Giáo án Ngữ văn 8 Bài Đánh nhau với cối xay gió mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Đánh nhau với cối xay gió mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy

TIẾT 25.

VĂN BẢN:ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XOAY GIÓ

Trích: Đôn Ki - hô- tê

(Xéc-van- tét)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS hiểu đc đặc điểm của thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô -tê.

- ý nghĩa của nhân vật bất hủ mà Xéc- van -tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô- tê và Xan- chô Pan-xa

2.Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.

- Chỉ ra đc những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật( Đôn Ki-hô-tê và Xan chô Pan-xa) đc miêu tả trong đoạn trích.

3.Thái độ:

- Có ý thức phân tích một sự việc gắn với hoàn cảnh thực tế.

II..CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, sách tham khảo, chuẩn kt kn.

2.HS:Đọc, tóm tắt văn bản , trả lời các câu hỏi sgk.

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Nêu những h/ả đối lập nhau mà em bé bán diêm đã nhìn thấy khi quẹt

những que diêm trong đêm giao thừa?

- Một lò sưởi bằng sắt, cóhình nổi bằng đồng bóng nhoáng ><Lò sưởi biến mất, em ngồi đó trong tay cầm que diêm đã tàn.

- Bàn ăn, khăn trải bàn, con ngỗng quay, con ngỗng nhảy khỏi đĩa tiến về phía em.><Những bức tường dày đặc, lạnh lẽo, phố xá vắng teo lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió thổi vi vu

- Cây thông Nôen lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh >< Các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành các ngôi sao.

- Em thấy bà đang mỉm cười với em >< Ảo ảnh sáng rực trên khuôn mặt em bé cũng biến mất

-Em thấy bà to lớn và đẹp đẽ, bà cầm tray em, bay mãi lên cao, cao mãi, chẳng bao giờ phải đói rét gì nữa >< Họ đã về chầu thượng đế.

3. Bài mới :

- Nói đến đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp là người ta nghĩ ngay đến nhà văn Xéc- van- tét với tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. Để hiểu thêm về nhà văn và tài nghệ của ông, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu.

- HS đọc.

- HS và GV nhận xét.

- Y/c hstóm tắt văn bản.

- Hai thầy trò Đôn Ki- hô tê nhìn thấy chiếc cối xay gió, Đôn Ki- hô -tê cho rằng đó là những tên khổng lồ và xông vào đánh nhau với chúng. Vừa lúc đó, một làn gió nhẹ thổi làm quay những cánh quạt, Đôn Ki- hô -tê cùng ngựa bị ngã văng ra xa. còn Xan- chô Pan-xa đỡ chàng dậy và hai thầy trò tiếp tục lên đường. Họ vừa đi vừa bàn tán về cuộc phiêu lưu mới xảy ra. Đôn Ki-hô-tê mặc dù bị đau ngồi nghiêng cả người vẫn không hề kêu nửa lời, thậm chí cũng chẳng muốn ăn. Đêm hôm đó anh ta còn bắt chước hiệp sĩ trong sách thức trắng đêm để nghĩ tới tình nương.

H:Theo dõi chú thích sao (SGK) nêu vài nét về tác giả,tác phẩm, văn bản: “ Đôn Ki-hô -tê”

- Y/c hs giải nghia một số từ trong chú thích.

Giải thích các từ: giám mã, chiến lợi phẩm, pháp sư?

HĐ2. HDHS đọc - hiểu văn bản:

H: Văn bản thuộc thể loại nào?

H: Theo em văn bản chia làm mấy phần? Nội dung mỗi phần như thế nào?

H: Liệt kê các sự việc trong đoạn trích: “Đôn Ki- hô- tê”

H: Em nhận xét gì về trình tự các sự việc trên?

I. Đọc tìm hiểu chú thích:

1. Đọc, tóm tắt:

a.Đọc:

b.Tóm tắt:

2.Chú thích:

a. Tác giả: Xéc-van-tét (1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Ông từng sống cuộc đời cực nhọc, âm thầm.

b.Tác phẩm:

- Ra đời trong hoàn cảnh xã hội Tây Ban Nha mê truyện kiếm hiệp đến mê muội.

- T/P gồm hai phần: P1: 52 chương xuất bản năm (1605); P2: 74 chương xuất bản năm (1616).

Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” Tríchđầu phần 1 tiểu thuyết:

“Đôn Ki-hô-tê”.

c.Từ khó (SGK/79)

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Thể loại: Tiểu thuyết.

2.Bố cục: 3 phần:

-P1: Từ đầu-> không cân sức=> Diễn biến trước khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.

- P2: Tiếp -> toạc nửa vai =>Diễn biến trong khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió.

- P3: Còn lại=> Diễn biến sau khi đánh nhau với cối xay gió.

3.Phân tích:

a. Diễn biến các sự việc :

+ Nhìn thấy và nhận định của mỗi người về chiếc cối xay gió.

+ Thái độ và hành động của mỗi người đối với những chiếc cối xay gió.

+ Quan niệm và cách sử xự của mỗi người khi bị đau đớn.

+Xung quanh chuyện ăn.

+ Xung quanh chuyện ngủ.

=>Trình tự sự việc đc sắp xếp hợp lí theo nội dung đoạn trích.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Tóm tắt nội dung đoạn trích? Các sự việc chính trong đoạn trích?

5.Hướng dẫn học tập ở nhà:

- Học bài theo nội dung phân tích.

- Chuẩn bị: “Đánh nhau với cối xay gió” (tiết 2).

Ngàysoạn:

Ngày dạy

TIẾT 26.

ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ ( TIẾP)

Trích: “Đôn Ki - Hô- Tê”

(Xéc- Van- Tét)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Tiếp tục phân tích để thấy rõ sự đối lập giữa hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Hiểu rõ tính cách hai nhân vật này, đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật.

- Thấy rõ tài nghệ của nhà văn trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan- chô Pan-xa.

2.Kĩ năng:

- HS có kỹ năng đọc, phân tích nhân vật.

3.Thái độ:

- Có sự yêu thích, ham mê tìm tòi, đọc - hiểu văn học nước ngoài..

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, sách tham khảo, chuẩn kt kn.

2.HS:Đọc, tóm tắt văn bản , trả lời các câu hỏi sgk.

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Tóm tắt đoạn trích : “ Đánh nhau với cối xay gió”.

3. Bài mới :Để hiểu sâu sắc hơn tài xây dựng nhân vật đối lập tương phản của nhà văn Xéc-van-tét và tính cách nổi bật của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1. HDHS đọc - hiểu văn bản

(tiếp):

H: Xuất thân của Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-Pan-xa như thế nào?

H: Quan sát tranh, mô tả hình dáng của Đôn Ki- hô- tê?

( Người cao, gầy lại cưỡi con ngựa gầy nên trông hiệp sĩ càng gầy cao lênh khênh.

- Xan- chô Pan-xa đã béo, lùn lại cưỡi con lừa nên trông lão càng lùn hơn.)

-> Hai người đứng cạnh nhau trông như một bức tranh đả kích.

H: Khi thấy cối xay gió, họ nhận xét, nhìn nhận như thế nào?

H: Sự đánh giá, nhận xét trên chững tỏ điều gì về hai nhân vật này?

H: Đôn-ki-hô-tê có hành động gì? Xan-chô- Pan-xa thì sao?

H: Khi bị đau, thái độ hai nhân vật này có thái độ nhưthế nào?

H: Việc ăn, ngủ của hai nhân vật ra sao?

H: Phẩm chất của Đôn-ki-hô-tê đc bộc lộnhư thế nào?

-Dũng cảm, ước mơ cao cả muốn loại trừ cái ác nhưng lại hão huyền, mơ màng.

H: Xan-chô-Pan-xa phẩm chất như thế nào?

- Thực tế, không hão huyền nhưng hèn nhát, cá nhân, tư lợi.

H: Nhận xét của em về cách xây dựnghình tượng 2 nhân vật?

HĐ2. HDHS tổng kết:

H: Nêu nhận xét của em về nội dung và nghệ thuật đoạn trích “đánh nhau với cối xay gió”?

- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/ 80

II.Đọc - hiểu(Tiếp):

1.

2.

3.

b. Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê và giám mã Xan-chô-Pan-xa:

Đôn Ki-hô-tê

Là nhà quý tộc nghèo.

- Người cao, gầy, cưỡi trên lưng con ngựa còm.

- Cho là lũ khổng lồ, có những cánh tay dài.

Nhận thức mụ mẫm, hoang tưởng.

- Xông vào đánh nhau với cối xay gió-> dũng cảm.

- Không hề kêu ca dù xổ cả ruột ra.

-> can đảm, đầy dũng khí .

- Chưa cần ăn -> có khát vọng cao cả, không để ý gì đến chuyện ăn uống của cá nhân .

-Suốt đêm không ngủ để nghĩ tới tình nương bắt chước các hiệp sĩ trong sách -> khôngbình thường

* Đôn-ki-hô-tê có nhiều điểm tốt song mê muội vì truyện kiếm hiệp nên nực cười, đáng thương, đáng trách.

Xan- chô Pan-xa.

- Nông dân.

- Người thấp, béo cưỡi con lừa.

- Đó chỉ là những cối xay gió, những cánh quạt.

-> tỉnh táo.

- Can ngăn, tránh xa lũ cối xay gió -> sợ hãi.

- Chỉ hơi đau một chút là rên rỉ.

-> nhát gan.

- Vừa đi vừa ung dung đánh chén

-> ước muốn tầm thường.

- Ngủ một mạch tới sáng

-> vô tâm.

*Xan-chô-Pan-xa có mặt tốt và có cả mặt xấu: thực tế, có hiểu biết nhưng chỉ lo cho cá nhân mình.

=> Tác giả xây dựng hai nhân vật tương phản đối lập nhau nhằm bổ sung cho nhau làm nổi bật tính cách mỗi nhân vật.Tạo nên cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới.

III. Tổng kết:

* Ghi nhớSGK/80

4. Củng cố , luyện tập:

H: Nhận xét của em về 2 nhân vật Đôn Ki- hô -tê và Xan -chô Pan- xa.

H: Từ nhân vật Đôn Ki-hô-tê em rút ra bài học gì cho bản thân mình?

H: Tìm trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” các chi tiết chứng tỏĐôn Ki-hô-tê là kẻ mê các truyện hiệp sĩ muốn làm theo truyện đến mức mê muội.

5.Hướng dẫn HS họcở nhà:

- Học bài theo nội dung phân tích.

- Chuẩn bị: Tình thái từ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Đánh nhau với cối xay gió – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 25 – 26

Đánh Nhau Với Cối Xay G

(Xéc – Van – Téc)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Thấy rõ tài nghệ của Xéc – Van – Téc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn – Ki – Hô - Tê và Xan – Chô - Pan – Xa tương phản về mọi mặt và đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của 2 nhân vật ấy.

Từ đó rút ra bài học thực tiễn.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: Giáo án, bảng phụ.

2.Trò: Phiếu học tập.

III. Các bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

H: Kể tóm tắt truyện “Cô bé bán diêm” của Anđecxen? Qua truyện em hiểu gì về cảnh đời của em bé và kết cục cuộc đời em? Tình cảm của em dành cho em bé?

H: Phân tích mộng tưởng của em bé qua 5 lần quẹt diêm?

3. Các hoạt động:

* Giới thiệu:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần I.

- Hướng dẫn HS đọc, chú ý phân biệt giọng nhân vật.

H: Đọc phần chú thích và giải nghĩa 1 số từ khó?

H: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?

GV: “Đôn ki hô tê nhà quý tộc tài ba xứ Mantra là một truyện dài, tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông gồm 2 phần: 125 chương ra mắt bạn đọc khi nhà văn 58 tuổi. Đây là tác phẩm nổi tiếng được ưa chuộng ở TBN và ngay từ khi ra đời.

*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

H: Tóm tắt toàn bộ phần trích thuộc chương 9 của tác phẩm?

H: Tìm bố cục của văn bản dựa vào diễn biến các sự việc?

H: Kể tên các nhân vật chính trong truyện?

GV: Đây là lần ra đi thứ 2 của Đôn ki hô tê. Lần trước bị đánh nhừ tử may có người nông dân cứu vì giao chiến với những người lái buôn khi không chịu thừa nhận nàng Đuynxinea.

H: Khi nhìn thấy cối xay gió Đôn ki hô tê có tâm trạng như thế nào và có suy nghĩ gì?

H: Trước suy nghĩ của Đôn ki hô tê, Xan trô pan xa phản ứng ra sao? Nêu rõ?

H: Nhận xét của em về suy nghĩ trên của 2 người?

H: Nhận xét về lời nói của 2 nhân vật?

H: Sau khi suy nghĩ như vậy, Đôn ki hô tê đã hành động như thế nào? Kết quả ra sao?

H: Sau khi đánh nhau với cối xay gió, Đôn có những hành động và ý nghĩ gì?

H: Nhận xét về những hành động đó của Đôn?

H :Điều đó cho thấy Đôn là người như thế nào?

H: Em có các cảm xúc gì trước hành động mê muội của Đôn?

H: Với em, đáng cười hơn cả là chi tiết nào?

H: Đôn-ki-hô-tê là kẻ cực kì hoang tưởng nhưng ở chàng còn có những biểu hiện bình thường khác của con người nhưlòng dũng cảm, coi khinh cái tầm thường và tình yêu say đắm. Hãy cho biết lòng dũng cảm của Đôn được biểu hiện như thế nào trong văn bản?

H: Những biểu hiện của sự coi khinh cái tầm thường, thực dụng?

H: Những biểu hiện của tình yêu?

H: Từ đó tính cách nào của Đôn được bộc lộ?

H: Đến đây có thể tóm tắt như thế nào về đặc điểm nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong sự việc đánh nhau với cối xay gió?

H: Cảm nghĩ của em về anh chàng hiệp sĩ này?

H: Theo em nguyên nhân nào khiến cho Đôn có suy nghĩ và hành động lạ lùng như vậy?

H: Theo dõi nhân vật Xan-chô-pan-xa trong văn bản này hãy cho biết:

? Việc Đôn đánh nhau với cối xay gió, Xan- chô-pan-xa đã có những lời can ngăn nào? Vì sao?

? Tại sao trong khi chủ bị đau không kêu rên thì Xan lại nói rằng: Còn tôi, có thể xin thưa với ngài rằng chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay…?

H: Nhận xét về nhân vật Xan trong đoạn văn: Được phép, Xan-chô-pan-xa ngồi lại cho thật thoải mái…nữa là khác?

H: Nhận xét tiếp về Xan trong đoạn vănĐôn-ki-hô-tê suốt đêm không ngủ…đánh thức bác.

H: Từ đó, đặc điểm tính cách nào của nhân vật Xan được bộc lộ?

H: Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió của chủ mình, Xan luôn là người đứng ngoài cuộc. Điều đó cho thấy thêm nét tính cách nào của Xan?

H: Đến đây em hiểu gì về toàn bộ tính cách của Xan?

H: Qua những chi tiết đó em hiểu thêm gì về tính cách của 2 nhân vật?

(Xây dựng nhân vật đối lập với nhau).

H: Dựa vào chú thích hãy chỉ ra sự tương phản về hình dáng bên ngoài và nguồn gốc xuất thân của 2 nhân vật?

H: Qua đó em thấy mỗi nhân vật đã có tính cách hoàn chỉnh chưa?

H: Vậy tác giả xây dựng nhân vật có sự đối lập để làm gì?

H: Nhận xét cách xây dựng nghệ thuật của tác giả?

H: Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu?

H: Nội dung, bài học gì khi xem truyện, phim?

- 2, 3 HS đọc.

- Nhận xét.

- Tác giả: Xec Van Tec là nhà văn nổi tiếng của TBN và thế giới. Ông đã từng trải qua cuộc sống nghèo khổ, đi lính, bị thương, bị bọn cướp biển bắt giam, bị tù đày.

- Ông tích cực chống lại các thế lực thống trị phong kiến, tư sản nhà thờ và bọn đầu cơ văn hoá phản động.

- Tác phẩm gồm 52 chương (phần 1) xuất bản năm 1605.

- Phần 2: gồm 74 chương xuất bản năm 1615.

- HS tóm tắt.

- 3 phần:

P1: Từ đầu => cân sức: Trước khi đánh nhau với cối xay gió.

P2: Tiếp => Văng ra xa: đánh nhau với cối xay gió.

P3: Còn lại: Sau khi đánh nhau với cối xay gió.

Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn.

Ba chục hoặc hơn 30 tên khổng lồ ghê gớm giao chiến => suy nghĩ viển vông hão huyền xa thực tế nhưng có phần tốt đẹp vì muốn bảo vệ con người, cuộc sống, diệt trừ cái ác.

- Đánh nhau với cối xay gió.

- Kết quả: ngọn giáo gãy tan tành, ngựa người ngã văng ra xa.

- Bẻ một cành khô….không muốn ăn sáng.

- Không bình thường, điên rồ.

- Mê muội, hoang tưởng…

- Hài hước, buồn cười…

- HS tự bộc lộ.

- Chuyện chinh chiến … chuyện khác chính lão pháp sư … kiếm lợi hại của ta.

- Đau không kêu vì là 1 hiệp sĩ.

- Không lấy việc ăn uống làm thích thú.

- Thức cả đêm để nghĩ tới tình nương

- Không muốn ăn sáng vì nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.

- Có khát vọng cao cả mong giúp ích cho đời.

Dũng cảm lao thẳng vào hiểm nguy.

=> Hành động dũng cảm không sợ gian khó, thử thách nhưng ngớ ngẩn kì quặc, điên rồ.

- Đáng chê cười ở tính cách hoang tưởng.

- Đáng khâm phục ở tính cách cao thượng.

- Vừa đáng khâm phục vừa đáng chê cười.

- Say mê kiếm hiệp, đầu óc đầy chuyện phiêu lưu, xa thực tế, hoang tưởng.

- Thưa ngài,….chỉ là những cối xay gió.

- Tôi đã chẳng bảo ngài….như cối xay.

- Vì Xan biết rõ sự thật đó là cối xay gió chứ không phải là những gã khổng lồ.

- Vì Xan tự biết không chịu nổi đau đớn.

- Vì Xan chỉ có thể tin rằng con người khi đã đau thì phải kêu rên.

- Thích ăn uống và biết cách ăn uống.

- Thích ngủ và ham ngủ.

- Luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng.

- ích kỉ, hèn nhát.

- Luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng,tầm thường.

- Tính cách trái ngược nhau: Đôn-ki-ho-tê hoang tưởng nhưng cao thượng, Xan-chô-pan-xa tỉnh táo nhưng tầm thường.

=> chưa vì cả 2 đều có ưu có nhược.

- Mỗi khía cạnh ở 2 nhân vật đều >< rõ rệt với khía cạnh tương ứng ở nhân vật kia và làm nổi bật nhau, hợp 2 con người để tạo nên 1 tính cách hoàn chỉnh.

=> Nghệ thuật: Kể chuyện hài linh hoạt.

- Xây dựng nhân vật tương phản đối lập tạo nên cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới.

- Sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cợt cái hoang tưởng và tầm thường, đề cao cái thực tế và cao thượng

I. Đọc – Chú thích.

1. Đọc.

2. Chú thích.

* Tác giả, tác phẩm.

(SGK/tr. 80)

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Nhân vật Đôn-ki-hô-tê.

- Không bình thường, điên rồ.

- Mê muội, hoang tưởng…

- Hài hước, buồn cười…

=> Hành động dũng cảm không sợ gian khó, thử thách nhưng ngớ ngẩn kì quặc, điên rồ.

- Đáng chê cười ở tính cách hoang tưởng.

- Đáng khâm phục ở tính cách cao thượng.

- Vừa đáng khâm phục vừa đáng chê cười.

2. Nhân vật Xan-chô-pan-xa.

- Thích ăn uống và biết cách ăn uống.

- Thích ngủ và ham ngủ.

- Luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng.

- ích kỉ, hèn nhát.

- Luôn tỉnh táo, thực tế và thực dụng,tầm thường.

* Ghi nhớ: SGK

III. Luyện tập.

4. Hoạt động nối tiếp:

- Học ghi nhớ.

- Soạn “chiếc lá cuối cùng”.