Giáo án Ngữ văn 8 Bài Chương trình địa phương mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Chương trình địa phương mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 121.CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh tìm hiểu về vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương

2. Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phát hiện, tìm hiểu và ghi chép thông tin. Từ đó biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp và trong quan sát nhận xét đánh giá.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Phân tích nhân vật ông Giuốc- đanh qua 2 cảnh kịch đã học?

3. Bài mới:

Các em đã học xong cụm văn bản nhật dụng ở lớp 8 . Một số vb nhật dụng viết về vấn đề môi trường , dân số , bái trừ tệ nạn thuốc lá …Để tìm thực tế các tệ nạn này và tác hại ở địa phương ra sao . Chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS CHUẨN BỊ:

- GV hướng dẫn hs chuẩn bị:

H: Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến vấn đề gì?

H: Hãy tìm hiểu vài khía cạnhcủa một trong các vấn đề trên ở quê hương emhoặc nơi em đang sinh sống?

- Yêu cầu học sinh lựa chọn phương thức biểu đạt

( Chọn bất kì phương thức biểu đạt nào)

HĐ2. HDHS HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH

- GV yêu cầu học sinh trình bày bài viết tr­ớc tổ, lớp.

- GV h­ớng dẫn học sinh nhận xét và bổ sung.

I.Chuẩn bị: :

1. Văn bản nhật dụng ở lớp 8:

- Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập một số vấn đềmôi tr­ờng , bài trừ tệ nạnthuốc lá, ma tuý, về môi tr­ờng ,t­ơng lai của thế giới ...

* Học sinh có thể chọn một trong hai đề tài lớn là môi tr­ờng và thuốc lá để viết bài .

- Vấn đề môi trư­ờng:

- Đánh giá về vấn đề môi tr­ờng ở địa ph­ơng:

+ Nêu nhận định về môi tr­ờng

+Thực trạng vấn đề môi tr­ờng ở địa ph­ơng.

+ hâu quả của tệ nạn xã hội đó.

+ Thái độ nhận xét đánh giá của em tr­ớc thực trạng đó.

+ Chúng ta phải làm gì tr­ớc thực trạng đó.

+ Khẳng định nói không với tệ nạn xã hội.

- Vấn đề thuốc lá:

II. Luyện tập:

*Dàn bài:

Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ ( cờ bạc, ma tuý, và tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh ).

1. Mở bài:

- Khái quát về tệ nạn xã hội và nêu các loại tệ nạn xã hội điển hình hiện nay và tác hại của

nó.

2. Thân bài: triển khai các ý sau:

- Tệ nạn xã hội bao gồm cờ bạc, tiêm chích ma tuý, tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành

mạnh…

- Thực trạng các tệ nạn trên ở ngoài xã hội như thế nào?

- Tác hại của nó đối với đời sống con người ( Tác hại của từng loại tệ nạn )

+ Với bản thân :huỷ hoại tiền đồ, sự nghiệp, tương lai. có khi bỏ cả mạng sống.

( là nguyên nhân dẫn đến con người tới đại dịch AIDS ).

+ Đối với gia đình :kinh tế sa sút, suy sụp, sống trong đau khổ, không còn hạnh phúc.

+ Đối với đất nước: làm mất ổn định trật tự xã hội, là gánh nặng cho đất nước.

- Học sinh phải làm gì trước các tệ nạn xã hội? ( tự bảo vệ mình tránh xa các tệ nạn xã hội, tuyên truyền cho gia đình, bạn bè tránh xa tệ nạn xã hội).

- Giúp đỡ những người mắc tệ nạn xã hội trở về.

3.Kết bài :

- Khẳng định tệ nạn xã hội là nguy hiểm, cần phải kiên quyết phòng tránh và bài trừ.

4. Củng cố , luyện tập:

H: GV nhận xét đánh giá bài làm của học sinh ưu điểm và nhược điểm.

5.Hướng dẫn học tập ở nhà:

- Học bài cũ, chuẩn bị: Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô gích)

(Làm các bài tập sgk)

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Chương trình địa phương – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(PHẦN VĂN : NHỮNG MÓN ĂN THUẦN VIỆT

TRÊN QUÊ HƯƠNG TRẠNG TRÌNH)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Thấy được nét tinh tế độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người dân vĩnh Bảo-quê hương Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm- nói riêng và của người dân hải Phòng nói chung.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thuyết minh.

3. Thái độ

- Yêu quý và có ý thức giữ gìn, phát huy những nét độc đáo trong truyền thống ẩm thực của quê hương.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Giới thiệu những món ăn thuần Việt trên quê hương Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thuyết minh.

3. Thái độ.

- Yêu quý và có ý thức giữ gìn, phát huy những nét độc đáo trong truyền thống ẩm thực của quê hương.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(1')

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1:Khởi động (1')                     

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài: Mỗi vùng miền đều có nét độc đáo riêng về văn hóa ẩm thực. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một nét văn hóa ẩm thực trên quê hương Trạng Trình.

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (20')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Giới thiệu một vài nét về tác giả, tác phẩm?

H: Bài viết thuộc thể loại nào?

H: Bài viết giới thiệu những món ăn nào trên quê hương Trạng Trình?

H: Em hãy nêu cách chế biến, hương vị, cách thưởng thức của một vài món ăn đó?

H: Tại sao có thể nói các loại mắm được nói đến trong bài viết “tuy vẫn là một số món ăn thuần Việt nhưng người dân quê hương Trạng Trình có cách chế biến riêng, độc đáo và tinh tế

H: qua phân tích, tìm hiểu em hãy khái quát giá trị văn bản?

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Xác định thể loại văn bản.

- Tìm hiểu những món ăn trên quê hương Trạng trình.

- Dựa vào SGK trình bày.

- Thảo luận, trình bày.

- Khái quát

1. Tác giả, tác phẩm.

- Tác giả: Trần Phương.

- Tác phẩm: bài viết trích trong “Du lịch văn hóa Hải Phòng”, NXB HP 2006.

+ Thể loại: thuyết minh

2. Nội dung

- Bài viết giới thiệu những món ăn thuần Việt trên quê hương Trạng Trình, chủ yếu là các loại mắm:

+ Mắm cáy (gồm nước mắm, mắm dập)

+ Cáy bấy

+ Trứng màng mạng.

+ Mắm tôm.

+ Mắm ruốc.

+ Mắm rươi.

+ Mắm các chau.

+ Mắm trứng.

3. Tổng kết

- Món ăn trên quê hương Trạng Trình, mà chủ yếu là các loại mắm, được chế biến từ các nguyên liệu của sông nước, đồng bãi quê hương Vĩnh Bảo mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

- Mỗi chúng ta cần tìm hiểu, suy nghĩ để có cách nhìn nhận, đánh giá đúng, yêu quý và trân trọng các sản vật của quê hương.

 

Hoạt động 3:Luyện tập (15')       

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Hãy tìm hiểu về các món ăn đặc sản của xã, huyện nơi em đang sống. So với các địa phương khác, em thấy các món ăn đó có điểm gì khác biệt?

H: Hãy viết bài thuyết minh về món bánh đa cua của người Hải Phòng?

- Liên hệ thực tế

- Lập dàn ý, viết bài.

4. Luyện tập

Bài 1: Món ăn đặc sản của quê em.

Xã Đoàn Xá: nổi tiếng với món thịt nướng, bánh trưng ướp nước lá riềng.

Bài 2: Viết bài thuyết minh về món bánh đa cua của người Hải Phòng.

 

Hoạt động 4: Vận dụng (5')        

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Viết đoạn mở bài cho bài tập 2.

- Viết đoạn văn

   

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1')      

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Hỏi người thân về những món ăn đặc sản quê hương, cách chế biến món ăn đó.

Thực hiện ở nhà

   
         

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Hoàn thiện bài viết.

- Tìm đọc các bài giới thiệu di tích địa phương.

* Bài mới: 

- Hoàn thành bài viết bài tập 2, nộp bài sau một tuần.

- Đọc, chuẩn bị tiết 96: Câu phủ định.

  +Đọc ngữ liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK.

*************************************