Giáo án Ngữ văn 8 Bài Ôn tập phần tập làm văn mới nhất

TIẾT 134.ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh hệ thống được kiến thức phần tập làm văn đã học trong học kì II

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu và nhận xét các kiểu văn bản.

- Nhận diện và phân tích được luận điểm , luận cớ trong các văn bản đã học , học tập cách trình bày lập luận có lí có tình.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức yêu thích môn học,có ý thức hệ thống hoákiến thức phần tập làm văn .

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Nêu các kiểu bài tập làm văn đã học ở lớp 8?

3. Bài mới:

Giờ học này chúng ta hệ thống hoá kiến thức về phần TLV.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS ôn tập văn tự sự:

H: Vì sao văn bản cần có tính thống nhất?

H: Các bước tóm tắt văn bản tự sự?

H: T/d của yếu tố miêu tả và biểu cảm?

H: Thế nào là thuyếtt minh?

H: Các phương pháp thuyết minh?

H: Thế nào là luận điểm?

I. Văn tự sự:

1. Tính thống nhất của văn bản:

Mỗi văn bản có một chủ đề . nội dung phải hướng vào một chủ đề chung của văn bản-> tính thống nhất.

2.Tóm tắt văn bản tự sự:

=> Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách ngắn gọn , trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.

* Các bước:

- Đọc kĩ văn bản,nhớ nội dung, chủ đề.

- Xác định nội dung chính cần tóm tắt.

- Sắp xếp theo trình tự hợp lí( thời gian, không gian, sự việc)

- Viết vb tóm tắt bằng lời văn của mình.

* Yếu tố miêu tả và biểu cảm

Làm cho sự việc đc kể thêm sinh động ( màu sắc, hương vị , hình dáng, diện mạo, của sự việc , nhân vật, hành động …như hiện ra trước mắt người đọc). Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa truỵên thêm thấm thía sâu sắc. Giúp t/g thể hiện đc thái độ trân trọng và t/c yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.

- Các yếu tố kể (tự sự) có vai trò quan trọng cấu thành câu chuyện

II. Văn thuyết minh:

1. Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Các phương pháp thuyết minh:

a.Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

- Nêu định nghĩa, giải thích:Là những câu văn thường đứng ở đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu, giải thích thường có từ “là”.

b.Phương pháp liệt kê:

- Là phương pháp kể ra các thuộc tính biểu hiện cùng loại của đối tượng thuyết minh.

c. Phương pháp nêu ví dụ:

- Nêu ví dụ để làm dẫn chứng cụ thể, thuyết phục người nghe,dễ nắm bắt .

d. Phương pháp dùng số liệu( con số) :

- Dùng số liệu làm cho sáng tỏ những thông tin về đối tượng thuyết minh để người đọc đễ hình dung .

e. Phương pháp so sánh.

- So sánh để làm nổi bật đặc điểm sự vật.

- Để người đọc dễ hình dung ra đặc điểm, hình ảnh của đối tượng thuyết minh.

d. Phương pháp phân loại.

- Là phương pháp chia nhỏ đối tượng để xem xét. Chia đối tượng vốn có thành từng cá thể, thành từng loại theo một số tiêu chí.

III. Văn nghị luận:

1. Luận điểm

Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm,chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

-Trong bài văn nghị luận , luận điểm phải phù hợp với yêu cầu giải quyếtvấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.

-Trong bài văn nghị luậnluận điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau( luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước)

4. Củng cố,luyện tập

-GV hệ thống nội dung bài học.

5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà: chuẩn bị : Kiểm tra học kì II.

*************************************