Giáo án Ngữ văn 8 Bài Ôn tập về văn thuyết minh mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Ôn tập về văn thuyết minh – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 84.ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh ôn tập khái niệm về văn bản thuyết minh.

- Các phương pháp thuyết minh.

- Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh.

- Sự phong phú, đa dạng về đối tượngcần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.

- Đọc hiểu, yêu cầu đề bài văn thuyết minh.

- Quan sát đối tượng cần thuyết minh.

- Lập dàn ý viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.

3.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh ý thức quan sát, học tập, tích luỹ tri thức khi làm văn thuyết minh.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Nêu hiẻu biết của em về bài văn thuyết minh về mộtdanh lam thắng cảnh?

3. Bài mới:Chúng ta đã được làm quen với các kiểu bài văn thuyết minh . Hôm nay cô cùng các em hệ thống lại toàn bộ những kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS ôn tập lý thuyết:

H: VB thuyết minh có vai trò & tác dụng như thế nào trong đời sống ?

H: VB thuyết minh có gì khác với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ?

H: Muốn làm tốt bài văn TM, cần phải chuẩn bị những gì ?

H: Nêu các kiểu đề văn TM ?

+Đồ vật, động vật, thực vật

+Hiện tượng tự nhiên xã hội, 1 phương pháp, 1danh lam thắng cảnh một thể loại VH, GT 1 danh nhân, 1phong tục …

H: Bài văn TM phải làm nổi bật điều

gì ?

H: Bố cục bài văn TM gồm mấy phần ?

HĐ2.HDHS luyện tập:

Bài 1: Hãy nêu cách lập ý & lập dàn ý với các đề bài sau :`

H: Lập ý cần trình bầy ND gì ?

H: Phần dàn ý cần trình bầy những ND gì ?

H: Muốn GT một danh lam thắng cảnh phần lập ý bao gồm những ND nào ?

H:Bố cục bài gồm mấy phần, nội dung từng phần?

Bài 2 :Viết đoạn văn theo các đề bài

a.GT một đồ dùng học tập

b. GT mộ danh lam thắng cảnh quê em

- GV hướng dẫn cách viết

I. Lý thuyết

1. Vai trò tác dụng:

+ Định nghĩa kiểu văn bản

- TM là kiểu VB thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc nghe tri thức ( kiến thức ) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa …của các hiện tương sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bầy, giới thiệu, giải thích

2.Văn bản thuyết minh có những tính chất khác với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận:

- TM bằng phương thức trình bầy, giới thiệu, giải thích .

- Tự sự : Giới thiệu sự việc, nhân vật.

- Miêu tả : GT cảnh vật, con người, thời gian, không gian.

- Biểu cảm : GT đối tượng gây cảm xúc là con người, cảnh vật...

- Nghi luận :GT luận điểm, luận cứ.

àCác yếu tố Miêu tả, tự sự kể truyện không thể thiếu được trong VB thuyết minh.

3.Bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị

+ND tri thức : Khách quan , xác thực, đáng tin cậy

+Lời văn : Rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ đễ hiểu giản dị, hấp dẫn

- Cần làm rõ và nổi bật đối tượng cần thuyết minh.

- Nêu những phương pháp TM thường được vận dụng ?

+Nêu định nghĩa, giải thích

+Liệt kê, nêu VD, dùng số liệu (con số ), So sánh đối chiếu, phân loại, phân tích

* Bố cục của bài văn thuyết minh:

=>Bài văn thuyết minh gồm3phần:+MB : GT khái quát về đối tượng

+TB : GT từng mặt, phần, từng vấn đề, dặc điểm của đối tượng. Nên TM theo 3 bước (loại bài về phương pháp )là chuẩn bị, quá trình tiến hành, kết quả thành phẩm

+ KB : ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế XH,VH, lịch sử

4. Các phương pháp thuyết minh

+Nêu định nghĩa, giải thích

+Liệt kê

+ nêu VD

+ Dùng số liệu (con số ).

+ So sánh đối chiếu

+ Phân loại, phân tích.

II. Luyện tập

Bài 1

a. Giới thiệu một đồ dùng học tập

+Lập ý :Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ dùng, những điều cần lưu ý khi sử dụng

+ Dàn ý :

- MB – Kq tên đồ dùng & công dụng của nó

- TB- Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc cấu tạo, các bộ phận, cách sử dụng.

- KB – Lưu ý khi sử dụng, sự cố cần sửa chữa

*) Muốn GT một danh lam thắng cảnh phần lập ý bao gồm những ND+Lập ý :Tên danh lam, kquát ví trí & ý nghĩa với quê hương cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật

+ Dàn ý :

+)MB:Vị trí & ý nghĩa văn hóa, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương đất nước

+) TB :Vị trí địa lí quá trình hình thành, phát triển, tutạo định hình trong quá trình lịch sử àngày nay

- Cấu trúc qui mô, từng khối

- Sơ lược thần tích

- Hiện vật trưng bầy, thờ cúng, phong tục, lễ hội

+) KB :Thái độ tình cảm với danh lam

Bài 2:

b.Giới thiệu danh lam thắng cảnh

+ Lập ý

+ Dàn ý :3 phần

+ Tập viết đoạn văn:

4. Củng cố , luyện tập:

H: Thế nào là văn bản thuyết minh? Nêu bố cục chung của bài văn thuyết minh? các phương pháp thuyết minh?

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: Học bài cũ ,chuẩn bị : " Ngắm trăng"

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Ôn tập về văn thuyết minh mới nhất – Mẫu giáo án số 2

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 84

ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

       Sau khi học xong bài này, HS:

       a. Kiến thức:

- Biết thế nào là văn bản thuyết minh.

- Hiểu về các phương pháp thuyết minh và yêu cầu cơ bản của bài văn thuyết minh.

- Vận dụng vào làm văn bản thuyết minh.

       b. Kĩ năng:

- Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.

- Quan sát đối tượng cần thuyết minh.

- Lập dàn ý viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

       a. Các phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Yêu quê hương đất nước.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

2. Trò: 

-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. (4’)

- Phương pháp: vấn đáp.

- Kĩ thuật : động não, tia chớp.

* Kiểm tra bài cũ:

H. Muốn viết bài giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh cần có những kiến thức gì? Làm thế nào để có kiến thức về 1 danh lam thắng cảnh?

* Vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại tất cả những kiến thức về văn bản thuyết minh.

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (13’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng ntn trong cuộc sống ?

H: Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?

H: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?

H: Những phương pháp TM nào thường được chú ý vận dụng?

- HS khái quát nội dung kiến thức đã học trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung

- HS nghe, ghi

- HS khái quát nội dung kiến thức đã học trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung

- HS nghe, ghi

- HS khái quát nội dung kiến thức đã học trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung

- HS nghe, ghi

- HS khái quát nội dung kiến thức đã học trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung

- HS nghe, ghi

I. Lý thuyết

1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh trong đời sống

- Là kiểu VB thường dùng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức, thông tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày,  giới thiệu, giải thích vấn đề.

2. Tính chất của văn bản thuyết minh

- Chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, chính xác, đầy đủ giúp con người hiểu biết về đối tượng.

3. Yêu cầu, cách làm bài thuyết minh

- Người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng -> Trình bày theo trình tự thích hợp để người đọc dễ hiểu, làm nổi bật đặc điểm chủ yếu, quan trọng của đối tượng thuyết minh.

- Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh : nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu VD, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.

 

C. Hoạt động luyện tập. (20’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Nêu cách thuyết minh về 1 thứ đồ dùng?

H: Nêu cách lập dàn ý của kiểu bài này?

H: Khi thuyết minh về một thể loại văn học cần chú ý điều gì?

H: Khi thuyết minh gới thiệu về một phương pháp (cách làm) cần chú ý điều gì ?

H: Cách lập dàn ý của đề bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh?

Cho HS lần lượt viết phần mở bài cho các đề b,d,g.

- HS nhắc lại cách thuyết minh về một thứ đồ dùng.

- HS nêu cách lập dàn ý đã chuẩn bị ở nhà

- HS khác nhận xét bổ sung

- HS nhắc lại cách thuyết minh về một thể loại văn học

- HS nhắc lại cách thuyết minh về một phương pháp (cách làm) ?

- HS nêu cách lập dàn ý đã chuẩn bị ở nhà

- HS khác nhận xét bổ sung

- Tập viết đoạn các đề b,d,g.

II. Luyện tập

BT1: Nêu cách lập dàn ý

1. Gthiệu 1 đồ dùng

a. MB: Gthiệu khái quát đồ dùng

b. TB:

- Gthiệu lần lượt những bộ phận tạo thành.

- Gthiệu tác dụng và cách sử dụng.

- Cách bảo quản.

c. KB: Nhấn mạnh ý nghĩa, tác dụng của đồ dùng.

2. Gthiệu 1 thể loại văn học.

- Thuyết minh đặc điểm 1 thể loại văn học phải quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm. Cần lựa chọn những đặc điểm nổi bật.

3. Gthiệu 1 phương pháp

- Người thuyết minh phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp.

- Cần trình bày rõ nguyên liệu, cách thức, trình tự để thực hiện và yêu cầu chất lượng với sản phẩm.

4. Gthiệu 1 danh lam thắng cảnh

a.MB: Gthiệu về danh lam thắng cảnh

b. TB:

- Vị trí

- S (mđộ rộng hẹp)

- Gthiệu cụ thể chi tiết về từng khu vực của danh lam.

c. KB: Vị trí của danh lam thắng cảnh trong đời sống của con người

BT2: Viết đoạn văn

 

D. Hoạt động vận dụng. (5’)

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Hs : Lập dàn ý cho bài thuyết minh về một loài hoa ngày Tết.

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

……….

 

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. (2’)

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....

   

IV. Củng cố, dặn dò

Đọc tham khảo các kiểu bài thuyết minh đã học.

* Bài cũ:

- Nắm chắc phần lí thuyết.

- Hoàn thiện bài tập trong VBT.

- Viết bài thuyết minh về loài hoa ngày Tết.

* Bài mới: 

- Chuẩn bị tiết 85: soạn bài Hướng dẫn đọc thêm: Ngắm trăng, Đi đường.

+ Tìm hiểu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

+ Soạn bài theo câu hỏi SGK.

******************************************