Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu nghi vấn (Tiếp) mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu nghi vấn (Tiếp) – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 79. CÂU NGHI VẤN (tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu được ngoài chức năng chính câu nghi vấn còn được dùng với các chức năng khác.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng các kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.

3.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh ý thức thái độ học tập tốt, biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNGDẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?

3. Bài mới :

- Ngoài chức năng chính câu nghi vấn còn được sử dụng với các chức năng khác, đó là các chức năng nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu các chức năng khác của câu nghi vấn:

- Gọi HS đọc BT–SGK –T 21

H:Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ?

H: Các câu nghi vấn trên có dùng để hỏi không ? Nếu không dùng để hỏi thì để làm gì ?

H: Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên ? có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không ?

H: Qua các ví dụ trên em có nhận xét gì về chức năng của câu nghi vấn?

- Gọi HS đọc ghi nhớ

HĐ2.HDHS luyện tập:

- GV yêu vầu HS xác định các câu nghi vấn

- GV gọi HS đọc nội dung bài tập.

- HS trả lời nhanh tại chỗ

- GV hướng dẫn học sinh đặt câu.

- Trong giao tiếp hằng ngày,những câu nghi vấn:Bạn ăn cơm chưa? thường dùng để hỏi mà để thay cho lời chào khi gặp nhau

III .Những chức năng khác

1.Bài tập:

+) Câu nghi vấn:

a. Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?

c. Có biết không? lính đâu? sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây nhưvậy?Không còn phép tắc gì nữa à ?

d. Cả đoạn là câu nghi vấn.

e. Con gái tôi vẽ đấy ư ?

* Nhận xét:

+)Chức năng khác của câu nghi vấn:

a. Bộc lộ cảm xúc.

b,c. Quát tháo, đe dọa.

d. khẳng định .

e.Bộc lộ cảm xúc

+) Hình thức:

- Câu NVcòn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng, hoặc dấuhai chấm.

2. Ghi nhớ: SGK/ 22

IV. Luyện tập:

Bài 1 :Xác định câu nghi vấn .

a .Con người đáng ……gót Binh Tư để có ăn ư ? Bộc lộ cảm xúc, thái độ ngạc nhiên .

b. Trong khổ thơ, trừ câu "than ôi" còn lại đều là câu NV, chức năng phủ định. => bộc lộ cảm xúc.

c .Sao ta …nhẹ nhàng rơi ..? chức năng cầu khiến -> Bộc lộ cảm xúc.

d. Ôi nếu thế thì đâu còn phải là quả bóng bay? ->Phủ định ->Bộc lộ, tình cảm, cảm xúc.

Bài 2. Xác định câu NV và đặc điểm hình thức :

a .Sao cụ lo xa quá thế ? Tội bây giờ nhịn đói mà để tiền lại ? ăn mãi hết thì đến lúc chết lấy mà lo liệu ? ->3 câu phủ định

- Câu tương đương : Cụ không phải lo xa quá như thế, không nên nhịn đói mà để tiền lại. Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền để mà lo liệu.

b. Cả đàn bò ….làm sao ?->Bộc lộ sự băn khoăn ngần ngại ; không biết chắc là thằng bé có chăn dắt được đàn bò hay không.

c.Ai dám ….tình mẫu tử ?->KĐ àThảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử

Bài 3. Đặt 2 câu NV không dùng để hỏi

a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim "Cánh đồng hoang được không"?

b. Sao cuộc đời Chị Dậu khốn khổ đến thế ?

Bài 4:

- Câu mang tính chất nghi thức giao tiếp của những người có quan hệ mật thiếtđể chào , người nghe không nhất thiết phải trả lời mà có thể đáp lại bằng một câu chào khác.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn?

H: Ngoài dấu chấm hỏi người ta còn có thể kết thúc câu nghi vấn bằng những dấu câu nào?

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: Học bài cũ ,chuẩn bị : Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm).

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu nghi vấn (Tiếp) mới nhất – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 79:

CÂU NGHI VẤN

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

       Sau khi học xong bài này, HS:

·Kiến thức:

- Biết các chức năng khác của câu nghi vấn.

- Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầ khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc...

- Vận dụng vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

       b. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.

- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tinh tế thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

       a. Các phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ.

2. Trò: 

-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. (5’)

- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề.

- Kĩ thuật : động não, tia chớp.

1. Kiểm tra bài cũ:(3')

H: Nêu đặc điểm và chức năng chính của câu nghi vấn? Cho VD minh họa?

2. Bài mới. (2’)

GV dẫn dắt vào bài: Ngoài chức năng dùng để hỏi câu nghi vấn còn có nhiều chức năng klhác nữa đó là những chức năng nào bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (20’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

- Gọi HS đọc các VD trên bảng phụ.

H: Trong những đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn?

GV treo bảng phụ kẻ sẵn hai cột: câu nghi vấn/ chức năng

Gọi HS lên bảng điền từng VD vào bảng.

H: Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên có phải bao giờ cũng có dấu? không?

H: Qua phần tìm hiểu trên cho biết ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào?

- HS đọc, quan sát VD

- Xác định các câu nghi vấn trong VD và chức năng của chúng

HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS phát biểu

- Khái quát, rút ra nội dung ghi nhớ.

III. Những chức năng khác

* Ví dụ

Câu nghi vấn

Chức năng

a, Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?

b) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

c) Có biết không? Lính đâu? Sao…như vậy? Không còn...nữa à?

d) Cả đoạn trích là câu nghi vấn

e) Con gái…đây ư? Chả lẽ…ấy?

- bộc lộ tình cảm (nuối tiếc)

- đe dọa

- đe dọa

- khẳng định

- bộc lộ tình cảm (ngạc nhiên)

* Nhận xét:

- Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

- Câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm  than...

*Ghi nhớ: SGK/22

 

C. Hoạt động luyện tập. (12’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

BT1: Xác định câu nghi vấn, mục đích của câu nghi vấn.

BT2: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó?

BT3: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi:

Viết đoạn văn cảm nhận về khổ cuối bài “Ông đồ” có sử dụng câu nghi vấn

- Thảo luận cặp đôi

- Cá nhân thực hiện

- Cá nhân thực hiện

- Cá nhân thực hiện

BT1:Xác định câu nghi vấn:

a) Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?

b) Cả khổ thơ chỉ riêng câu Than ôi! không phải là câu nghi vấn.

c) Sao ta không ngắm sự biệt li…rơi?

d) Ôi, nếu thế…bóng bay?

* Những câu nghi vấn đó dùng để:

a) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên)

b) phủ định; bộc lộ tình cảm, cảm xúc

c) Cầu khiến

d) Phủ định (trong câu d có cả đặc điểm hình thức của câu cảm thán)

BT2:Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó?

a) Sao cụ lo xa quá thế? Tội  bây giờ...để lại? Ăn mãi..lấy  mà lo liệu?

b) Cả đàn bò giao cho...chăn dắt làm sao?

c) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

d) Thằng bé kia, mày có việc Sao lại đến đây mà khóc?

* Đặc điểm hình thức: những từ nghi vấn (gạch chân), dấu chấm hỏi ở cuối câu.

- Những câu nghi vấn đó dùng để:

a) Câu 1: phủ định; câu2: phủ định; câu 3: phủ định

b) bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại

c) khẳng định

d) Câu 1: hỏi; Câu 2: hỏi

* những câu nghi vấn sau có thể thay thế được bằng 1 câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tương đương:

a) Sao cụ lo xa quá thế? -> Cụ không phải lo xa quá như thế.

- Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? -> Không nên nhịn đói mà tiền để lại.

- Ăn mãi hết đi thì.mà lo liệu? -> Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu.

b) Cả đàn bò...chăn dắt làm sao? -> Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không.

c) Ai dám bảo...không có tình mẫu tử? -> Thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử.

BT3: Đặt 2 câu nghi vấn không dùng để hỏi:

- Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim...được không?

- Sao đời lão khốn cùng đến thế?

BT3: Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn

 

D. Hoạt động vận dụng. (5’)

- Phương pháp: chơi trò chơi.

- Kĩ thuật: chia nhóm.

Cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.

GV chia lớp thành 2 đội chơi, thi đặt câu nghi vấn trong 2 phút, đội nào đặt được nhiều câu thì chiến thắng.

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. (3’)

- Ghi lại những cuộc hội thoại của em với người thân có sử dụng câu nghi vấn.

* Bài cũ:

- Nắm đặc điểm câu nghi vấn, chức năng khác của câu nghi vấn.

- Hoàn thiện bài tập.

* Bài mới: 

- Chuẩn bị tiết 80: Thuyết minh về một phương pháp.

********************************************