Giáo án Ngữ văn 8 Bài Kiểm tra văn

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Kiểm tra văn mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TUẦN 30, BÀI: 28

TIẾT 113.KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS hệ thống hoá kiến thức phần văn thơ ca lãng mạn trước cách mạng, thơ của HCM và phần văn nghị luận trung đại để trình bày bài kiểm tra văn theo yêu cầu.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng đọc hiểu văn bản vận dụng trong làm bài kiểm tra.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức học bài, trung thực nghiêm túc làm bài kiểm tra.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị ra đề.

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm tra( Giao đề)

*Khung ma trận đề kiểm tra văn:

Mức độ

Tên CĐ

Nhận biết

Thông Hiểu

Vận dụng

Cộng

Thấp

Cao

Chủ đề 1:

Thơ ca lãng mạn trước cách mạng tháng 8/1945

Nhớ được hình ảnh nhà thơ chọn để so sánh với cánh buồm trong bt “Qhương”.

Hiểu được tâm sự của nhà thơ Thế Lữ gửi gắm trong “ Nhớ rừng”

Giới thiệu được vềtác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương.

Chứng minh được tình yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ “ Khi con tu hú”

Số câu:

Tổng điểm:

Tỷ lệ %

Số câu:1

Sốđiểm:0.5

Tỷ lệ :5%

Số câu : 1

Sốđiểm:

0.5

Tỉ lệ:5%

Số câu : 1

Sốđiểm: 2

Tỉ lệ:20%

Số câu : 1

Số điểm : 6

Tỉ lệ:60%

Số câu : 4

Sốđiểm:9

Tỉ lệ:90%

Chủ đề 2:

Thơ HCM

Nhớ được hoàn cảnh ra đời của tập thơ “ NKTT”

Số câu:

Tổng điểm:

Tỷ lệ %

Số câu:1

Số điểm:0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Sốđiểm: 0.5

Tỉ lệ : 5%

Chủ đề 3:

Văn Nghị luận trung đại- hiện đại

Hiểu được cách biểu cảm trực tiếp của tác giả trong Vb “ Hịch tướng sĩ”

Số câu:

Tổng điểm:

Tỷ lệ %

Số câu: 1

Số điểm:0.5

Tỉ lệ : 5%

Số câu: 1

Số điểm:0.5

Tỉ lệ : 5%

Tổng sốcâu:

Tổng số điểm:

Tỷ lệ : %

Tổng số câu: 2

Tổng số điểm : 1

Tỷ lệ: 10%

Tổng số câu : 2

Tổng số điểm : 1

Tỷ lệ: 10%

Tổng số câu : 1

Số điểm : 2

Tỉ lệ 20%

Tổng số câu : Tổng số điểm 6

Tỷ lệ:60%

Tổng số câu :6

Tổng số điểm : 10

Tỷ lệ:

100 %

                     

* ĐỀ BÀI

I/Trắc nghiệm(2 điểm)-(mỗi câu 0,5 điểm )

Đọc kỹ vàtrả lời các câu hỏi bằng cách khoanh trònvào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.

Câu 1:Dòng nào sau đây không phải là tâm tư của tác giả gửi gắm trong bài thơ “ Nhớ rừng” ?

A.Niềm khao khát tự do mãnh liệt

B.Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối

C.Lòng yêu nước kín đáo, sâu sắc

D. Tâm trạng an phận thủ thường, không muốn thay đổi.

Câu 2: Trong bài thơ “ Quê hương”nhà thơ Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào sau đây?

A.Con tuấn mã

B.Mảnh hồn làng

C.Dân làng

D.Quê hương

Câu 3: Tập thơ: “Nhật kí trong tù” sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A.Trong thời gian Bác bị bắt giam ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch – Trung Quốc

B.Trong khi Bác đạng hoạt động cách mạng ở Pháp

C.Trong thời gian Bác ở Việt Bắc để lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

D.Trong thời gian Bác ở Hà nộilãnh đạo kháng chiến chốngMĩ.

Câu 3:Văn bản nào dưới đây bộc lộ trực tiếp lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả ?

A.Chiếu dời đô

B.Hịch tướng sĩ

C.Thuế máu.

D. Bàn luận về phép học.

II/ Phần tự luận(8 điểm)

Câu1 ( 2 điểm): Giới thiệu về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương?

Câu 2( 6 điểm):Bài thơ : “Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâusắc lòng yêucuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏngcủa người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày”.

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?

III/ Đáp án- thang điểm:

Phần I/ Trắc nghiệm:(2 điểm) Học sinh trả lời bằng cách khoanh một ý đúng mỗ ý khoanh đúng được 0.5 điểm.

Câu

Đáp án

1

D

2

B

3

A

4

B

PhầnII/Tự luận: (8 điểm)

Câu 1(2 điểm): Hs giới thiệu được tác giả Tế Hanh và bài thơ “ quê hương”

Cụ thể:

*Tác giả: Sinh 1921 tên khai sinh Trần Tế Hanh.

- Quê: Quảng Ngãi.

- Là nhà thơ góp mặt ở chặng cuối của phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Người ta biết đến Tế Hanh nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền biển và niềm khao khát Tổ Quốc thống nhất. Sau năm 1975 ông chuyển sang sáng tác phuc vụ cách mạng .

- Ông sáng tác nhiều tập thơ: Hoa niên(1945); Gửi miền Bắc(1955) ; Tiếng sóng(1960) ; Hai nửa yêu thương(1963) ; Khúc ca mới(1966), …

-Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thường HCM về văn học Nghệ thuật.

*Tác phẩm : Bài thơ “ Quê hương” sáng tác năm 1939, là bài thơmở đầu cho nguồn cảm hứng viết về quê hương của nhà thơ Tế Hanh, được in trong tập “Ngẹn ngào”.Bài thơ vẽ lên một bức tranhtươi sáng sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lênbức tranh là hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sốngcủa những người dân tràivà cảnh sinh hoạt làng trài . Từ bài thơ toát lên t/y quê hương thiết tha sâu nặng của nhà thơ.

Câu 2:

*) Yêu cầu về kĩ năng: Kiểu bài nghị luận chứng minh

-Đầy đủ bố cục 3 phần

-Hành văn trong sáng., dùng từ đặt câu chính xác, không mắc lỗi chính tả...

*) Yêu cầu về kiến thức:

a.Mở bài: (1 điểm)Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ

b.Thân bài: (4 điểm)

+) Tình yêu cuộc sống:

- Trong lao tùtác giả vẫn cảm nhận được âm thanh của cuộc sống

- Âm thanh ấy mở ra cả một không gian mùa hè trong tâm tưởng

- Thể hiện một trái tim nồng nàn yêu cuộc sống.

+) Niềm khao khát tự do:

- Bức tranh mùa hè đầy sức sống.

- Càng khát khao tự do, người tù càng thấy ngột ngạt...

c. Kết bài ( 1 điểm)

- Khẳng định tình yêu cuộc sống niềm khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mạng.

3. Nhận xét: Gv nhận xét quá trình làm bài: ưu điểm, nhược điểm , nhắc nhở...

4. Hướng dẫn HS học ở nhà: Chuẩn bị: lựa chọntrật tự từ trong câu

( làm bài tập sgk)

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Kiểm tra văn– Mẫu giáo án số 2

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

Tiết 117: KIỂM TRA VĂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Giúp học sinh củng cố kiến thưc văn học đã học ở lớp 8, đồng thời rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học và làm văn.

2. Kĩ năng

- Vận dụng những kiến thức  về văn học vào việc làm một bài kiểm tra.

- Tự đánh giá chính xác trình độ và kĩ năng làm bài của bản thân mình. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm  cần thiết để các bài kiểm tra lần sau có kết quả tốt hơn.

3. Thái độ

- Có ý thức rèn luyện và sử dụng từ ngữ vốn hiểu biết, kiến thức trong khi viết.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Phần văn bản trong học kì II đã học.

2. Kĩ năng     

- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày cảm nhận một tác phẩm hoặc một đoạn trích.

3. Thái độ.

- Có ý thức rèn luyện và sử dụng từ ngữ vốn hiểu biết, kiến thức trong khi viết.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp: kiểm tra viết.

- Đồ dùng: đề kiểm tra.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra

A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

    Mức độ

Chủ đề

Mức độ

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Quê hương

   

Cảm nhận về khổ thơ cuối

   

Số câu

Số điểm

   

Số câu: 1

Số điểm: 4

 

Số câu: 1

Số điểm: 4

Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó

 

Hình ảnh Bác qua ba bài thơ

     

Số câu

Số điểm

 

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

   

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

Hịch tướng sĩ

Tên tác giả, tác phẩm, kiểu văn bản, liên hệ văn bản cùng loại.

Nội dung đoạn trích

     

Số câu

Số điểm

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

   

Số câu: 2

Số điểm: 3

Thuế máu

 

Ý nghĩa nhan đề văn bản

     

Số câu

Số điểm

 

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

   

Số câu: 1

Số điểm: 1,5

Số câu

Số điểm

Số câu: 2

Số điểm: 2

Số câu: 3

Số điểm: 4

Số câu: 1

Số điểm: 4

 

Số câu: 6

Số điểm: 10

                 

B . ĐỀ BÀI

I. Đọc hiểu: 3 điểm

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Câu 1 (0,5 đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1,5 đ): Nêu nội dung của đoạn trích trên?

Câu 3 (1 đ): Văn bản có đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? Kể tên các văn bản cùng nhóm với văn bản có đoạn trích trên?

II. Làm văn: 7 điểm

Câu 4 (1,5 đ): Tên văn bản “Thuế máu” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 5 (1,5 đ): Qua ba bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó, em hiểu gì về Bác?

Câu 6 (4 đ): Viết đoạn văn (khoảng nửa trang giấy) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

     Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

     Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

                                       Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

C . HƯỚNG DẪN CHẤM:

I. Đọc hiểu: 3 điểm

Câu 1: (0, 5 điểm)

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Hịch tướng sĩ” (0,25 điểm)

- Tác giả: Trần Quốc Tuấn (0,25 điểm)

Câu 2: (1,5 điểm)

Nội dung đoạn trích: thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn: đau xót đến quặn lòng trước tình cảnh đất nước lâm nguy, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát.

Câu 3: (1 điểm)

- Văn bản có đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nghị luận trung đại (0,25 điểm)

- Các văn bản cùng nhóm với văn bản có đoạn trich trên: Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học (0,25 điểm)

II. Làm văn: 7 điểm.

Câu 4: (1,5 điểm)

- Nhan đề Thuế máu:

+ Thứ thuế tàn nhẫn nhất, bị bóc lột xương máu, tính mạng. (0, 5 điểm)

+ Gợi số phận thảm thương của người dân thuộc địa và lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân. (1 điểm)

Câu 5: (1,5 điểm) Qua ba bài thơ Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác Bó, ta hiểu:

- Bác là người yêu thiên nhiên tha thiết, sống hòa nhập với thiên nhiên, luôn tìm thấy niềm vui từ thiên nhiên.

-  Thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp Cách mạng.

- Trong Bác luôn hòa hợp giữa chất chiến sĩ và thi sĩ.

Câu 6: (4 điểm)

- Viết đúng hình thức đoạn văn, dung lượng khoảng một nửa trang giấy, bố cục rõ ràng: 0,5đ.

- Trình bày cảm nhận về đoạn thơ:

+ Nỗi nhớ quê tha thiết, luôn thường trực trong lòng: 1 đ

+ Nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương: 1 đ.

+ Nhớ mùi vị đặc trưng của quê hương làng chài: 1 đ.

- Diễn đạt mạch lạc, luận điểm rõ ràng: 0,5đ.

Bước 3. Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra

* Hướng dẫn học.

- Chuẩn bị bài Lựa chọ trật tự từ trong câu.

***********************************