Giáo án Ngữ văn 8 Bài Nói giảm, nói tránh mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Nói giảm, nói tránh mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy

TIẾT 40.

NÓI GIẢM, NÓI TRÁNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh. Tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh.

2.Kĩ năng:

- Học sinh biết phân biệt nói giảm ,nói tránh và nói không đúng sự thật.

- Sử dụng nói giảm, nói tránh đúng lúc, đúng chỗ để tạo lời nói trang nhã, lịch sự.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức biết nói giảm, nói tránh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo, bảng phụ...

2.HS: Chuẩn bị bài, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H:Thế nào là nói quá? T/d của nói quá? Tìm 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá?

3. Bài mới :

- Bên cạnh biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh cũng là một biện pháp tu từ được sử dụng trong giao tiếp. Vậy bản chất của nó là gì? Tác dụng của nó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1. HDHS tìm hiểu khái niệm và tác dụng của nói giảm, nói tránh:

- Đọc ví dụ SGK- 107.

H: Các từ ngữ in đậm trong các đoạn trích có ý nghĩa là gì ?

H:Tại sao tác giả (người viết, người nói) lại dùng cách diễn đạt đó?

H: Tìm một vài cách nói khác về cái chết?

VD: đi, về, quy tiên, từ trần, toi ,tỏi, ngỏm,hi sinh, mất...

Đọc vd 2 (SGK- tr108).

H: Tại sao trong câu tác giả dùng từ “bầu sữa” mà không dùng từ ngữ khác cùng nghĩa?

-Tránh thô tục.

Đọc vd3 (SGK- 108)

H: so sánh hai cách nói trên xem cách nói nào tế nhị hơn ?

- Cách nói ở VD hai nhẹ nhàng, tế nhị hơn.

H: Các vd trên đều sử dụng nói giảm nói tránh,em hiểu thế nào là nói giảm nói tránh?Tác dụng?

- Là biện pháp tu từ dùng để diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

GV giới thiệu một số cách nói giảm, nói tránh.

H: Tìm từ ngữnói giảm, nói tránh trong văn bản “Lão Hạc”?

- Cậu vàng đi đời rồi. -> Đồng nghĩa.

- Lão làm bộ đấy ... nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu - > nói trống (tỉnh lược).

- Rút ra ghi nhớ.

- HS đọc ghi nhớ.

=>GV chốt.

HĐ2. HDHS luyện tập:

- Đọc bài 1 (108) nêu yêu cầu?

- HS làm bài.

- Gọi một vài em lên bảng giải.

=>HS và GV nhận xét, bổ sung.

- Đọc bài 2 (108), xác định yêu cầu.

2 HS lên bảng giải.

HS và GV nhận xét, bổ sung.

- Đọc bài 3, xác định yêu cầu, làm bài.

- HS nhận xét, GV hướng dẫn, bổ sung.

- GV Y/c hs chỉ ra hoàn cảnh cụ thể không nên nói giảm, nói tránh:

VD: khi toà xử án, khi là người làm chứng trong một sự vụ…

I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh :

1.Bài tập/ 107

+VD1:

- đi gặp cụ Các Mác , cụ Lê- nin và…khác

+ VD2:đi

+ VD3:chẳng còn

- Các từ ngữ in đậm đều nói về cái chết.

-> Nói như vậy để giảm nhẹ sự việc, tránh đi phần nào sự mất mát, đau buồn.

- Bầu sữa -> tránh sự thô tục

- Cách nói thứ hai nhẹ nhàng, tế nhị hơn với người nghe.

*Nhận xét:

- Cách nói giảm nhẹ sự việc, thể hiện sự tế nhị hơn.

T/d:Tránh đi phần nào sự mất mát, đau buồn hay sự thô tục, thiếu lịch sự.

* Lưu ý:

+ Một số cách nói giảm nói tránh:

- Dùng từ đồng nghĩa (đặc biệt là các từ Hán Việt).

vd:chôn = mai táng, an táng.

- chết = đi, từ trần, quy tiên...

- Dùng cách nói phủ định bằngtừ ngữ trái nghĩa:

Vd: bài thơ của anh dở lắm.

- > Bài thơ của anh chưa được hay lắm.

-Nói vòng:

vd: Anh còn kém lắm.

-> Anh cần phải cố gắng thêm.

- Nói trống (tỉnh lược).

vd: Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được bao lâu nữa đâu chị ạ.

-> Anh ấy bị thế thì không được lâu nữa đâu chị ạ, không ổn lắm.

2. Kết luận:

*Ghi nhớ (SGK- 108).

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1 (108)

Điền từ ngữ nói giảm nói tránh vào chỗ trống.

a, Đi nghỉ.

b, Chia tay nhau.

c, Khiếm thị.

d, Có tuổi.

e, Đi bước nữa.

2. Bài 2(109)

Trong các cặp câu sau, câu nào sử dụng nói giảm nói tránh.

- Câu: a2, b2, c1, d1, e2.

3. Bài 3 (109).

- Đặt 5 câu:

- Anh lười học quá. -> Anh học chưa được siêng lắm.

- Hành động của anh rất xấu. -> Hành động của anh không được đẹp lắm.

- Con người anh nông cạn. -> Con người chưa sâu sắc lắm.

- Bạn học còn kém lắm. -> Bạn học chưa tốt lắm.

- Lời nói của anh đầy ác ý. ->Lời nói của anh thiếu thiện chí.

4. Bài 4 (109)

Khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ thì không dùng nói giảm nói tránh.

VD: khi toà xử án, khi là người làm chứng trong một sự vụ…

4. Củng cố , luyện tập:

H: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Tác dụng ?lấy vd về các trường hợp không nên nói giảm, nói tránh?

5.Hướng dẫn học tập ở nhà:Học bài, ghi nhớ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị:

“Kiểm tra văn”

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Nói giảm, nói tránh – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 40

Nói giảm, nói tránh

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: giúp học sinh hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của hai biện pháp tu từ này.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích và sử dụng hai biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và trong giao tiếp.

3. Thái độ: Trong từng tình huống giao tiếp học sinh có thái độ đúng mực áp dụng nói giảm, nói tránh vào từng tình huống.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ - SGK

- Học sinh: Trả lời trước các câu hỏi

C. Tiến trình bài dạy:

Bước 1: KTBC

? Đọc những câu thơ, câu ca dao có sử dụng từ địa phương?

Bước 2: Dạy bài mới

* Giới thiệu bài

* Tiến trình các hoạt động:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1:

GV: Treo bảng phụ có ví dụ SGK?

- Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các-Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

(Hồ Chí Minh)

I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của hai biện pháp này.

- Bác đã đi rồi sao Bác ơi!

Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.

(Tố Hữu)

? Học sinh đọc ví dụ?

- Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn…

(Hồ Phương)

? Giải thích ý nghĩa về cách dùng các từ in dậm trong ví dụ trên?

- Cả 3 ví dụ này tác giả đều tránh từ chết để giảm bớt đau buồn

? Đọc ví dụ ở I.2/SGK

" Phải bé lại… vô cùng"

? Vì sao trong câu văn sau tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng từ ngữ khác?

- Tránh dùng một từ ngữ có thể hơi thô và gây cười.

? Học sinh đọc ví dụ I.3

- Con dạo này lười lắm

? So sánh cách nói sau, cách noà nói nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe

- Con dạo này không được chăm chỉ lắm.

-> Cách nói thứ nhất hơi căng thẳng, nặng nề, cách nơi thứ 2 nhẹ nhàng, tế nhị hơn.

? Em hiểu nói giảm, nói tránh là gì?

- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

* Ghi nhớ:SGK

II. Luyện tập:

* Bài tập nhanh:

Cho biết giá trị biểu cảm trong các cách nói giảm, nói tránh sau:

- Bác Dương thôi đã, thôi rồi (Nguyễn Khuyến)

- Thân lươn bao quản lấm đầu (Nguyễn Du)

- Bà về năm ấy làng treo lưới (Tố Hữu)

1. Bài tập 1:

Điền các từ nói giảm, nói tránh vào chỗ trống.

a. Đi nghỉ

b. Chia tay nhau

c. Khiếm thị

d. Có tuổi

đ. Đi bước nữa.

2. Bài tập 2.

Các câu có sử dụng nói giảm, nói tránh.

a2, b2, c1, d1, e2

3. Bài tập 3:

- Đặt 5 câu vận dụng cách nói giảm, nói tránh cho các tình huống sau:

- Chị xấu quá!.... -> Chị không được đẹp lắm.

- Anh già quá !......> Anh không còn trẻ nữa.

- Giọng hát chua loét !......-> Giọng hát chưa được ngọt lắm.

- Cấm cười to !......> Xin cười nho nhỏ một chút.

- Anh cút đi !......> Có lẽ ta để khi khác nói chuyện này nhỉ.

4. Bài tập 4: Viết 1 đoạn văn (5-10 câu) trong đó có sử dụng nói giảm, nói tránh.

4. Hoạt động nối tiếp:

Học bài cũ.

- Chuẩn bị kiểm tra văn (45') ôn tập lại.

*****************************************