Giáo án Ngữ văn 8 Bài miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngàysoạn:

Ngày dạy:

TIẾT 24.MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS hiểu đc vai trò của các y/t kể trong văn bản tự sự ; vai trò của các y/t miêu

tả, biểu cảm trong văn bản từ sự ; sự kết hợp các y/t miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

2.Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng nhận ra và phân tích đc các t/d của các y/t miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.

- Sử dụng kết hợp các y/t miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.

3.Thái độ:

- Có ý thức đưa y/t miêu tả và biểu cảm trong quá trình viết văn và giao tiếp hợp với hoàn cảnh.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, sách tham khảo,chuẩn kt kn.

2.HS:Chuẩn bị bài, trả lời các câu hỏi sgk.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

Kiểm tra 15 phút:

H: Tóm tắt văn bản “ Tức nước vỡ bờ” trích từ tiểu thuyết tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố?

* Tóm tắt:

Chị Dậu vừa bê bát cháo đến cạnh anh Dậu, anh chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập xông vào. Chúng quát tháo định trói anh Dậu. Chị Dậu hết lời van xin chúng, nhưng chúng vẫn lao vào trói anh và đánh chị. Không chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại chúng. Lúc đầu chị cự bằng lí, chúng không tha cho anh, chị thách thức rồi chị đánh lại chúng. Tên cai lệ bị chị đẩy ngã chỏng quèo. Kết cục anh chàng hầu cận ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị túm lẳng cho ngã nhào ra thềm.

3. Bài mới :Trong thực tế ít có văn bản nào chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt nhất định, việc kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản có tác dụng gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:

- HS đọc đoạn văn (SGK- tr 7273)

H: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?Nội dung đoạn văn kể về việc gì?

H: Chỉ ra các y/t miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên?

H:Các y/t miêu tả và biểu cảm đứng riêng hay đan xen với y/t tự sự?

- GV:Bỏ đi các y/t miêu tả và biểu cảm - chép các câu văn kể ng và việc thành một đoạn- đối chiếu và nhận xét:

H: Nếu không có các y/t miêu tả vbiểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ ảnh hưởng thế nào?

H: Vậy vai trò,tác dụng của y/t miêu tả và biẻu cảm trong văn kể chuyện?

H: Ngược lại nếu bỏ đi các câu văn kể chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảmthì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao?

H: Nêu vai trò của yếu tố kể người, kể việc trong văn bản tự sự?

H:Nêu những nội dung chính cần ghi nhớ trong bài học?

- Vai trò , t/d của y/t miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

H: Các yếu tố kể (tự sự)có nhiệm vụ gì? trong văn bản tự sự ?yêu tố nào là cơ bản? Yếu tố nào có t/d bổ trợ.

- Đọc ghi nhớ (SGK- tr 74).

- GV chốt.

HĐ2.HDHS luyện tập:

- Đọc bài 1, nêu yêu cầu bài tập.

Làm bài, nhận xét.

GV hướng dẫn, bổ sung.

Đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập.

Giáo viên gợi ý, học sinh làm bài

Gọi một , hai em lên bảng giải.

HS và Gv nhận xét.

- Gọi hs đọc phần đọc thêm

I. sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.

1.Bài tâp:

Bài tập/ 72- 73

1. Đoạn văn tự sự.

- Đoạn văn kể lại cuộc gặp gỡ xúc động giữa “tôi” và mẹ.

- Y/t miêu tả:

+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.

+ Gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

- Y/t biểu cảm:

+ Hay tại sự sung sướng...còn sung túc (suy nghĩ)

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp...lạ thường. (cảm nhận).

+ Phải bé lại ...êm dịu vô cùng. (phát biểu cảm nghĩ).

- Các yếu tố m/t và biểu cảm này đan xen với yếu tố tự sự.

2.Đoạn văn không có y/t miêu tả và biểu cảm:

Mẹ tôi vẫy tôi.Tôi chạy theo xe chở mẹ.Mẹ kéo tôi lên xe.Tôi oà lên khóc.

Mẹ tôi cũng sụt sùi.Tôi ngồi bên mẹ; đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.

=> Đoạn văn khô khan thiếu sinh động, chân thực không hấp dẫn đc ng đọc ng nghe.

*Vai trò , t/d của y/t miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự : Làm cho sự việc đc kể thêm sinh động ( màu sắc, hương vị , hình dáng, diện mạo, của sự việc , nhân vật, hành động …như hiện ra trước mắt người đọc). Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho ý nghĩa truỵên thêm thấm thía sâu sắc. Giúp t/g thể hiện đc thái độ trân trọng và t/c yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.

3.Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên thì không có chuyện vì cốt truyện do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới có thể phát triển được.

- Các yếu tố kể (tự sự) có vai trò quan trọng cấu thành câu chuyện

* Ghi nhớ SGK/ 74

II. Luyện tập:

Bài tập 1 (74)

Tìm đoạn tự sự có sử dụng miêu tả, biểu cảm. Văn bản “Lão Hạc”

“ ... Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ tôi không năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện...”

- Văn bản: “Tức nước vỡ bờ”.

“... Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức loẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu”.

Bài tập 2 (74) Hãy viết một đoạn văn kể về giây phút đầu tiên gặp người thân sau một thời gian xa cách (chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm).

*Gợi ý:

- Từ xa thấy ng ấy như thế nào: tả dáng người...

- Cảm nhận lúc lại gần: kể hành động của mình và tả chi tiết gương mặt, quần áo...

- Những biểu hiện tình cảm: vui mừng, xúc động ra sao? Ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, lời nói, nét mặt...


4. Củng cố , luyện tập:

H: Yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong văn bản tự sự?Nhiệm vụ của yếu tố kể (tự sự)

5.Hướng dẫn hs học ở nhà:

- Học thuộc các nội dung lí thuyết, làm bài tập SBT.

Chuẩn bị: Đánh nhau với cối xay gió, tìm bố cục, trả lời câu hỏi SGK

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 24:

Miêu Tả Và Biểu Cảm Trong Văn Bản Tự Sự

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong một văn bản tự sự.

- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một văn bản tự sự.

II. Chuẩn bị:

1.Thầy: Soạn, bảng phụ.

2.Trò: Phiếu học tập.

III. Các bước lên lớp:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Các hoạt động:

* Giới thiệu:……

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I.

- Gọi HS đọc đoạn văn.

H: Thế nào là kể, tả, biểu cảm?

H: Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố kể, miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn trên?

H: Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?

H: Nếu bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên. Chép lại thành những câu kể. Đối chiếu hai đoạn văn => nhận xét?

GV: Đưa 2 bảng ghi 2 đoạn văn.

H: Nếu có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

H: Tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong việc kể chuyện?

H: Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Có thành truyện không? Vì sao?

H: Em hãy rút ra nhận xét vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự?

H: Từ tìm hiểu các ví dụ trên em có nhận xét gì khi ta kể chuyện?

H: Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đánh giá có tác dụng gì trong văn bản tự sự?

- 2 HS đọc đoạn văn.

+ kể: thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.

+ Tả: tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.

+ Biểu cảm: thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc thái độ của nhân vật và người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.

* Miêu tả: Tôi thở hồng hộc, trán mồ hôi, ríu cả chân. Mẹ không còm cõi, gương mặt vẫn tươi sáng và đôi mắt trong … 2 gò má.

* Biểu cảm: Hay tại sự sung sướng sung túc (suy nghĩ) tôi thấy những cảm giác … lạ thường (cảm nhận).

- Phải bé lại … vô cùng (phát biểu cảm tưởng).

* Kể: xe chạy chầm chậm mẹ tôi vẫy tôi… tôi và khóc … tôi ngồi…

=> Nếu bỏ yếu tố biểu cảm miêu tả người đọc sẽ không thấy hết được tình cảm đầy cảm động của nhân vật Tôi với mẹ sau bao năm xa cách.

- Không thấy được màu sắc,diện mạo, hình dáng của sự việc nhân vật hành động như hiện lên trước mắt người đọc.

Biểu cảm thể hiện rõ tình mẫu tử sâu nặng buộc người đọc phải xúc động, trăn trở suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.

- Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không có chuyện bởi vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát triển được.

- ít khi kể chuyện thuần tuý mà thường đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm, đánh giá.

I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm.

1. Ví dụ:

* Yếu tố miêu tả:

* Yếu tố biểu cảm.

* Yếu tố kể.

-> Các yếu tố đan xen vào nhau.

2. Bài học:

* Ghi nhớ: SGK/tr 76

III. Luyện tập.

* Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài tập 1: Viết đoạn văn:

GV gợi ý: Từ xa thấy bà như thế nào? (tả hình dáng, mái tóc).

Lại gần thấy bà ra sao? Kể hành động của bà, của em, tả chi tiết khuôn mặt quần áo của bà?

Những biểu hiện tình cảm của 2 bà cháu như thế nào? Vui mừng xúc động thể hiện bằng các chi tiết nào? Ngôn ngữ hành động lời nói cử chỉ nhân vật?

Bài tập 2: Tìm 1 số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học: Tôi đi học, Tắt đèn, Lão Hạc. Phân tích giá trị các yếu tố đó?

5. Hoạt động nối tiếp:

- Đọc ghi nhớ.

- Đọc bài đọc thêm.

- Xem trước bài mới.