Thực tế và mộng tưởng.

- Diêm tắt lò sưởi biến mất.

- Bức tường dày đặc lạnh lẽo tất cả biến mất.

- ảo ảnh biến mất.

3. Một cảnh thương tâm.

- Em bé chết ở xó tường.

=> tình cảm của tác giả.

* Ghi nhớ (SGK)

1. Nghệ thuật:

2. Nội dung:

III. Luyện tập:

4. Hoạt động nối tiếp:

-Làm câu hỏi 4/SGK dựa vào nội dung bài giảng và sách tham khảo.

-Soạn: “Đánh nhau với cối xay gió” (Xéc – Van – Téc).