Giáo án Ngữ văn 8 Bài Nói quá mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Nói quá mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy

TUẦN 9         BÀI 9+10

TIẾT 37.

NÓI QUÁ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Giúp học sinh hình thành được khái niệm nói quá

- Phạm vi sử dụng của phép tu từ nói quá ( chú ý cách sử dụng thành ngữ, tục -ngữ, ca dao…)

- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.

2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng vận dụng hiểu biết về phép nói quá trong đọc - hiểu văn bản.

3.Thái độ:

- GD cho hs có thái độ phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.HS: Chuẩn bị bài, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Thế nào là tình thái từ? đặt câu có sử dụng các loại tình thái từ?

3. Bài mới :GV: dẫn câu ca dao-Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo rau rồng trời cho.

H: Em nhận xét gì về cách nói trong câu ca dao trên?

- Nói quá sự thật.

-> Đó làcách nói như thế nào? Tác dụng của nó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay “ Nói quá”

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1. HDHS tìm hiểu khái niệm nói quá và tác dụng của nói quá:

- GV: Treo bảng phụ

- HS: Đọc các câu tục ngữ, ca dao

H: Em có nhận xét về cách nói trong các câu tục ngữ, ca dao trên?

- Nói quá so với sự thật.

H: Thực chất mấy câu này nhằm nói điều gì?

H:So sánh với thực tế em thấynói quá có đặc điểm gì? Rút ra khái niệm nói quá?

- Chưa nằm đã sáng; chưa cười đã tối

-> phóng đại tính chất của hiện tượng.

- mồ hôi.. ruộng cày -> phóng đại mức độ sự vật.

GV: So sánh từng cặp câu sau:

- Đêm... chưa nằm đã sáng / đêm... rất ngắn.

- Ngày... chưa cười đã tối / ngày... rất ngắn.

- Mồ hôi thánh thót... cày / mồ hôi nhiều, ướt đẫm.

T/C thảo luận nhóm bàn 3 phút.

-> Báo cáo. Nhận xét. Gv kết luận.

- Nói quá: làm câu văn tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh hơn, tạo ấn tượng hơn.

H: Tìm vd về nói quá, chỉ rõ tác dụng của nó?

- Đen như cột nhà cháy -> rất đen.

- Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.

-> nói quá thường được sử dụng trong khẩu ngữ, kết hợp với phép so sánh.

H:Nói quá thường được sử dụng trong các loại văn nào?

- Châm biếm, trữ tình, anh hùng ca.

H:Nói quá là gì? Tác dụng của nó như thế nào?

- GV cho hs đọc ghi nhớ (SGK).

=>GV chốt.

H: VHDG hay dùng biện pháp nói quá, em hãy tìm một vài văn bản có biện pháp này ?

- Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh Gióng...

- VHTĐ cũng thường sử dụng biện pháp nói quá.

VD: ND m/t Thuý Kiều “ Một hai nghêng nước nghiêng thành”

“Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai...”

* GV: trong VHDG nói quá tạo ra yếu tố hoang đường, kì lạ, tô đậm vẻ đẹp, tính cách của nhân vật.

- GV kể sơ lược truyện ngắn “Con rắn vuông”.

*Chú ý: cần phân biệt nói quá với nói khoác không mang giá trị tích cực.

H: Nói quá có phải là nói khoác không chúng khác nhau ntn?

HĐ2. HDHS luyện tập:

- Đọc bài 1, nêu yêu cầu bài tập.

- Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- Phát phiếu học tập

HS làm bài.

Gọi 1 vài HS lên nêu kết quả, HS nhận xét, GVsửa chữa, bổ sung.

Đọc bài tập 2 (102), nêu yêu cầu, làm bài?

Gọi hai HS lên bảng giải.

HS nhận xét.

GV nhận xét, bổ sung.

H: Đọc bài 3, nêu yêu cầu bài?

- HS làm bài, nhận xét.

- GV hướng dẫn, bổ sung.

H: HS đọc bài 4, xác định yêu câu, làm bài.

- GV hướng dẫn bổ sung.

- Gv hướng dẫn hs làm bài tập 5

- HS đọc đoạn văn – Hs nhận xét-> GV bổ sung.

I. Nói quá và tác dụng của nói quá:

1. Bài tập/ 101

-Các từ in đậm phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng.

- Đêm tháng năm rất ngắn, ngày tháng mười rất ngắn,mồ hôi rất nhiều, ướt đẫm => công việc lao động của người nông dân hết sức vất vả.

-Chưa nằm đã sáng;chưa cười đã tối -> phóng đại tính chất của hiện tượng.

- mồ hôi.. ruộng cày -> phóng đại mức độ sự việc.

2. Kết luận:

+ Nói quá:Là phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng.

+ Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

*Ghi nhớ (SGK/ 102).

II. Luyện tập:

1. Bài 1/ (102).

Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng.

a. Sỏi đá cũng thành cơm -> sức mạnh của người lao động, sức lao động có thể làm ra tất cả.

b. Đi lên đến tận trời: rất khoẻ, có thể đi khắp mọi nơi, đi nhiều, đi xa.

c. Thét ra lửa: rất hống hách, nói năng quát tháo ai cũng phải nể sợ.

2. Bài 2/ (102). Điền thành ngữ:

a. Chó ăn đá gà ăn sỏi.

b. Bầm gan tím ruột.

c. Ruột để ngoài da.

d. Nở từng khúc ruột.

e. Vắt chân lên cổ.

3. Bài 3/102: Đặt câu.

- Thuý Kiều là cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

- Kẻ trượng phu xưa kia thường mơ chuyện rời non lấp biển.

- Người anhhùng hào kiệt thường có ý chí lấp biển vá trời .

- Tôi nghĩ nát óc mà vẫn chưa tìm được cách giải bài toán ấy.

- Chiến công ấy là của người anh hùng mình đồng da sắt

4.Bài 4 /(103) Tìm 5 thành ngữ có dùng biện pháp nói quá.

- Ngáy như sấm- Nói như vẹt

- Nhanh như chớp.- Lớn nhanh như thổi.

- Đen như cột nhà cháy.

- Xấu ma chê quỷ hờn.

5.Bài 5 /(103)

- Viết đoạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá:

Buổi tối tôi đến nhà linh học nhóm .Đường đến nhà linh phải đi qua một quãng vắng.tôi đang đi bỗng một con mèo ở đâu chạy ngang đường thoắt một cái khiến tôi giật mình, sợ hết vía. Đã đến nhà linh rồi mà tôi vẫn chưa hoàn hồn.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Thế nào là nói quá? T/d của nói quá?Lấy ví dụ về phép nói quá .

5.Hướng dẫn HS họcở nhà:Học bài, ghi nhớ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị ôn tập truyện kí VN.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Nói quá – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 37:

Nói quá

I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống thường ngày.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: Các câu thơ có sử dụng nói quá.

2.Trò: Phiếu học tập.

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

H: Tìm những từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân sau: cha, mẹ, ông ngoại, chồng, vợ…

3. Các hoạt động:

*Giới thiệu:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt.

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.

- GV gọi HS đọc VD.

H: Nói “Đêm tháng năm ….

Ngày tháng … tối”.

“Mồ hôi …” có quá sự thật không? Thực chất mấy câu này nhằm nói lên điều gì?

H: Nói như trên là cách nói như thế nào?

H: Nói quá như trong các trường hợp trên có tác dụng gì? (So sánh cách nói thực chất với cách nói như SGK xem cách nào hay hơn)?

H: Em hiểu thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? Cho ví dụ cụ thể?

? Đọc phần ghi nhớ?

*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.

- GV gọi HS làm bài tập 1.

A. “Có sức người …” => có sức lao động của con người thì tất cả những khó khăn rồi sẽ vượt qua và đạt kết quả tốt đẹp.

b. “Em có thể đi lên …”

=> có quyết tâm thì dù khó khăn đến đâu con người vẫn tới được đích=> niềm tin vào chiến thắng.

c. Thét ra lửa=> sự hung hãn độc ác.

Bài tập 4: Đẹp như tiên giáng trần.

Hiền như bụt.

Nói như lệnh vỡ.

Đen như cột nhà cháy.

Rẻ như bèo.

- HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.

=> Nói như vậy là nói quá sự thật

- Thực chất C1: hiện tượng thời gian đêm tháng 5 rất ngắn ngày tháng 10 rất ngắn.

C2 ngụ ý lao động của người nông dân vất vả cực nhọc.

=> Phóng đại về mức độ tính chất trong nội dung của các câu này.

- Nhấn mạnh ý muốn diễn đạt gây ấn tượng mạnh cho người đọc tăng thêm sức biểu cảm cho lời văn.

=> Nói quá thường được dùng trong văn thơ châm biếmtrào phúng.

“Lỗ mũi 18 gánh lông. Chồng yêu … trời cho” Dùng trong văn trữ tình để nhấn mạnh mức độ tình cảm.

“Bát cơm chan đầy nước mắt. Bay còn giằng khỏi miệng ta”. Dùng trong lời nói hàng ngày để khẳng định 1 điều nào đó. “Nhớ, nhớ chết xuống đất cũng không quên” (Nguyễn Địch Dũng).

Bài tập 2:

a. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

b. Bầm gan tím ruột

c. Ruột để ngoài ra.

d. Nở từng khúc ruột.

e. Vắt chân lên cổ.

Bài tập 3: Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Kiều khiến cho TN cũng ghen tỵ.

- Nhân dân ta đã làm cuộc cách mạng dời non lấp biển khiến cả thế giới khâm phục.

- Anh ấy đã dám lấp biển vá trời thật phi thường.

- Các chiến sĩ đặc công mình đồng da sắt “làm tổ” ngay trong lòng địch.

I. Nói quá và tác dụng của nói quá.

1. Ví dụ.

- C1: phóng đại về tính chất.

- C2: Phóng đại về mức độ.

2. Bài học:

* Ghi nhớ: SGK.

II. Luyện tập.

Bài tập 1.

Bài tập 2.

Bài tập 3.

Bài tập 4.

4. Hoạt động nối tiếp:

- Học ghi nhớ.

- Làm bài tập 5, 6.