Giáo án Ngữ văn 8 Bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 44.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh hiểu được đặc điểm của văn bản thuyết minh.

- ý nghĩa , phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.

- Yêu cầu của văn bản thuyết minh (về nội dung, ngôn ngữ…)

2.Kĩ năng:

- Nhận biết văn bản thuyêt minh ; phân biệt các kiểu văn bản thuyết minh và các kiểu văn bản đã học trước đó.

- Trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học thông qua các tri thức của môn ngữ văn và các môn học khác.

3.Thái độ:

- Có ý thức trình bày những vấn đề thuyết minh khoa học, khách quan.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo, bảng phụ...

2.HS: Chuẩn bị bài, học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Khi kể chuyện, ta thường kể theo ngôi nào? Tác dụng của từng ngôi kể đó?

- Kể theo ngôi thứ nhất: người kể xưng tôi, có thể bộc lộ trực tiếp những điều mình nghe, mình thấy, mình trải qua, những suy nghĩ tình cảm của chính mình.

- Kể theo ngôi thứ ba: người kể giấu mình, gọi nhân vật bằng tên của chúng -> linh hoạt và tự do hơn, dễ tạo ra cái nhìn nhiều chiều, người kể có thể có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, không bị giới hạn bởi thời gian, không gian kể chuyện.

3. Bài mới :

- Khi ta muốn giới thiệu cho người khác biết về một loài cây, loài hoa hay một đồ vật, một danh lam thắng cảnh, một di tích... ta sử dụng phương thức biểu đạt nào? ta sử dụng văn bản thuyết minh, vậy thuyết minh là gì? Đặc điểm của kiểu văn bản này như thế nào? để giúp các em hiểu sâu hơn về kiểu văn bản này, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

- HS đọc.

H: Mỗi văn bản trên trình bày,giới thiệu giải thích điều gì ?

H: Em thường gặp những loại văn bản này ở đâu?

- Trong mọi lĩnh vực của đời sống.

H:Em có thể kể tên một số văn bản cùng loại mà em biết? Trình bày văn bản sưu tầm?

- Thuyết minh về máy giặt, bếp ga, một loại thuốc.Thông tin trên bao bì sản phẩm...

H: Các văn bản trên cung cấp cho em những vấn đề gì?

H:Các văn bản cung cấp tri thức bằng cách nào?

- Các văn bản trên là văn bản thuyết minh,

H: Vậy em hiểu văn bảnnhư thế nào làvăn bản thuyết minh ?

- Là kiểu văn bản cung cấp những tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.

- HS đọc câu hỏi xác định yêu cầu.

H: Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hay miêu tả, nghị luận biểu cảm không? tại sao?

- Nó không mang đặc điểm của văn bản m/t, tự sự hay nghị luận.

H: Chúng khác với văn bản ấy ở chỗ nào? Văn bản thuyết minh không dùng hư cấu tưởng tượng, tri thức phải khách quan khoa học, người viết phải tôn trọng sự thật.

H: Các văn bản trên có điểm chung nào khiến chúng trở thành một kiểu riêng?

( Đều cung cáp các kiến thức khách quan về sự vật, hiện tượng)

H: Các văn bản trên đã thuyết minh về đối tượng bằng phương thức nào?

H: Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì?

H: Từ các bài tập trên, em rút ra kết luận gì về đặc điểm của văn bản thuyết minh?

- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/ 117

HĐ 2. HDHS luyện tập:

- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài, trình bày.

- GV sửa chữa bổ sung.

- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài.

- GV hướng dẫn hs làm bài tập 3.

I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

1.Văn bản thuyết minh trong đ/scon người:

a. Bài tập / 114

- Văn bản “ Cây dừa Bình Định” trình bày lợi ích của cây dừa, lợi ích này găn với đặc điểm của cây dừa mà cây khác không có, sự gắn bócủa cây dừa với người dân Bình Định.

- Văn bản “Tại sao lá cây lại có màu xanh lục”. Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho lá cây có màu xanh.

- Văn bản “ Huế”. Giới thiệu Huế là trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu riêng của Huế.

=> Thường gặp văn bản thuyết minh trên các phương tiện thông tin đại chúng, chương trình văn hoá, du lịch, các chương trình giới thiệu sản phẩm...

*Nhận xét:

=> Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng cách trình bày, giới thiệu, giải thích.

2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

Bài tập/ 116

*Nhận xét.

- Các văn bản trên không phải là văn bản tự sự hay miêu tả, nghị luận mà là một kiểu văn bản riêng vì:

+) Nó cung cấp tri thức khách quan, trung thực làm cho ta hiểu đặc điểm, tính chất, nguyên nhân sự vật hiện tượng.

+)Thuyết minh bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích.

+) Ngôn ngữ : rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, có sức thuyết phục.

* Ghi nhớ/ 117

II. Luyện tập:

1. Bài tập 1/117

- Văn bản “ Khởi nghĩa Nông Văn Vân” cung cấp kiến thức lịch sử về cuộc khởi nghĩa.

- Văn bản “ Con giun đất” cung cấp kiến thức khoa học sinh vật về con giun đất.

- > Cả hai văn bản này đều là văn bản thuyết minh.

2. Bài tập 2/117

- Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” là một văn bản đề xuất một hoạt độngtích cực bảo vệ môi trường. Yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại của bao nilon làm cho đề nghị có tính thuyết phục cao.

Bài tập 3/118

- Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, nhiều lúc cũng cần yếu tố thuyết minh để trình bày giải thích cho rõ thêm làm cho văn bản giàu sức thuyết phục .

4. Củng cố , luyện tập:

H: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản như thế nào? Nêu đặc điểm của văn bản thuyết minh?

5. Hướng dẫn HS học ở nhà:Chuẩn bị: “Ôn dịch thuốc lá”.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 44

Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là văn bản thuyết minh.

Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả biểu cảm, nghị luận.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh.

3. Thái độ: Thích thuyết minh một vấn đề trước đám đông.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ

- Học sinh: Trả lời trước các câu hỏi.

III. Tiến trình bài dạy:

- Bước 1: KTBC.

- Bước 2: Dạy bài mới

* Giới thiệu bài

* Tiến trình các hoạt động:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1:

? H/s đọc 3 văn bản a, b, c?

? Ba văn bản (a, b, c) mỗi văn bản thuyết minh, trình bày điều gì?

? Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm?

- Văn bản a: nêu rõ lợi ích riêng của cây Dừa, cái riêng này gắn liền với những đăc điểm của cây dừa Bình Định.

- Văn bản b : giải thích về tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá cây.

- Văn bản c: giới thiệu Huế với tư cách là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam nơi có những đặc điểm riêng rất độc đáo.

I. Vai trò và đặc điểm chung của văn bản thuyết minh trong đời sống con người.

? Trong thực tế, khi nào ta dùng các loại văn bản đó?

? Kể thêm một số văn bản cùng loại mà em biết?

- Cầu Long Biên, một chứng nhân lịch sử.

- Thông tin về ngày trái đất 2000

- Ôn dịch, thuốc lá.

- Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng (sự vật, sự việc, sự kiện…) thì ta phải dùng văn bản thuyết minh.

? Em hiểu gì về văn bản thuyết minh?

- Tri thức văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan, xác thực, hữu ích cho con người

- Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân… của các hình tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội.

* Hoạt động 2:

? Các văn bản trên có phải là văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận không? Tại sao?

=> Thảo luận nhóm

- Không phải vì:

+ Văn bản tự sự phải có sự việc và nhân vật.

+ Văn bản miêu tả phải có cảnh sắc con người và cảm xúc.

+ Văn bản nghị luận phải có luận điểm, luận cứ, luận chứng.

* Tóm lại: đây là 1 kiểu văn bản khác gọi là văn bản thuyết minh

2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.

? Đặc điểm chung của mình các văn bản trên là gì?

 

- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.

VD:

+ Cây dừa: thân, lá, nước, cùi, sọ… như thế nào:

+ Lá cây: tế bào, ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng như thế nào?

+ Huế: cảnh sắc, các công trình kiến trúc, các món ăn như thế nào?

? Cách trình bày về các đối tượng của 3 văn bản a, b, c có gì đáng chú ý?

- Không có các yếu tố hư cấu tưởng tượng và tránh bộc lộ các cảm xúc chủ quan.

- Trình bày một cách khách quan

+ Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng để người đọc hiểu được đúng đắn và đầy đủ đối tượng đó.

? Nhận xét về ngôn ngữ của 3 văn bản (a, b, c)?

? Mục đích của văn bản thuyết minhlà gì?

- Giúp người đọc nhận thức về đối tượng như nó vốn có trong thực tế, chứ không phải giúp cho người đọc có cảm hứng thưởng thức một hình tượng nghệ thuật được xây dựng hư cấu, tưởng tượng.

- Nguyên nhân rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn

? Vậy văn bản thuyết minh có đặc điểm như thế nào?

 

* Ghi nhớ: SGK

3. Luyện tập:

4. Đánh giá kết quả học tập:

1. Bài tập 1: Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao:

- Là văn bản thuyết minh vì:

a. Cung cấp kiến thức lịch sử

b. Cung cấp kiến thức sinh vật

2. Bài tập 2:

"Thông tin về ngày TĐ năm 2000" -> là văn bản nhật dụng thuộc kiểu văn nghị luận, có sử dụng thuyết minh khi nói về tác hại của bao ni lông.

3. Bài tập 3:

Các văn bản khác cũng cần phải sử dụng yếu tố thuyết minh vì:

- Tự sự: giới thiệu sự việc, nhân vật

- Miêu tả: giới thiệu cảnh vật, con người, thế gian, không gian.

- Biểu cảm: Giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật…

- Nghị luận: Giới thiệu luận đặc điểm, luận cứ

5. Hoạt động nối tiếp:

- Học bài cũ

- Xem tiếp bài sau

- Làm nốt bài tập…

*******************************************