Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu cầu khiến mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu cầu khiến – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 82. CÂU CẦU KHIẾN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS nắm được đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.

- Chức năng của câu cầu khiến.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

- Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

3.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp . Có niềm yêu thích đam mê với môn học.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

- Nêu đặc điểm hình thức và các chức năng khác của câu nghi vấn?Cho ví dụ?

3. Bài mới :

- GV nêu tình huống: Em hãy đổi chỗ cho bạn!

H: Câu trên cô nói ra với mục đích gì? - yêu cầu - ra lệnh.

=> Những câu nói có mục đích yêu cầu hay ra lệnh hoặc khuyên bảo người khác làm một việc gì hay đề nghị gì . Đó là kiểu câu gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾNTHỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHStìm hiểuđặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến:

- Gọi HS đọc BT 1-SGK (T 30)

H:Trong đoạn trích trên câu nào là câu cầu khiến?

H:Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến ?

H: Câu cầu khiến ở đoạn trích trên dùng để làm gì ?

- Gọi HS đọcbàitập 2

H: Cách đọc câu" mở cửa "trong câu b có gì khác với cách đọc trong câu a từ "mởcửa' không ?

H: Qua 2 BT em rút ra nhận xét gì ? Em hiểu thế nào là câu cầu khiến ?

H: Khi sử dụng câu CK cần chú ý điều gì ?

- GV tóm lược nội dung bài học.

- GV gọi 1-2 hs đọc ghi nhớ sgk

- GV yêu câu hs đọc nội dung bài tập 1

H: Câu cầu khiến có đặc điểm hình thức và chức năng gì?

HĐ2.HDHS luyện tập:

- Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập1.

H: Chỉ ra đặc điểm hình thức của các câu trên?Nhận xét về chủ ngữ?

H:Thử thêm bớt hoặc thay đổi chủ ngữvà nhận xét về nghĩa của câu?

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 2:

H: Xác định câu CK ? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa CK giữa các câu đó?

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3

H: so sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu cầu khiến a và b

HS thảo luận nhóm theo tổ (3')

- Báo cáo kết quả.

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 4.

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 5

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

1. Bài tập:

a. Bàitập 1::SGK –T30

+)Thôi đừng lo lắng.=> khuyên bảo +)Cứ về đi. =>yêu cầu.

+)Đi thôi con. =>yêu cầu.

- Các câu trên có chứa các từ cầu khiến: Đừng ,đi , thôi.

b .Bài tập 2: SGK –T30

+Khác :Câu aàTrần thuật (Trả lời câu hỏi )

Câu bàCâu CK phát âm nhấn giọng (Đề nghị ,ra lệnh)

2. Nhận xét:

- Hình thức: câu CK có những từ CK:Hãy, đừng, chớ .đi, thôi, nào..ngữ điệu CK: Ra lệnh, yêu cầu …

- Kết thúc câu CK dùng dấu chấm than.

- Khi ý CK không được nhấn mạnh thì dùng dấu chấm.

- Chức năng : Dùng để ra lệnh , yêu cầu, khuyên bảo, đề nghị...

* Ghi nhớ :SGK-T31

II. Luyện tập

Bài 1 :Xét các câu sau & trả lời câu hỏi

- Các câu trên có chứa các từ cầu khiến:Hãy, Đi, Đừng.

a. Vắng CN (Lang Liêu )

b. CN (Ông giáo) ngôi thứ 2 số ít.

c. CN (Chúng ta) ngôi thứ nhất số nhiều.

* Thêm bớt hoặc thay đổi chủ ngữ:

a.Con hãy lấy gạo …nghĩa của câu không thay đổi

b.Bỏ CN…hút trước đi àý CK mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn.

c.Thay đổi CN..Nay các anh đừng làm gì nữa …(Thay đổi chúng ta bao gồm cả người nói, người nghe, các anh chỉ có người nghe)

Bài 2:

a. Thôi im…ấy đi( ra lệnh thể hiện sự mỉa mai)(CK :đi àvắng CN)

b. Các em đừng khóc.( khuyên bảo)

( CK :đừng àCN ngôi thứ 2 số nhiều)

c. Đưa tay cho tôi mau! ; cầm lấy tay tôi này! (Ngữ điệu CK yêu cầu –Vắng CN)à2 câu CK có liên quan với nhau trong tình huống cấp bách ,gấp gáp đòi hỏi người liên quan phải có hành động nhanh, kịp thời CK ngắn gọn(Vắng CN)

Bài 3 :So sánh hình thức và ý nghĩa của 2 câu

+ Giống đều có từ CK ..hãy

+ khác nhau :

- Câu a-> vắng CN có ngữ CK mang tính chất ra lệnh

- Câu b-> Có CN thầy emý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ tình cảm của người nói đối với người nghe.(Ngôi thứ 2 số ít)àkhích lệ ,động viên.

Bài 4: Dế choắt muốn Dế Mèn đào giúp mộtcái ngáchtừ nhà Dế Choắt sang nhà Dế Mèn(Câu nói của Dế Choắt có mục đích cầu khiến).

- Dế Choắt tự coi mình là vai dưới so với Dế Mèn và Dế Choắt vừa yếu đuối vừa nhút nhát vì vậy mà ngôn từ của Dế Choắt khiêm nhường, rào trước đón sau.

- Trong lời của Dế Choắt nói với Dế Mèn, Tô Hoài không dùng câu cầukhiến mà dùng câu nghi vấn "Hay là" làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn => Vừa phù hợp với tính cách của Dế Choắt vừa phù hợp với vị thế của Dế Mèn

Bài 5:

- Hai câu này không thể vì chúng có nghĩa khác nhau.

- Trường hợp 1 : Người mẹ khuyên con vững tin bước vào đời . Trường hợp 2 người mẹ bảo con đi cùng mình

+ Đi đi con àChỉ có người con đi

+ Đi thôi con àNgười con &cả mẹ cùng đi

4. Củng cố , luyện tập:

H: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: Học bài cũ ,chuẩn bị : "Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh"

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu cầu khiến mới nhất – Mẫu giáo án số 2

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 82:

CÂU CẦU KHIẾN

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức, kĩ năng.

       Sau khi học xong bài này, HS:

·Kiến thức:

- Biết được chức năng của câu cầu khiến. Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp.

- Hiểu rõ đặc điểm của câu cầu khiến. Phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác.

- Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp.

       b. Kĩ năng:

- Đọc hiểu bản dịch tác phẩm.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

       a. Các phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.

2. Trò: 

-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Hoạt động khởi động. (4’)

* Kiểm tra bài cũ: H: Ngoài chức năng chính dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có những chức năng nào khác? Cho VD minh hoạ?

* Vào bài:Trong giao tiếp chúng ta thường sử dụng nhiều loại câu khác nhau để diễn đạt nội dung cần thể hiện. Mỗi loại câu đều có đặc điểm, vai trò, chức năng khác nhau. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi vào tìm hiểu loại câu tiếp theo đó là câu cầu khiến.

B. Hoạt động hình thành kiến thức. (20’)

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

G: Gọi hs đọc ví dụ trên bảng phụ.

H: Trong đoạn  trích trên, câu nào là câu cầu kiến?

H: Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu kiến?

H: Các câu cầu kiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

G: Gọi HS đọc ví dụ 2.

H: Nêu chức năng của mỗi câu?

H: Câu cầu khiến trong mục 2 có gì khác câu cầu khiến trong mục 1?

H: Dấu kết thúc câu cầu khiến thường là dấu gì?

H: Qua phân tích các VD trên em hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến ?

GV: chốt lại ghi nhớ

-1HS đọc VD.

- HS thảo luận tìm câu cầu khiến.

- Nhận biết đặc điểm hình thức.

- Nêu chức năng của câu cầu khiến.

- Đọc Vd mục 2.

- Nêu chức năng.

- Không có từ ngữ cầu khiến mà thể hiện bằng ngữ điệu (đọc nhấn mạnh hơn).

- Hs trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung

- Khái quát kiến thức

- Hs đọc ghi nhớ

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

*Ví dụ:

1. a, Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.

b, Đi thôi con.

* Nhận xét

- Có những từ cầu kiến: đừng, đi, thôi.

- Dùng để :

+ khuyên bảo (1)

+ yêu cầu (2, 3).

2. a, Mở cửa. -> trả lời câu hỏi (câu trần thuật).

b, Mở cửa! -> đề nghị, ra lệnh (Câu cầu khiến).

- Câu cầu khiến:

+ có những từ cầu khiến hay ngữ điệu cầu khiến.

+ chức năng: khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị...

+ thường kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.

* Ghi nhớ:SGK/31

 

C. Hoạt động luyện tập. (15’)

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS thảo luận, trình bày từng yêu cầu.

HS xác định yêu cầu BT2

Cho cá nhân HS làm bài, gọi đại diện một vài em trình bày.

HS xác định yêu cầu BT3

Cho HS thảo luận nhóm bàn, trình bày.

HS xác định yêu cầu BT4

HS suy nghĩ, trình bày cá nhân.

- Xác định yêu cầu bài tập.

- Thảo luận, trình bày.

- Xác định yêu cầu bài tập

-  Làm việc cá nhân, trình bày.

- Xác định yêu cầu BT3

- Thảo luận nhóm bàn, trình bày.

- Xác định yêu cầu bài tập

-  Làm việc cá nhân, trình bày.

II. Luyện tập

Bài tập 1:

- Câu cầu khiến:

a, Hãy lấy gạo làm bánh...

b, Ông giáo hút trước đi.

c, Nay chúng ta đừng làm gì nữa...

- Đặc điểm hình thức: có các từ cầu khiến.

- Nhận xét về chủ ngữ:

+ Câu a vắng CN.

+ Câu b CN là ngôi thứ 2, số ít.

+Câu c CN là chúng ta, ngôi thứ nhất số nhiều.

- Có thể thay đổi, thêm bớt CN, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.

Bài tập 2: Xác định câu cầu khiến. Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa giữa những câu đó.

a, Thôi, im cái điệu hát mưa dầm...-> có từ cầu khiến đi, vắng chủ ngữ.

b, Các em đừng khóc. -> từ cầu khiến đừng, CN ngôi thứ hai số nhiều.

c, Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! -> không có từ ngữ cầu khiến, chỉ có ngữ điệu cầu khiến, vắng chủ ngữ.

Bài tập 3: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu

a, Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b, Thầy em hãy cố ngồi dậy...!

-> Câu a vắng CN, câu b có CN. Nhờ có CN trong câu b ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói với người nghe.

Bài tập 4:

Dế Choắt muốn Dế Mèn đào giúp một cái ngách (mục đích cầu khiến). Trong lời Dế Choắt yêu cầu Dế Mèn, Tô Hoài không dùng câu cầu khiến mà dùng câu nghi vấn có từ hay là làm cho ý cầu khiến nhẹ hơn. Cách dùng lời cầu khiến như thế rất phù hợp với tính cách của Dế Choắt và vị thế của Dế Mèn.

 

D. Hoạt động vận dụng. (3’)

- Phương pháp: nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KTKN

 CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Đặt đoạn hội thoại có sử dụng câu cầu khiến.

- Đặt đoạn hội thoại

   

E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng. (3’)

- Tìm những câu truyện cười có sử dụng câu cầu khiến?

* Bài cũ:

- Học thuộc bài.

- Hoàn thiện bài tập trong VBT.

* Bài mới: 

- Chuẩn bị tiết 86: soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

****************************************