Giáo án Ngữ văn 8 Bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy

TIẾT 32.

Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết cách lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng xây dựng bố cục, sắp xếp ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức có thái độ nghiêm túc đúng đắn đối với môn học. Có ý thức sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết văn tự sự.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, sách tham khảo,bảng phụ, chuẩn kt kn.

2.HS: Chuẩn bị bài, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Người ta kết hợp các yêu tố tự sự miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự như thế nào? Tác dụng của từng yếu tố đó trong văn bản tự sự?

- Các yếu tố m/t và biểu cảm này đan xen với yếu tố tự sự.

*Vai trò , t/d của y/t miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự : Làm cho sự việc đc kể thêm sinh động ( màu sắc, hương vị , hình dáng, diện mạo, của sự việc , nhân vật, hành động …như hiện ra trước mắt người đọc). Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa truỵên thêm thấm thía sâu sắc. Giúp t/g thể hiện đc thái độ trân trọng và t/c yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.

- Các yếu tố kể (tự sự) có vai trò quan trọng cấu thành câu chuyện

3. Bài mới :

Muốn viết bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm tốt, chúng ta cần lập dàn ý.

Vậy cách làm dàn ý một bài văn tự sự như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiêt hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:

- Đọc bài văn “Món quà sinh nhật”- SGK -tr 29.

H: Hãy chỉ ra bố cục của bài văn?

H: Nêu nội dung khái quát của từng phần?

H: Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện? ở ngôi thứ mấy?

H: Truyện xảy ra ở đâu? Với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

H: Tính cách của các nhân vật ra sao?

H: Câu chuyện diễn ra như thế nào?

H: Chỉ ra những yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện?

H: Tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản trên?

Cách đưa yếu tố miêu tả biểu cảm vào dàn ý?

H: Tác giả kể theo trình tự nào?

H: Từ bài tập trên em rút ra nhận xét gì về dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm?

H: Vai trò của từng phần?

H: So sánh dàn ý của bài văn tự sự với dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả , em thấy có gì giống và khác nhau?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

=> GV chốt.

HĐ2. HDHS luyện tập:

- Đọc bài 1, nêu yêu cầu

- T/C thảo luận bàn 5 phú

=>Báo cáo, nhận xét.

GV kết luận.

- Đọc bài 2, nêu yêu cầu?

- HS làm bài.

- Gọi 1 HS lên bảng lập dàn ý.

- HS nhận xét.

- GV sửa chữa, bổ sung.

I. Dàn ý của bài văn tự sự.

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.

a. Bài tập/92

Văn bản: Món quà sinh nhật.

- Mở bài: từ đầu ... bày la liệt trên bàn.

( Kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật).

- Thân bài: Tiếp... chỉ gật đầu không nói.

( kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh).

- Kết bài:phần còn lại ( cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật).

* Truyện kể về sinh nhật Trang, Trinh không có xe nên đến muộn và món quà bất ngờ của Trinh.

- Người kể là Trang- ngôi thứ nhất.

- Truyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật.

- Nhân vật: Trang, các bạn, Trinh.

- Nhân vật chính: Trang.

- Tính cách của nhân vật: mọi người đều vui vẻ cười nói.

+ Trang : bồn chồn lo lắng.

+ Trinh: hiền lành, hay cười, bẽn lẽn.

- Diễn biến truyện:

+ Mở đầu: cảnh sinh nhật vui vẻ, đông đúc ở nhà Trang.

+ Diễn biến- Đỉnh điểm đợi mãi không thấy Trinh đến.

+Kết thúc : Trinh đến khi mọi người đã bắt đầu ra về và món quà bất ngờ của Trinh.

- Yếu tố miêu tả: Nhân kỷ niệm... trên bàn.

+ Trinh tươi cười đi vào.

+ Trinh lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng.

+ Quả to, cùi dày, ăn giòn và thơm.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Tôi thấy tủi thân và giận Trinh.

+ Tôi giận mình quá.

+ Cảm ơn Trinh... thơm mát này.

b. Nhận xét:

=>yếu tố miêu tả, biểu cảm kết hợp đan xen với yếu tố tự sự

-Yếu tố miêu tả và biểu cảm: tô đậm tính cách nhân vật, giúp người đọc hiểu sâu hơn tình cảm, tính cách phẩm chấtcủa nhân vật.

- Trình tự : thời gian- theo diễn biến đầu - cuối, nhưng trong khi kể có dùng hồi ức ngược thời gian.

2. Dàn ý của bài văn tự sự.

a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện.

b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. Kết hợp miêu tả sự vật, sự viếc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ.

c. Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.

- Chủ yếu cũng gồm 3 phần nhưng có đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm kết hợp đan xen với yếu tố tự sự

3. Ghi nhớ (SGK/ 95)

III. Luyện tập:

Bài tập 1/95

- Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”.

a. Mở bài:

- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của nhân vật chính- cô bé bán diêm.

b. Thân bài:

- Không bán được diêm em bé không dám về nhà, em bị rét ngồi nép bên tường.

- Em liều đánh các que diêm và mộng tưởng hiện ra...( 5 lần quẹt diêm gắn với 5 mộng tưởng)

* Yếu tố miêu tả, biểu cảm: đan xen trong quá trình kể: Mỗi lần em bé quẹt diêm mộng tưởng hiện lên -> tác giả miêu tả rất sinh động kèm theo đó là những suy nghĩ, tâm trạng nhân vật.

c. Kết bài:

- Em bé chết vì rét, mọi người không ai biết về những điều kì diệu mà em đã trông thấy, thái độ của ng qua đường.

Bài tập 2 /92

- Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.

a. Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai?Kỉ niệm khiến em xúc động là kỉ niệm gì? (nêu khái quát).

b. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu? lúc nào? với ai?

- Chuyện xảy ra như thế nào? Mở đầu, diễn biến, kết quả?

- Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện xúc động đó).

c. Kết bài:suy nghĩ gì về kỷ niệm đó và người bạn.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Nêu dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?

H: Cách đưa yêu tố miêu tả và biểu cảm vào dàn ý?

5.Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài, ghi nhớ, xem lại các bài tập, tập làm thành bài văn hoàn chỉnh. ,chuẩn bị bài: “Hai cây phong”

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 32:

Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhận diện được bố cục các phần mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

- Biết cách tìm lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: Soạn, bảng phụ.

2.Trò: Phiếu học tập: làm câu hỏi tìm ý dàn bài.

III. Các bước lên lớp:

1. n định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

H: đọc bài tập 1 và làm bài bài tập 2.

3. Các hoạt động:

*Giới thiệu: Khi viết văn lập dàn ý là khâu quan trọng định hướng quá trình làm bài…

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.

- Gọi HS đọc bài văn trong SGK.

H: Chỉ ra 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?

H: Tìm và chỉ ra các yếu tố: truyện kể về chuyện gì? Ai là người kể chuyện?

H: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào?

H: Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách?

H: Câu chuyện diễn ra như thế nào?

H: Xác định: Mở đầu, đỉnh điểm, kết thúc?

H: Vậy điều gì đã tạo nên sự bất ngờ trong chuyện?

H: Hãy chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện? Nêu tác dụng?

H: Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?

H: Từ việc tìm hiểu bài văn trên cho biết cách xây dựng dàn ý một bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm?

- Gv đọc ghi nhớ.

*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.

H: Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”?

- 2 HS đọc bài.

=> thảo luận trong bàn trả lời các câu hỏi.

- MB: từ đầu => trên bàn.

- TB: Tiếp => không nói

- KB: còn lại.

- MB: tả lại quang cảnh chung ngày sinh nhật.

- TB: Kể về món quà sinh nhật độc đáo…

- KB: Cảm nghĩ của em…

=> kể về việc Trang tổ chức sinh nhật Trang nhận được món quà đặc biệt: Chùm ổi.

- Trang là người kể chuyện: Ngôi thứ nhất.

- Xảy ra ở nhà Trang, vào lúc sinh nhật, trời đã muộn, bạn bè bắt đầu lác đác ra về.

- Trang: hồn nhiên vô tư mạnh mẽ.

- Trinh: hiền lành, nhỏ nhẹ, chu đáo, trầm tĩnh nhút nhát trân trọng tình bạn.

- Mở đầu: bạn bè đến mừng sinh nhật.

- Đỉnh điểm: bạn thân chưa tới => trách, lo lắng.

- Kết thúc: bạn tặng cành ổi còn nguyên cả lá và lúc lửu đến 5 – 6 quả tròn to, láng bóng.

=> vui thật là vui… giữa đường … => tâm trạng trách cứ, lo lắng.

- Trinh cười lỏn lẻn … cho được => tính cách của Trinh.

- Tôi à lên … cay xộc => sự xúc động trước món quà bạn dành cho mình.

- Trình tự thời gian: diễn biến từ đầu => cuối buổi sinh nhật. Có dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “lâu lắm từ mấy tháng trước … lúc ổi đang ra hoa”.

- HS đọc ghi nhớ.

I. Dàn ý của bài văn tự sự.

1.Bố cục: 3 phần.

- Sự bất ngờ do tình huống truyện:lúc đầu tâm trạng chờ đợi và ýchê trách cuối cùng là món quà sinh nhật đầy ý nghĩa.

- Trình tự kể:

2.Dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.

*Ghi nhớ: SGK.

II. Luyện tập

A. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm – nhân vật chính trong chuyện.

B. Thân bài: Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà sợ bố đánh.

Em tìmmột góc tường ngồi tránh rét kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ đôi bàn tay đã cứng đờ.

Sau đó em bé đánh liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt diêm em lại thấy hiện lên một viễn cảnh đẹp đẽ và ấm áp và mỗi khi quẹt diêm tắt thì em lại trở về với thực tại của bản thân mình.

-Lần 1: Tưởng như đang ngồi trước cửa sổ.

-Lần 2, 3, 4, 5.

=> Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen trong quá trình kể chuyện về cô bé. Sau mỗi lần quẹt diêm mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt đều được miêu tả rất sinh động. Kèm theo đó là những suy nghĩ tâm trạng của nhân vật.

C. Kết bài: Em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Người qua đường không ai biết được cái điều kì diệu mà em bé đã trông thấy nhất là giây phút em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón lấy những niềm vui…

Bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.

A. Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình.

- Kỉ niệm: khiến mình xúc động.

B. Thân bài: Tâm trạng về kỉ niệmxúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu? Lúc nào (thời gian, hoàn cảnh) với ai? (Nhân vật)

- Chuyện xảy ra như thế nào? (Mở đầu, diễn biến, kết quả)

- Điều khiến em xúc động?

- Xúc động như thế nào? (miêu tả).

C. Kết bài: Suy nghĩ của em về kỉ niệm đó.

4. Đánh giá kết quả học tập:

H: Trình bày cách xây dựng dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

5. Hoạt động nối tiếp:

Hoàn chỉnh bài tập 2. Chuẩn bị viết bài số 2.