Giáo án Ngữ văn 8 Bài Lựa chọn trật tự từ trong câu mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Lựa chọn trật tự từ trong câu mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 114.LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu cách sắp xếp trật tự từ trong câu,tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng phân tích hiệu quả của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học . Phát hiệnvà sửa được một số lỗitrong sắp xếp trật tự từ.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức sắp xếp trật tự từ trong nói và viết văn.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Lượt lời trong hội thoại ? Những điều cần lưu ý khi tham gia lượt lời trong hội thoại?

3. Bài mới:

- Khi nói, viết ta thường chú ý cách sắp xếp trật tự từ ,từ nào dặt trước từ nào đặt sau. Các từ đặt ở vị trí như thế nào nào sẽ tạo hiệu quả diễn đạt khác nhau, điều đó được thể hiện ra sao chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU VIỆC SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ

- GV: Khi phát âm tiếng này rồi mới phát ra tiếng khác, viết chữ này rồi đến chữ kia…Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ.

- Gọi học sinh đọc bài tập SGK

H: Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản câu?

- Có thểcó 7 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu

H: Vì sao tác giả chọn trật tự từ trong đoạn trích?

- Nhấn mạnh bản chất của tên Cai Lệ hung hãn.

H: Việc lập lại từ "roi" có tác dụng gì? đặt từ "thét" ở cuối câu có tác dụng gì? Cụm từ "Gõ đầu roi xuống đất" ở đầu câu có nhấn mạnh gì?

H: Hãy chọn một trật tự khác và nhận xét tác dụng của thay đổi ấy ?

H:Em rút ra kết luận như thế nào về việc lựa chọn trật tự từ trong câu?

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK

HOẠT ĐỘNG 2: HDHS TÌM HIỂU MỘT SÓ TÁC DỤNG CỦA VIỆC SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ:

- Gọi học sinh đọc bài tập sách giáo khoa.

H: Trật tự từ trong những bộ phận in đậm dưới đây thể hiện điều gì ?

- Gọi học sinh đọc bài tập 2

- Yêu cầu học sinh so sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm .

H:Từ kết quả các bài tập em hãy nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ ?

- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk

HOẠT ĐỘNG 3: HDHS LUYỆN TẬP:

- Gọi học sinh đọc bài tập

- Gv hướng dẫn hs làm bài tập.

I. Nhận xét chung.

1. Bµi tËp SGK-114.

1)Cai Lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ.

2) Cai Lệ thét bằng giọng khàn khàn của một ng hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất.

3) Thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.

4) Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất,thét.

5)Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều sái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.

6)Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.

- Có thểcó 7 cách diễn đạt khác nhau mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu

*) Câu văn in đậm được sắp xếp như vậy vì:

- Việc lặp lại từ (roi) ở đầu câu có tác dụng liên kết câu ấy với câu trước.

- Việc đặt từ “thét” ở cuối câu có tác dụng liên kết chặtcâu ấy với câu sau.

- Việc mở đầu bằng cụm từ “gõ đầu roi xuống đất”có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ.

STT

Nhấn mạnh sự hung hãn

Liên kết chặt với câu trước

Liên kết chặt với câu sau

1

-

+

+

2

-

+

-

3

-

-

-

4

-

-

+

5

-

-

+

6

+

-

+

*Kết luận:

- Có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ trong một câu.

-Cần phải biết lựa chọn trật tự từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

2. Ghi nhớ: SGK/ 111

II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ.

1. Bài tập 1(111)

a. Trật tự thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động( cai lệ giật cái dây thừng trong tay người nhà lí trưởng trước rồi mới chạy đến chỗ anh Dậu).

- Chị Dậu xám mặt…->thứ tự trước sau của các hoạt động.

b.Thể hiện thứ tự cao thấp của các nhân vật và phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật.

- Trật tự hoạt động của các nhân vật tương ứng với trật tự xuất hiện của các nhân vật =>cai lệ mang roi song, còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.

2. Bài tập 2(112)

a. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âmcủa lời nói .

- Chủ ý của tác giả đặt sóng đôi (làng với nước, mái nhà tranh với đồng lúa chín).

- Tạo sự cân đối hài hoà bằng trắc( bắt đầu là nhịp 2/2 luân phiên bằng- trắc tiếp dến là nhịp 4/4 có tiếng bằng tiếng trắc).

3. Bài tập 3(112)

* Kết luận:

- Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ:

+) Thể hiện thứ tự của sự vật hện tượng, hoạt động .

+) Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật hiện tượng.

+) liên kết câu với những câu khác trong đoạn văn.

+) Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

4.Ghi nhớ: SGK/ 112

III. Luyện tập:

a. Sắp xếp theo trình tựxuất hiện theo thời gian lịch sử.

b. 1 )Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật hiện tượng ( đẹp vô cùng…)

b.2) đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm.

c. Nhấn mạnh đối tượng được nói đến, tạo sựliên kết vế câu trước với vế câu sau.

4.Củng cố , luyện tập:

H:Trật tự từ trong câu có những tác dụng gì?

5.Hướng dẫn HS họcở nhà: Học bài cũ : thuộc ghi nhớ, làm bài tập.

- Chuẩn bị:Trả bài TLV số 6 -Lập dàn ý cho đề bài đã viết .

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Lựa chọn trật tự từ trong câu– Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 118: LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Trang bị cho HS 1 số hiểu biết sơ giản về trật từ từ trong câu, cụ thể là:

    + Khả năng thay đổi trật tự từ

    + Hiệu quả diễn đạt của những trật tự từ khác nhau

2. Kĩ năng

- Hình thành ở học sinh ý thức lựa chọn  trật tự từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng, tình cảm của bản thân.

3. Thái độ

- Biết cách lựa chọn trật tự từ trong câu cho phù hợp.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

2. Kĩ năng

- Phân tích hiệu quả diễn đạt của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học.

- Phát hiện và sửa chữa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.

3. Thái độ.

- Biết cách lựa chọn trật tự từ trong câu cho phù hợp.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ (2')

H: Thế nào là lượt lời? Trong giao tiếp, chúng ta cần chú ý điều gì để việc giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1:Khởi động (1')        

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài:Trong giao tiếp, có khi chỉ cần thay đổi một trật tự từ trong câu  thì hiệu quả diễn đạt sẽ khác ngay. Như vậy, làm thế nào để việc lựa chọn trật tự từ  tốt nhất. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (20')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

GV: Gọi hs đọc đoạn trích

H: Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu?

- gọi hs trả lời

H: Để diễn đạt nội dung tương tự câu in đậm trong đoạn văn, có bao nhiêu cách sắp xếp  trật tự từ.?

H: Vì sao tác giả chọn trật tự từ  như trong đoạn trích?

H: Hãy thử chọn 1 trật tự từ  khác và nhận xét về tác dụng của sự thay đổi ấy?

- GV kẻ bảng sơ kết

H: Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp  trật tự từ có giống nhau không? Từ đây em rút ra kinh nghiệm gì trong việc đặt câu?

Tổng kết về hiệu quả  diễn đạt của trật tự từ.

- Gọi HS đọc y/c của mục II.

H:Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm dưới đây thể hiện điều gì?

H:So sách t/d của những cách sắp xếp trật từ từ trong các bộ phận câu in đậm dưới đây?

H: Từ những điều đã phân tích ở mục I và II, hãy rút ra nhận xét  về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.

-1 HS đọc

- HS trao đổi theo cặp, phát biểu

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

-Cácnhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nhận xét, khái quát

-  HS đọc

- HS thảo luận trả lời.

-> cách viết của nhà văn Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn (đảm bảo được sự hài hoà về ngữ âm.)

- Khái quát

I. Nhận xét chung

1.Ví dụ: SGK/110

2. Nhận xét:

- Các cách diễn đạt:

1. Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng …

2. Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.

3. Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.

4. Bằng giọng khàn khàn của một người …, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét ..

5. Bằng giọng khàn khàn … xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét

6. Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn .. xái cũ, cai lệ thét

+ Việc lặp từ "roi" ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu trước.

+ Việc lặp từ "thét" ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu sau.

+ Việc mở đầu bằng cụm từ  "gõ đầu roi xuống đất" có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ.

Câu

Nhấn mạnh sự hung hãn

Liên kết câu trước

Liên kết câu sau

2

-

+

+

3

-

+

-

4

-

-

-

5

-

-

+

6

-

-

+

7

+

-

+

- Một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự tưg, mỗi cách đem lại hiệu quả riêng

* Ghi nhớ SGK/111

II. Một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ

1.Ví dụ: SGK/111

2. Nhận xét:

1.a: + trật tự từ trong câu: "Đùng đùng, cai lệ .. anh Dậu" -> Thể hiện thứ tự trước sau của các HĐ

+ Trật tự từ trong câu "Chị Dậu xám mặt .. lấy tay hắn" -> thể hiện thứ tự trước sau của các HĐ

1.b Trật tự trong cụm từ "cai lệ và người nhà lí trưởng" thể hiện:

 - Thứ bậc cao thấp của các nhân vật

 - Phản ánh thứ tự xuất hiện của các nhân vật.

+ Trật tự từ trong cụm "roi song, tay thước " và dây thừng tương ứng với cụm từ đứng trước.: cai lệ mang roi song , người nhà lý trưởng mang tay thứơc và dây thừng.

* Ghi nhớ 2: SGK/112

 

Hoạt động 3:Luyện tập (15')       

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gọi HS nêu yêu cầu của BT

Học sinh dựa vào những kiến thức cơ bản đã được củng cố để giải thích lí do lựa chọn trật tự các từ ngữ in đậm trong những câu đã cho trong bài tập.

a) Chú ý đến trật tự các sự việc.

b) Chú ý đến tính liên kết với những câu trước.

c,d) Chú ý đến việc tạo âm hưởng, tạo sự hài hoà về âm thanh trong thơ.

- Xác định yêu cầu BT

- Thảo luận, trình bày

III. Luyện tập

Bài 1: Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ

a. Kể tên các vị anh hùng DT theo thứ tự  tự nhiên của các vị ấy trong lịch sử

b. + Đặt cụm từ "đẹp vô cùng" trước hô ngữ "Tổ quốc ta ơi" để nhấn mạnh cái đẹp của non sông mới được giải phóng

+ Cụm từ "hò ô tiếng hát" đảo "hò ô" lên trước để bắt vần với "sông Lô" (vần lưng) tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của sông nước, đồng thời càng đảm bảo cho câu thơ bắt vần với câu trước (vần chân ngạt - hát)

-> trật tự từ đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho lời thơ

c. Câu văn của Nguyễn Công Hoan, lặp lại các từ và cụm từ "mật thám" "đợi con gái" ở 2 đầu vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.

Bài 2: Giải thích lí do lựa chọn trật tự ngữ in đậm trong những câu sau:

a. Lúc vào lễ, bài văn tế được đọc lên, khách khứa ai cũng bụm miệng cười. Bực mình, ông chủ nhà gọi thầy đô đến trách […] ( Truyện dân gian Việt Nam).

b) Trước cách mạng, ông (Nguyên Hồng) sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những người cùng khổ gần gũi màông yêu thương, thắm thiết. Sau cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ, nổi bật hơn cả là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập.

( Ngữ văn 8, tập một ).

c) Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi tấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

(Tế Hanh)

d) Ta bước chân lên dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng.

( Thế Lữ)

 

Hoạt động 4:Vận dụng (5')

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Nêu ví dụ về trường hợp sắp xếp trật tự từ chưa hợp lí của em hoặc bạn em, phân tích.

- Cho VD thực tế

IV. Vận dụng

 

Hoạt động 5:Tìm tòi, mở rộng (1')       

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Tìm đọc thêm những ví dụ về sắp xếp trật tự từ

- Thực hiện ở nhà

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')    

* Bài cũ:

- Học bài, nắm vững những tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu

- Sưu tầm một số câu có trật tự từ đặc biệt để phân tích tìm hiểu tác dụng của việc sắp xếp đó.

- Hoàn thành bài tập

* Bài mới: 

Chuẩn bị bài: Trả bài TLV số 6.

***********************************