Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu nghi vấn – Mẫu giáo án số 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 75.CÂU NGHI VẤN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn .
- chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và hiểu tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
3.Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứubài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:
2.Kiểm trađầu giờ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới :
- GV đặt câu hỏi: Bạn làm gì vậy?
H: Câu trên dùng để làm gì?
-Câu có mục đích để hỏi
-Câu có mục đích để hỏi như vậy ngườita gọi là câu nghi vấn. Vậy câu nghi vấn có chức năng gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn: - GV gọi HS đọc bài tập 1- SGK –T11 H: Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn ? H: Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn ? VD: Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không ? VD: Bạn ăn cơm chưa ? H: Qua VD em rút ra nhận xét gì về câu nghi vấn ? - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ - Yêu cầu HS nắm được đặc điểm & chức năng của câu nghi vấn HĐ2. HDHS luyện tập: -Đọc và xác định yêu cầu bài tập . H: Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? -Đọc và xác định yêu cầu bài tập . H: Căn cứ vào đâu đểxác định các câu trên là câu nghi vấn? H: Có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? vì sao? -Đọc và xác định yêu cầu bài tập . H:Có thể đặtt đáu chấm hỏi ở những câu sau được không ? vì sao ? - Không vì đó không phải đó là những câu nghi vấn -Đọc và xác định yêu cầu bài tập . H:Phân biệt hình thức & ý nghĩa của2 câu sau +Khác về hình thức : Có – không Đã chưa +Khác ýnghĩa: Câu 2 có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe - Câu 1 không có giả định VD : Cái áo này đã cũ chưa ? -Đọc và xác định yêu cầu bài tập . H: Phân tích sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau? H: Cho biết hai câu nghivấn sau đây đúng hay sai và vì sao? |
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn: 1. Bài tập: - Sáng nay người ta đấm u có đau nắm không ? - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai ? - Hay là u thương chúng con đói quá ? => Câu nghi vấn. * Nhận xét: - Câu nghi vấn: Kết thúc bằng dấu chấm hỏi; có chứanhững từ ngữ nghi vấn như: có …không …sao …hay (là),ai, gì, nào, tại sao, bao giờ … - Chức năng chính: dùng để hỏi 2. Ghi nhớ: SGK T11 II. Luyện tập: Bài tập 1/ 11 Bài 1 : Xác định câu nghi vấn a….phải không ? b.Tại sao... c. Văn là gì ? chương là gì ? d. Chú mình muốn tớ đùa vui không? - ...cái gì thế? - Chị Cốc... ấy hả? - Các câu có chứa các từ nghi vấn: Không, sao, gì, phải không, hả... Bài tập 2: Xét các câu sau: -Căn cứ để xác định câu nghi vấn ; Có từhay,hay là. - Không thể thay từ (hay) bằng từ (hoặc) được.Vì nếu thay từ hay bằng từ hoặc thì câu trở nên saingữ pháp hoặc câu biến thành câukhác thuộc kiểucâu trần thuật & có ý nghĩa khác Bài tập 3 : Có thể đặt dấu chấm hỏi ở những câu sau được không ? vì sao ? - Không vì đó không phải đó là những câu nghi vấn - Câu a, b có từ nghi vấn: không, tại sao, nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. - Câu c, đ thì nào (cũng) ai (cũng)là những từ phiếm định, chứ không phải là nghi vấn . Bài tập 4 : Phân biệt hình thức & ý nghĩa của2 câu sau: +Khác về hình thức : Có - không Đã-chưa +Khác ýnghĩa: Câu 2 có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe - Câu 1 không có giả định VD : Cái áo này đã cũ chưa ? Bài tập 5 : * Hình thức: a.Bao giờ anh đi HN=> từ để hỏi đứng đầu câu. b.Anh đi HN bao giờ?=>Từ để hỏi đứng cuối câu. * ý nghĩa: a. Câu a: hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. b. Hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ. Bài tập 6: + Câu a đúng . + Câu b sai (Không biết giá thì không thể nói là đắt rẻ) |
4. Củng cố , luyện tập:
H: Đặc điểm hình thức vàchức năng của câu nghi vấn?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: học bài cũ ,chuẩn bị : Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
Giáo án Ngữ văn 8 Bài Câu nghi vấn mới nhất – Mẫu giáo án số 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 75:
CÂU NGHI VẤN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức, kĩ năng.
Sau khi học xong bài này, HS:
a. Kiến thức:
- Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
- Vận dụng vào tạo lập văn bản và giao tiếp.
b. Kĩ năng
- Nhận biết và hiểu câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt được câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Thầy:
- Phương pháp:
+Vấn đáp, thuyết trình.
+ Thảo luận nhóm.
- Đồ dùng:
+ SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án.
2. Trò:
-Đọc và soạn bài theo các câu hỏi ở SGK.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Hoạt động khởi động. 2’
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Kĩ thuật : động não, tia chớp
GV dẫn dắt vào bài: Mỗi kiểu câu có một đặc điểm hình thức và chức năng ngữ pháp khác nhau. Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu câu nghi vấn.
B. Hoạt động hình thành kiến thức. 15’
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát
- Kĩ thuật: động não, tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
GV treo bảng phụ ghi VD - Gọi HS đọc đoạn văn H: Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? H: Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? H: Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì? H: Căn cứ vào đặc điểm hình thức, chức năng em hãy đặt một vài câu nghi vấn? H: Qua tìm hiểu VD, em hiểu thế nào là câu nghi vấn? Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK. - GV phân biệt cho HS câu nghi vấn và câu hỏi tu từ: Trong nhiều văn bản nghệ thuật, câu nghi vấn gọi là câu hỏi tu từ (có hình thức của câu nghi vấn nhưng không cần trả lời). VD đoạn thơ trong bài Nhớ rừng. - GV cung cấp thêm cho HS: Câu nghi vấn còn có chức năng khác: cầu khiến, khẳng định, phủ định, biểu lộ tình cảm, cảm xúc...Trong trường hợp này, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, hoặc dấu chấm lửng. - Nhớ ai đất khách quê người, Nhớ ai góc bể bên trời bơ vơ. (Nhớ ai - Tản Đà) |
- HS đọc đoạn văn. - Xác định câu nghi vấn. - Nhận biết đặc điểm hình thức: + Dấu chấm hỏi. +từ nghi vấn: có…không, làm sao, hay là. - Tìm hiểu chức năng của câu nghi vấn: Dùng để hỏi, yêu cầu người đối thoại trả lời. - Đặt câu. - HS khác nhận xét bổ sung - HS khái quát trả lời - Nghe//ghi. - Đọc ghi nhớ - Nghe, tiếp thu. |
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính * Ví dụ : - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là u thương chúng con đói quá? *Nhận xét: - Dấu hiệu hình thức: dấu chấm hỏi, các từ nghi vấn: không, sao, hay (là) - Chức năng : dùng để hỏi. * Ghi nhớ: SGK |
C. Hoạt động luyện tập. 20’
- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm
- Kĩ thuật: động não
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY |
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT |
GHI CHÚ |
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Cho lớp hoạt động chung làm BT1. Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Cho HS thảo luận nhóm bàn làm BT2. Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3. - Cho HS thảo luận cặp đôi làm BT3 GV đưa thêm VD để Hs phân biệt tương tự trường hợp c,d bài 3: - Tôi không biết nó ở đâu. / Nó ở đâu? - ở đâu cũng bán cá./ Cá bán ở đâu? - Ai cũng biết./ Ai biết? - Cuốn sách nào tôi cũng thích./ Anh thích cuốn sách nào? - Nó không tìm gì cả./ Nó tìm gì? Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 4. - Cho HS làm việc cá nhân BT4 Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 5. - Cho HS làm việc cá nhân BT5. |
- Xác định yêu cầu BT - Hoạt động chung cả lớp. - Xác định yêu cầu bài tập - Thảo luận nhóm bàn, trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận cặp đôi - Xác định yêu cầu bài tập - Cá nhân suy nghĩ, trả lời Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 5. - Cho HS làm việc cá nhân BT5. |
II. Luyện tập Bài tập 1: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức. a) Chị khất tiền sưu...phải không? b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? c) Văn là gì? Chương là gì? d)- Chú mình có muốn đùa vui không? - Đùa trò gì? - Hừ…hừ…cái gì thế? - Chị Cốc béo xù...ấy hả? Đặc điểm hình thức: dấu chấm hỏi ở cuối câu, từ nghi vấn. Bài tập 2: - Căn cứ để xác định câu nghi vấn: có từ hay - Không thể thay từ hay bằng từ hoặc trong các câu trên. Vì như vậy câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một kiểu câu khác, có ý nghĩa khác. Bài tập 3: - Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu đó vì đó không phải là câu nghi vấn. - Câu a,b có các từ ngữ nghi vấn như “có…không, tại sao” nhưng những từ này không có chức năng hỏi mà chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. -Trong câu c,d từ “nào, ai” là từ phiếm định chứ không phải từ nghi vấn. Bài tập 4: Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu a, Anh có khỏe không? b, Anh đã khỏe chưa? - Hình thức: câu a có từ nghi vấn “có…không” Câu b có từ nghi vấn “đã…chưa” - ý nghĩa: câu b có giả định người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe, còn câu thứ nhất không hề có giả định đó. Bài tập 5: - Hình thức: khác nhau ở trật tự từ. Câu a “bao giờ” đứng đầu câu, câu b “bao giờ” đứng cuối câu. - ý nghĩa: Câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. Câu b hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ. Bài tập 6: - Câu a đúng vì không biết bao nhiêu kg (đang phải hỏi) nhưng vẫn có thể cảm nhận được mức độ nặng hay nhẹ của sự vật. - Câu b sai vì chưa biết giá bao nhiêu (đang phải hỏi) thì không thể nói là đắt hay rẻ. |
D. Hoạt động vận dụng. 3’
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Kĩ thuật: động não.
Đặt câu nghi vấn
E. Hoạt động tìm tòi và mở rộng.
* Bài cũ:
- Học bài, nắm chắc đặc điểm chức năng của câu nghi vấn.
- Hoàn thiện bài tập trong VBT.
* Bài mới:
- Chuẩn bị tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
********************************************