Giáo án Ngữ văn 8 Bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 108. TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.

-Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, giúp phần tạo nờn sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng nhận biết yếu tố biểu cảmvà tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.

- Biết đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả, phù hợp với lí gíc lập luận của bài văn nghị luận.

3.Thỏi độ:

- GD cho hs có ý thức đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận làm tăng sức tuyết phục cho vấn đố nghị luận.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiờn cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nhỏp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Nêu khái niệm luận điểm,luận cứ và lập luận?

3. Bài mới:Trong bài văn nghị luận, ngoài các luận điểm, luận cứ và phương thức lập luận người ta cần bổ sung các yếu tố bổ trợ khiến cho vấn đề nghị luận tăng sức thuyết phục. Một trong những yếu tố đó là yếu tố biếu cảm. Vậy yếu tố biểu cảm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận các em cùng tìm hiểu bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG 1. HDHSTÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN:

- Gọi HS đọc BT

a) Hóy tỡm những từ ngữ biểu lộ những tình cảm mónh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên?

H: Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn hay không?

- Giống có nhiều từ ngữ và câu văn có giá trị biểu cảm.

b)Tuy nhiên lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hịch tướng sĩ vẫn được coi là văn bản NL khụng phải là VB biểu cảm?

- Yếu tố biểu cảm không đúng vai trò chủ đạo mà chỉ là yếu tố phụ cho quá trình NL mà thôi.

c) Hãy theo dõi bảng đối chiếu

(SGK – T96)

H: Có thể thấy câu ở cột 2 hay hơn những câu ở cột 1? Vì sao như thế? Từ đó hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn NL?

- Những yếu tố biểu cảm làm cho bài văn NL trở nên hay hơn hẳn vì:

+) Biểu cảm là yếu tố có khả năng gây được hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt nhất, làm nên cái hay cho văn bản, tạo sức thuyết phục cho văn bản.

H: Quacác bài tập vừa xét: em rút ra kết luận gì về yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận ?

- Gọi HS đọc ghi nhớ (chấm 1)

(SGK- T97)

- Gọi hs đọc bài tập 2:

2)Thông qua tìm hiểu VB Hịch tướng sĩ và lời kêu gọi toàn nước kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết t/d của yếu tố biểu cảm trong văn NL?

GV: Thiếu yếu tố biểu cảm sức thuyết phục của bài văn giảm đi.

a)Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay cũn phải thật sự xúc động trước những điều mãnh đang nói tới?

- Phải thực sự xúc động, tình cảm xuất phát tự đáy lòng, từ trái tim người viết.

b. Chỉ córung cảm không thôi đó đủ chưa?để viết được những câu văn chân thực người viết cần có phẩm chất gì?

+) Chưa đủ, phải biết rèn luyện cách biểu cảm phù hợp không phá vỡ mạch lập luận, biểu cảm phải hòa với luận cứ, luận điểm.

+)Người làm bài thật sự có tình cảm với bài mình viết (nói)

+) Tập cho mình thành thạo cách diễn tả cảm xúc bằng phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm, cảm xúc chân thực.

c. Cú bạn cho rằng: dựng nhiều từ ngữ biểu cảm, đặt được nhiều câu cảm thán thì giá trị trong vănNL tăng? ý kiến ấycó đáng tin cậy không? Vì sao?

-Không vì yếu tố biểu cảm chỉ là yếu tố phụ trợ, cần đủ và phù hợptrong bài văn nghị luận để tăng sức thuyết phục.

H: Qua bài 2 em cú nhận xét gì? Muốn bài văn NL có sức biểu cảm, người làm văn phải ntn?

- Gọi HS đọc ghi nhớ :SGK- T97)

HOẠT ĐỘNG 2. HDHSLUYỆN TẬP:

- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập:

H: Chỉ ra yếu tố biểu cảm trong mục I vb Thuế máu? Dùng biện pháp gì để biểu cảm? Tác dụng?

H: Những cảm xúc gì được thể hiện qua đoạn văn?

- GV hướng dẫn hs viết bài tập 3 ở nhà- kiểm tra bài cũ- sửa lỗi

I.Yếu tố biểu cảm trong văn NL

1.Bài tập:

a.BT:(SGK-T96)

Văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”

* Nhận xét:

+) Từ ngữ biểu cảm mãnh liệt:

- Hỡi, muốn, phải, nhân nh­ợng, lấn tới, quan tâm, không, thà, chứ nhất định không chịu phải đứng lên, hễ là ai có, ai cũng phải…

+) Câu cảm thán

- Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc!

- Hỡi đồng bào ,chúng ta phải đứng lên!

- Hỡi anh em binh sĩ…!

- Thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

- Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!

* kết luận:

- Bài văn NLcần có yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm người đọc-> tạo sức thuyết phục.

b.Bài tập 2:

* Kết luận: Người viết phải có cảm xúc chân thực trước điều mình viết, diễn tả bằng những câu văn có sức truyền cảm.

- Yếu tố biểu cảm cần đủ để không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1: Yếutố biểu cảm trong phần I (Thuế máu)

- Các từ ngữ giễu nhại: (con yêu bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ...tên da đen bẩn thỉu, An Nam mít bẩn thỉu, giióng ngườ hạ đẳng...)

- Dùng h/ ả mỉa mai bằng giọng tuyên truyền của thực dân: ( Nhiều người bản sứ ... chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi... thuỷ quái; một số khác bỏ xác tại các miền hoang vu thơ mộng vùng Ban -Căng..Tưới những vòng nguyệt quế...những chiếc gậy...

- Tác dụng:Thể hiện sự lên án, mỉa mai, chế nhạo, cười cợt, tạo hiệu quả châm biếm sâu cay. Vạch trần tội ác của bọn thực dân.

Bài tập 2:

- Tác giả phân tích điều hơn lẽ thiệt cho học trò, để họ thấy được tác hại của việc học vẹt học tủ. Người thầy ấy còn bộc bạch nỗi buồn, sự khổ tâm của một nhà giáo chân chính trước sự(xuống cấp) trong lối học văn và làm văn của những học sinh mà ông thật lòng yêu quý.

- Tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm ở cả 3 mặt: Từ ngữ ,câu văn và giọng điệu lời văn

4.Củng cố , luyện tập:

H; Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận? Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn ? Cách thể hiện tìnhcảm?

5.Hướng dẫn hs học ở nhà: Học bài cũ : thuộc ghi nhớ, làm bài tập. Chuẩn bị: “ Đi bộ ngao du” - đọc văn bản, trả lời các câu hỏi đọc- hiểu văn bản.

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 112: TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM

TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Thấy được biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trong những bài văn nghị luận hay. Nó có sức lay động mạnh mẽ đối với người đọc, người nghe.

- Nắm được những yêu cầu  cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận để việc nghị luận có thể đạt được hiệu quả cao hơn.

- Rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.

- Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận hợp lí, có hiệu quả phù hợp với lo-gic lập luận của bài văn nghị luận.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận.

- Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lay động, truyền cảm của bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Nhận biết yếu tố biểu cảm và tác dụng của nó trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ.

- Có ý thức sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(1')

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1:Khởi động (1')                     

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài: Trong các văn bản nghị luận trung đại đã học, điều gì khiến cho các văn bản đó thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc?

Vậy, yếu tố  biểu cảm trong văn nghị luận như thế nào? Nó biểu hiện ra sao? Hôm nay ta tìm hiểu.

- Trả lời

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (18')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

GV: Gọi HS đọc “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí minh

H: Văn bản này được tác giả viết theo phương thức biểu đạt gì? Vì sao?

GV nhận xét.

H: Hãy tìm trong văn bản những  từ ngữ  bộc lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán đối với sự việc nghị luận trong đoạn văn?

GV:  lời kêu gọi thể hiện sự quan tâm, trăn trở của người viết đối với vận mệnh đất nước

H: Vậy, văn bản này có điểm gì giống với  lời kêu gọi trong văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn?

H: Tại sao 2 văn bản này vẫn được coi là văn nghị luận chứ không phải là văn biểu cảm ? Vì sao ?

H:Tại sao có yếu tố biểu cảm mà ta lại kết luận bài văn được viết theo phương thức nghị luận? ( tại sao không gọi nó là văn bản biểu cảm)

GV : vậy trong văn nghị luận vẫn rất cần yếu tố biểu cảm.( ghi bảng)

GV: treo bảng phụ bảng đối chiếu trong SGK/96

H: Hãy so sánh cách viết của cột (1) và (2) để chỉ ra tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận ?

GV cho HS thảo luận.

GV : khi lĩ lẽ được soi rọi bởi tình cảm thì lí lẽ bớt khô khan, có sức lay động cảm hóa mạnh mẽ hơn

GV: Cho học sinh thảo luận trả lời câu 2 (a, b, c) SGK (97).

GV: Qua tìm hiểu các ví dụ em hãy cho biết:

H: Yếu tố biểu cảm chỉ phát huy tác dụng trong văn nghị luận khi nó đảm bảo những yêu cầu nào?

H:  Muốn có được yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, người viết cần thực hiện yêu cầu gì ?

H: Làm thế nào để đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận?

H: Khi thể hiện cảm xúc vào văn nghị luận, người viết cần chú ý điều gì?

Gv nhận xét bổ sung, tổng hợp ghi bảng.

- HS đọc bài.

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

- Giống với Hịch Tướng Sĩ: có nhiều từ ngữ và nhiều câu văn có giá trị biểu cảm.

- Các tác phẩm ấy viết ra không nhằm mục đích biểu cảm mà nhằm mục đích nghị luận (nêu ý kiến, quan điểm, phải trái, đúng sai,...)

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nghe//ghi.

- Thảo luận bàn (5’)

-> trình bày:

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nghe//ghi.

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghi luận

1.Ví dụ: SGK/95

2. Nhận xét

* 2.1

- Văn bản viết bằng phương thức nghị luận, vì tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục nhân dân đứng lên để làm kháng chiến

- Từ ngữ biểu cảm: hỏi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm, không, thà, chứ, nhất định, không chịu, phải đứng lên, hễ, là thì, ai có,....

- Câu cảm thán:

+ Hỡi đồng bào... !

+Hỡi anh em...!

+Không ! Chúng ta thà ...

+ Chúng ta phải đứng lên... ta phải....

+ Việt Nam...!

+ Kháng chiến...!

- Có sự đan xen giữa lí lẽ và tình cảm tha thiết , mãnh liệt của người nói.

-> Biểu cảm  chỉ là yếu tố phụ, nó có vai trò  bổ sung, xen kẽ với lí lẽ,làm tăng thuyết phục, hấp dẫn của văn bản nghị luận

(1) không có những từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán -> không có yếu tố biểu cảm

-> chỉ đúng mà chưa xúc động, thuyết phục.

(2) Có nhiều từ ngữ biểu cảm- nhiều câu cảm thán.

-> Vừa đúng vừa hay

- Nếu chúng ta nhận thấy nếu tước bỏ những từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán bài văn nghị luận sẽ khô khan, khó gây xúc động, hấp dẫn người đọc.

=> Yếu tố biểu cảm không thể thiếu được trong bài văn nghị luận.

* 2.2

a. Người viết không chỉ suy nghĩ sâu về vấn đề mà còn phải thật sự xúc động trước những điều đang nói, viết.

b. Phải biết diễn tả cảm xúc bằng từ ngữ, câu văn cho phù hợp, không phá vỡ mạch nghị luận.

c.Nếu dùng nhiều từ ngữ, câu cảm thán -> Giảm sự chặt chẽ của câu nghị luận, lạc sang biểu cảm đơn thuần.

3. Ghi nhớ: SGK/97

- Yếu tố biểu cảm làm cho văn nghị luận tăng sức biểu cảm, tăng sức thuyết phục  cảm hóa lòng người

- Người viết  phải có tình cảm thực sự về vấn đề nghị luận

- Tình cảm phải tự nhiên, không gượng ép làm phá vỡ mạch nghị luận

- Diễn đạt trong sáng, chân thành bằng lớp từ mang tính biểu cảm cao.

 

Hoạt động 3:Luyện tập (23')       

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

GV: Gọi HS đọc bài tập .

GV:Cho HS thảo luận nhóm để tìm chi tiết thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản :thúê máu”

GV nhận xét bổ sung .

GV:Gọi HS đọc bài tập 2 .

H:Những tình cảm nào đựơc thể hiện trong văn bản ?

H: Tác giả dùng tình cảm ấy để thuyết phục điều gì ?

H: Điều ấy thể hiện rõ nét ở các yếu tố nào trong đoạn văn ?

GV nhận xét bổ sung .

- HS đọc bài.

- HS trình bày trước lớp theo nhóm

- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.

 ( HS chỉ rõ các từ được tác giả sử dụng trong văn bản)

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

II. Luyện tập

Bài tập 1 : yếu tố nghị luận trong văn bản “thuế máu”

- Dùng lớp từ nhại thể hiện thái độ  giễu cợt, mỉa mai

- Dùng hình ảnh mỉa mai thể hiện sự khinh bỉ

Bài tập 2 :

- Nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giáo trước sự xuống cấp của lối  học văn và viết văn của học sinh hiện nay.

- Phân tích để thuyết phục cho người đọc thấy rõ  tác hại của lối học chay , học vẹt

- Thể hiện rõ ở cách dùng từ, câu, hình ảnh, giọng điệu ...

 

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Hs : Viết đoạn văn có sử dụng Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự cần chú ý điều gì?

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

……….

 

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

-  Sưu  tầm thêm một số đoạn văn nghị luận có yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng của nó.

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Học bài, nắm vững nội dung bài học.

- Hoàn thành bài tập

* Bài mới: 

Chuẩn bị bài: Đi bộ ngao du

+ Tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm, nhất là nội dung tóm tắt

+ Phân tích  để thấy được vấn đề nghị luận trong  đoạn trích trên.

*******************************************