Giáo án Ngữ văn 8 Bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 83. THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS nắm được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh .

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát danh lam thắng cảnh.

- Đọc tài liệu, tra cứu , thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượngđể sử dụng trong bài văn thuyết minhvềdanh lam thắng cảnh .

- Tạo lập được một vănbản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.

3.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh ý thức thu thập tài liệu về danh lam thắng cảnh, tập viết bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

Nêu hiẻu biết của em về bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm?

3. Bài mới :

- Các em đã từng được nghe được đến những danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử như Vịnh hạ long hay Sa Pa, Hồ Gươm, có đô Huế... vậy để viết được bài văn thuyết minh về những địa danh trên, chúng ta cần tích luỹ và thu thập kiến thức như thế nào? Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bàihọc...

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu cách giới thiệu một danh lam thắng cảnh

- Gọi HS đọc:

H: Bài thuyết minh giới thiệu mấy đối tượng ? Cỏc đối tượng ấy cú quan hệ với nhau như thế nào ?

- Hai đối tượng hồ Hoàn kiếm & Đền Ngọc Sơn cú vị trớ rất gần nhau.

H: Qua bài thuyết minh em hiểu biết thờm những kiến thức gỡ về 2 đối tượng trên ?

H: Muốn có những kiến thức đó, người viết phải chuẩn bị những gì ?

H: Bài viết sắp xếp theo bố cục như thế nào? theo em có gì thiếu xót trong bố cục?

H: Theo em bài thuyết minh còn thiếu những gì ?

-> Vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của tháp rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê húcmiêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối màu nước xanh, ND bài viết cũng khô khan.

H: Nêu phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài?

- Các phương pháp thuyết minh:giới thiệu, phân tích, phân loại, giải thích...

H: Qua BT em hiểu thế nào là thuyết minh một danh lam thắng cảnh?

- GọiHS đọc ghi nhớ.

HĐ2.HDHS luyện tập:

->HS thảo luõn theo nhúm tổ, TG: 5'

Đại diện cỏc nhúm bỏo cỏo

- HS suy nghĩđộc lập và trả lời các yêu cầu của đềbài

I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh

1.Bài tập:

- GT về Hồ hoàn kiếm & Đền Ngọc sơn.

- Đối tượng thuyết minh: Hai đối tượng hồ Hoàn kiếm & Đền Ngọc Sơn có vị trí rất gần nhau.

- Kiến thức về đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm nguồn gốc hình thành, sự tích những tên hồ.

- Đền Ngọc sơn: Nguồn gốc & sơ lược quá trình xây dựng Đền, vị trí, cấu trúc.

- Tớch luỹ kiến thức: Phải đọc sách tra cứu tài liệu, xem tranh ảnh,hỏi han...

* Bố cục:

1, GT hồ hoàn kiếm

2, Giới thiệu Đền Ngọc Sơn

3, GT Bờ hồ ->Đủ 3phần

- Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh.

*Nhận xét:

- Muốn thuyết minh về mọt danh lam thắng cảnh cần: Thăm thú,đọc, tra cứu sách vở, hỏi,…

- Bố cục: 3phần

- Kiến thức khách quan tin cậy.

- Lời văn, chính xác biểu cảm

2.Ghi nhớ:

II. Luyện tập:

1. BT2:

- Trình tự tham quan:

+ Quan sát từ gác nhà bưu điện, nhìn bao quát toàn cảnh hồ, đền ,từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn vào đài nghiên tháp bút, qua cầu thê húc vào đền.

+ Tả bên trong đền :Từ chấn Ba đình nhìn ra hồ, về phía thủy tạ, tháp rùa.

- Từ tầng 2 nhà phố hàng khay.nhìn bao quát cảnh hồ, đền...

Bài 3:

- Chọn chi tiết: Rùa hồ gươm, truyền thuyết trả gươm thần, cầu thê húc, tháp bút... vấn đề giữ gìn cảnh quan & sự trong sạch của hồ gươm...

Bài 4:

- Câu nói của nhà văn nước ngoài có thể dùng ở phần MB, hoặc KB

4. Củng cố , luyện tập:

H: Thế nào là thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?

5. H­ớng dẫn học tập ở nhà: Học bài cũ ,chuẩn bị : Ôn tập về văn bản thuyết minh.

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mới nhất – Mẫu giáo án số 2

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 83:

THUYẾT MINH VỀ MỘT DNAH LAM THẮNG CẢNH

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

       Sau khi học xong bài này, HS:

       a. Kiến thức:

- Biết sự đa dạng về đối tượng trong văn bản thuyết minh.

- Hiểu đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

- Vận dụng vào viết bài văn thuyết minh.

       b. Kĩ năng:

- Quan sát danh lam thắng cảnh.

- Đọc tài liệu tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

       a. Các phẩm chất:

- Độc lập, tự tin, tự chủ.

- Yêu quê hương, đất nước.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

2. Trò: 

-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. (4’)

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

* Kiểm tra bài cũ: H. Nêu cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

GV dẫn dắt vào bài: Các em  đã được tìm hiểu cách thuyết minh về 1 thứ đồ dùng, một thể loại văn học, một phương pháp (cách làm) bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (17’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

G:Gọi HS đọc văn bản

H: Bài văn giới thiệu về đối tượng nào?

H: Bài giới thiệu đã giúp em hiểu biết những gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?

H: Muốn viết bài giới thiệu danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì?

H: Làm thế nào để có kthức về danh lam thắng cảnh ?

H: Bài viết được sắp xếp theo kết cục, thứ tự nào? Theo em bài này có thiếu xót gì về bố cục?

H: Theo em, về nội dung bài thuyết minh trên đây còn thiếu những gì?

H: Bài viết sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

H: Qua phần tìm hiểu em hãy rút ra cách viết bài thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh?

- HS đọc văn bản

- HS thảo luận trả lời trước lớp

- HS khác nhận xét bổ sung.

- HS trả lời cá nhân

- HS khác nhận xét bổ sung

- HS trả lời

- HS khác nhận xét bổ sung.

- HS nêu thứ tự thuyết minh

- HS khác nhận bổ sung

- HS nêu phương pháp thuyết minh

- HS khác nhận xét bổ sung.

- HS khái quát nội dung bài học trả lời.

I. Giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh

1. Đọc văn bản

Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn

2. Nhận xét:

*Nội dung:

- Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

- Bài viết cung cấp tri thức về lịch sử hình thành, tên gọi của hồ và đền.

*Kiến thức:

- lịch sử, địa lí về danh lam thắng cảnh đó.

- Hiểu lai lịch, kiến trúc, nắm vững địa thế, địa hình, vẻ đẹp đặc sắc.

* Yêu cầu:

- Tham quan, quan sát, tra cứu, hỏi han, đọc sách báo.

*Bố cục: 2 phần

- Phần 1: gthiệu vị trí và tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn.

- Phần 2: liên hệ thực tế ngày nay.

- Thiếu sót:

+thiếu phần mở bài (giới thiệu chung.)

+ Thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của tháp rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu mtả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh… -> nội dung bài viết do vậy còn khô khan.

* Phương pháp thuyết minh:

Giải thích.

*Ghi nhớ: SGK/34

- Bài thuyết minh cũng đầy đủ ba phần : MB, TB, KB.

- Kiến thức phục vụ cho bài  viết thu thập từ sách báo, học hỏi , tra cứu.

-  Bài viết còn cần kèm miêu tả, tự sự, bình luận trên cơ sở của những kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp.

 

C. Hoạt động luyện tập. (19’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

*BT1: Lập lại bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn 1 cách hợp lí

- Lập dàn bài

II. Luyện tập

*BT1: Lập lại bố cục bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn 1 cách hợp lí

A. Mở bài:

- Giới thiệu chung về hồ Hoàn Kiếm - 1 danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội.

B. Thân bài:        

- Giới thiệu vị trí của hồ Hoàn Kiếm: nằm ngay trung tâm của thành phố.

- Giới thiệu kích cỡ và đặc điểm của hồ (rất rộng, vài chục mẫu- nước luôn có màu xanh lục)

- Gthiệu lai lịch hồ.

- Gthiệu quang cảnh xung quanh hồ.

- Gthiệu đền Ngọc Sơn ở gần bờ hồ (vị trí, lai lịch, quang cảnh)

- Gthiệu Tháp Rùa ở giữa hồ (vị trí, lai lịch, quang cảnh)

C. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ, cảm xúc trước 1 thắng cảnh còn lưu nhiều dấu ấn lịch sử của nước nhà. Có thể nêu nhận xét của một nhà thơ nước ngoài “ Hồ Gươm là chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội”

* BT2: HS dựa vào dàn bài sắp xếp các ý cho thích hợp

* BT3: Chọn chi tiết tiêu biểu:

- Hồ Hoàn Kiếm là 1 trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội.

- Tháp Rùa cổ kính, đền Ngọc Sơn với nhịp cầu Thê Húc sơn đỏ nối cong.

- Đài Nghiên, Tháp Bút tượng trưng cho thủ đô ngàn năm văn hiến.

- Quá trình tạo lập, tên gọi Lưu Thuỷ, Thuỷ Quân.

- Quang cảnh: cây cảnh, bồn hoa, rặng liễu.

- Ngôi đền Ngọc Sơn.

* BT4: Có thể sử dụng câu đó vào phần mở bài hoặc kết bài.

 

D. Hoạt động vận dụng. (2’)

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Lập dàn ý cho bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương

GV hướng dẫn, yêu cầu HS thực hiện ở nhà.

- Lập dàn ý cho bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương

   

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. (2’)

Đọc tham khảo bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh.

* Bài cũ:

- Học bài theo nội dung ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập trong VBT.

* Bài mới: 

- Chuẩn bị tiết 84: soạn bài Ôn tập văn thuyết minh.

*****************************************