Giáo án Ngữ văn 8 Bài Hành động nói (Tiếp) mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Hành động nói (Tiếp) mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 98.HÀNH ĐỘNG NÓI ( TIẾP)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HScủng cố lại KN về hành động nói, hs biết cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.

2. Kĩ năng:

- HS biết sử dụng các kiểu câu để thực hiện các hành động nói phù hợp.

3.Thái độ:

- GD HS biết sử dụng hành động nói phù hợp với tình huống giao tiếp.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Thế nào là hành động nói ?Phân loại hành động nói?

3. Bài mới: Ở tiết 1 các em đã tìm hiểu thế nào là hành động nói và một số kiểu hành động nói. Tiết 2 các em sẽ tìm hiểu cách thực hiện các hành động nói.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1.HDHScách thực hiện hành động nói:

- Gọi HS đọc BT

H: Đoạn văn gồm mấy câu?

H: Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích, Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-)

vào ô không thích hợp vào bảng tổng hợp kết quả bên dưới.

H: Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn văn ?

H: Cho biết trong 5 câu ấy, những câu nào giống nhau về mục đích nói?

- Trong đoạn văn, cùng là câu trần thuật, nhưng chúng có thể có mục đích khác nhau và thực hiện hành động nói khác nhau.

H: Lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến , cảm thán , trần thuật với kiểu hành động nói mà em biết.

H:Vậy em rút ra nhận xét gì về mối quan hệ giữa kiểu câu và hành động nói ?

à Thực hiện hành động nói trình bàyà trực tiếp

- Câu trần thuật thực hiện hành động nói cầu khiếnà gián tiếp.

H:Vậy qua VD em có nhận xét gì về cách thực hiện hành động nói?

- Hành động nói có thể được dùng trực tiếp bằng kiểu câu phù hợp với nó.Có thể được dùng gián tiếp bằng một kiểu câu khác.

VD: Hành động trình bày dùng câu trần thuật à cách dùng trực tiếp.

- Hành động điều khiển dùng câu trần thuật à cách dùng gián tiếp.

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK- T71

HĐ2.HDHSluyện tập:

- GV hướng dẫn hs làm bài tập 1:

H:Tìm câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ và nêu mục đích của các hành đông nói .

H:Tìm câu trần thuật MĐ cầu khiến? Tác dụng?

H:Tìm Các câu có mục đích câu cầu khiến Dế choắt.

- GV hướng dẫn hs làm bài tập 4.

- Gv hướng dẫn hs làm bài tập 5.

H:Hành động nào hợp lý nhất ?

I. Cách thực hiện hành động nói

1.Bài tập 1 :SgK (T/70)

 

1

2

3

4

5

Hỏi

-

-

-

-

-

Trình bày

+

+

+

-

-

Đ khiển

-

-

-

+

+

Hứa hẹn

-

-

-

-

-

Blộ cảm xúc

-

-

-

-

-

- Đều là câu trần thuật, đều kết thúc bằng dấu chấm

à Câu 1, 2, 3à mục đích trình bày

Câu 4, 5 à Mục đích cầu khiến

Bài tập 2:

HÀNH ĐỘNG

KIỂU CÂU

Hỏi

Câu nghi vấn

Trình bày

Câu trần thuật

điều khiển

Câu cầu khiến

Hứa hen

Câu trần thuật

Bộc lộ cảm xúc

Câu cảm thán

*Nhận xét :

- Mỗi hành động nóiđược thực hiện bằng một kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó( cách dùng trực tiếp). Hoặc dùng bằng kiểu câu khác( cách dùng gián tiếp).

2.Ghi nhí:SGK- T71

II. Luyên tập

Bài 1: Tìm các câu nghi vấn trong bài "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn

- Các câu đầu-> Khẳng định các trung thần xả thân vì nghĩa.

- Từ x­a các bậc trung nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?

=>Hành động khẳng định-> Tạo tâm thế cho chiến sĩ.

- Lúc bấy giờ, dẫu các ng­ơi muốn muốn vui vẻ phỏng có được không?

àphủ địnhà thuyết phục, động viên

- Lỳc bấy giờ dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được khụng ?

->khẳng định kết quả- thuyết phục động viên.

- Nếu vậy, rồi đây…trời đât nữa

à KĐịnh hành động cần làm ngay

=> Các câu nghi vấn đều được dùng với hành động nói mục đích gián tiếp.

Bài 2- t71

- Tất cả các câu trần thuật đều thực hiện hành động cầu khiến, kêu gọi

- Cách dùng gián tiếp này để tạo ra sự đồng cảm sâu sắc, nó khiến cho những nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng thân thiết của mỗi người

Bài 3:-T72

Dế Choắt:

- Song anh có cho phép em mới dám nói.

Anh đã nghĩ thương em như thế này…thì em chạy sang.

Dế mèn :Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

*Nhận xét: Dế choắt yếu đuối nên CK nhẵn nhặn, mềm mỏng, khiêm tốn

- Dế Mèn ỷ thế là kẻ mạnh nên giọng điệu ra lệnh ngạo mạn, hách dịch.

Bài 4 –T72

- Ba cách a, b và e nhã nhặn và lịch sự hơn cả

Bài 5: - T72

- Hành động a hơi kém lịch sự.

- Hành động hơi buồn cười.

- Hành động c là hợp lí nhất.

4. Củng cố , luyện tập:

H:Nêu các hành động nói và cách thực hiện các hành động nói?

5.Hướng dẫn học tập ở nhà: học bài cũ, chuẩn bị: Ôn tập về luận điểm.

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Hành động nói (Tiếp) – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 102: HÀNH ĐỘNG NÓI (tiếp)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nắm được cách thực hiện hành động nói, xét trong quan hệ với các kiểu câu đã học.

2. Kĩ năng

- Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động phù hợp.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng các hành động để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.

2. Kĩ năng

- Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động phù hợp.

3. Thái độ.

- Có ý thức vận dụng các hành động để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(2')

H: Hành động nói là gì? Các kiểu hành động nói thường gặp?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1:Khởi động (1')                     

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu mối liên quan giữa hành động nói và các kiểu câu phân loại theo mục đích nói.

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (17')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

GV: HS đánh số thứ tự trong đoạn văn I.1

H: Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn văn?

H: Trong 5 câu ấy, câu nào giống nhau về mục đích nói?

H: Xác định hành động nói cho mỗi câu ?

GV: Cùng là câu trần thuật nhưng có thể có những mục đích khác nhau và thực hiện hành động nói khác nhau.

H: Tương tự, em hãy xác định kiểu hành động thường gặp  của các kiểu câu còn lại? Lấy ví dụ minh họa.

H: Vậy, chúng ta có thể rút ra nhận xét gì?

- HS đọc đoạn văn

- HS dựa vào mục đích nói để  trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung.

- HS thảo luận theo nhóm bàn trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS trả lời trước lớp

->HS khác nhận xét bổ sung.

- HS khái quát trả lời.

- 2 HS đọc phần ghi nhớ.

I. Cách thực hiện hành động nói

1.Ví dụ:GSK/70

2.Nhận xét.

- Đều là câu trần thuật, đều kết thúc bằng dấu chấm.

+ Câu 1-2-3: mục đích là trình bày

+ Câu 4-5: mục đích là cầu khiến

-> tương ứng như trên

+ Câu nghi vấn thực hiện hành động hỏi

Câu cầu khiến dùng thực hiện hành động điều khiển

Câu cảm thán thực hiện bộc lộ cảm xúc.

* Ghi nhớ

- Có khi hành động nói được thực hiện bằng   kiểu câu có chức năng tương ứng :

+ Câu  nghi vấn – hỏi

+ Câu cầu khiến – điều khiển

+ Câu cảm thán – bộc lộ cảm xúc

+ Câu trần thuật – trình bày.

- Có khi hành động nói được thực hiện bằng những kiểu câu khác .

 

Hoạt động 3:Luyện tập (20')       

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Tìm câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ”?

H: trình bày và nhận xét?

H: Tìm câu trần thuật có mục đích cầu khiến? Tác dụng?

H: Nên dùng cách nào để hỏi người lớn?

H: Người nghe nên chọn hành động nào?

GV: Sơ kết bài học.

- HS hoàn thành bài tập

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài.

- HS trả lời trước lớp theo nhóm

- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Đọc yêu cầu btập

- HS trả lời trước lớp

- HS trả lời

- HS khác nhận xét bổ sung.

II. Luyện tập

Bài tập 1

- Từ xưa .... không có?- khẳng định.

- Vì sao vậy ? – hỏi

- Nếu vậy ...nữa ? – bộc lộ cảm xúc.

Bài tập 2 :

+ Trong câu a, tất cả các câu đều là câu trần thuật có mục đích cầu khiến .

 Cách diễn đạt như thế  tạo ra sự gần gũi  giữa vị lãnh tụ với quần chúng nhân dân.

Bài tập 4 :

Chọn câu : b, e vì nó mang tính lịch sự, tôn trọng người lớn.

Bài tập 5 :

- Chọn hành động c.

 

Hoạt động 4: Vận dụng (3')        

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Đặt một đoạn hội thoại, chỉ ra hành động nói của các câu trong đoạn thoại đó?

- Đặt hội thoại, xác định hành động nói cho các câu.

   

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

+ Tập đặt câu  thực hiện kiểu hành động nói phù hợp với kiểu câu.

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

+ Học bài, nắm vững kiến thức

+ Hoàn thành tất cả các bài tập

* Bài mới:  Ôn tập về luận điểm.

+ Xem lại toàn bộ kiến thức về văn nghị luận

+ Luận điểm là gì? Luận điểm thường được trình bày dưới dạng nào?

+ Tìm hiểu mối liên quan  giữa luận điểm với các vấn đề trong bài viết.

***********************************************