Giáo án Ngữ văn 8 Bài Hai chữ nước nhà mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Hai chữ nước nhà mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy

TIẾT 66. Hướng dẫn đọc thêm:

HAI CHỮ NƯỚC NHÀ

(Trần Tuấn Khải )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS hiểu được nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước được thể hiện trong đoạn thơ

- Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua khai thác đề tài lịch sử , lựa chọ thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử.

- Cảm nhận được cảm xúc mãnh liệt được thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát.

3.Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh biết trân trọng lịch sử hào hùng của dân tộc kích thích lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dân tộc.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số

2.Kiểm trađầu giờ:

H: đọc thuộc bài thơ “ Ông đồ” của tác Vũ Đình Liên.

H:Phân tích hình ảnh ông đồ xưa và nay?

3. Bài mới :

- Bài thơ đầu tiên trong tập bút quan hoài được xem là bài thơ hay nhất trong những bài thơ mượn đề tài lịch sử để thầm kín nói lên tư tưởng yêu nước...

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

Lưu ý nhịp thơ ở 2 câu 7 câu 6-8 giọng thơ thống thiết, kích động.

- GV đọcmẫu -> HS đọc.

? Em hãy nêu đôi nét về tác giả?

- HS trả lời:

- GV giới thiệu thêm về TTK:

- GV giới thiệu về tác phẩm.

- Yêu cầu học hs giải nghĩa từ.

HĐ2.HDHS đọc hiểu văn bản:

? Bài thơ được làm theo thể thơ gì?

Nêu đặc điểm của thể thơ này?

? Phương thức biểu đạt?

- Biểu cảm giám tiếp (mượn lời của NPK nói với con khi ông bị quân Minh giải sang TQ) - > tâm sự yêu nước của NPK chính là tâm sự của người yêu nước qủaNPK chính là tâm sự yêu nước của TTK.

HS thảo luận các chú thích 1, 3, 5, SGK. Giáo viên giới thiệu thêm các từ /// châu, Hồng lạc.

H: Theo em, VB nàycó bố cục như thế nào?

Nội dung của mỗi phần?

-Toàn bài thơ dài 101 câu, đây chỉ trích 36 câu đầu.

* Chuyển ý:

- Gọi hs đọc 8 câu thơ đầu.

H: Hai cha con chia tay ở đâu ? Trong bối cảnh như thế nào?

H: Người chia tay trong hoàn cảnh như thế nào?

H: Chỉ ra tình cảnh eo le của hai cha con trong cuộc chia ly?

H: Từ đó em nhận xét ntn về nỗi lòng của người cha?

- Gọi hs đọc 20 câu thơ tiếp.

H: TRước khi nói về hiện tình đất nước cha đã nói về truyền thống gì của dân tộc?

H: Hiện tình đất nước hiện lên như thế nào trong lời người cha?

H: Vậy tình cảnh đất nước mà tác giả( ng cha)nhắc đến là khi nào?

H: Tác giả sử dụng biễn pháp nghệ thuật nào để nói về hiện tình đất nước?

H: Em nhận xét như thé nào về giọng điệu lời thơ trong bài thơ?

H: Từ đó tình cảnh đất nước ta trong những năm đầu thế kỉ XX hiện lên ntn?Nhà thơ muốn tác động tới những tâm hồn con người Việt Nam lúc ấy điều gì?

- Gọi hs đọc 8 câu thơ cuối

H: Cha nói gì về hoàncảnh của mình?

H: Điều cha muốn gửi gắm con lúc này là điều gì?

H: Mượn lời người cha Tần Tuấn Khải muốn nói điều gì?

HĐ3.HDHStổng kết :

H: Cảm nhận của em về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

HĐ4.HDHSluyện tập::

- GV hướng dẫn hs làm bài tập luyện tập ở nhà.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc văn bản:

2. Chú thích:

a. Tác giả:

- TTK (1895 - 1983)

- Hiệu á Nam.

- Quê làng Quang Hán, Mĩ Hà, Mĩ Lộc, NĐinh.

b. Tác phẩm: “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu tập “Bút quan hoài I”, lấy đề tài lịch sử thời minh XL nước ta.

á Nam dặn dò người cha dặn dò con gửi gắm tâm sự yêu nước của mình.

c. Từ khó: SGK/ 161

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thể loại: Thơ song thất lục bát Phương thức: Biểu cảm

2.Bố cục:Bài thơ chia làm 3 phần

* 3 phần.

- P1: (8 câu đầu): Nỗi lòng người cha nơi ải bắc.

- P2: (20 câu tiếp): Hiện tình đất nước. P3: (8 câu cuối): Lời gửi trao sự nghiệp cho con trai.

3. Phân tích:

a. Nỗi lòng người cha trong cảnh ngộ rời xa đất nước.

- Bối cảnh : cuộc chi ly diễn ra nhưnơi biên giới núi rừng ảm đạm, heo hút.

( mây sầu gió thảm, hổ thét chim kêu)

- Người cha lìa xa Tổ Quốc không mong ngày trở lại.

- Con muốn đi theotra để chăm sóc cho tròn đạo hiếu người cha phải dằn lòng khuyên con trở lại để lo tính việc cứu nước trả thù nhà.

=> Chalà người nặng lòng với đất nước, với quê hương.

b. Hiện tình đất nước trong lời cha:

- Người cha nhắc con về truyền thống mấy ngàn năm của dân tộc( Con

Lạc cháu hồng )- truyền thống yêu nước thương nòi.

- Thảm vong quốc : lũ khác giống tàn bạo đang gây nên bao cảnh :   xương rừng máu sông, xiêu tán hao mòn.

- Mượn cảnhđất nước dưới ách thống trị của nhà Minh để nói về hiện tình đất nước đầu thế kỉ XX.

- Tác giả dùng những hình ảnh mang tính chất ước lệ và các từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm : Đất khóc giời than, nòi giống, kể sao xiết kể… xương rừng máu sông, xiêu tán hao mòn.

- Giọng điệu : Lâm li thống thiết, phẫn uất căm hờn.

=> Cảnh đất nước dưới ách thống trị của thực dân lầm than cơ cực-> Tác giả

khơi gợi, đánh thức những trái tim yêu nước.

3. Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai:

- Người cha nói đến cái thế bất lực của mình già yếu,bất lực.

- Gánh vác giang sơn là nhiệm vụ khó khăn nhưng trọng đại và thiêng liêng.

- Người cha mong con nhớ đến tổ tông ngày trước đã vì nước gian lao, vì ngọn cờ độc lập của dân tộc, khích lệ con tiếp nối sự nghiệp vẻ vang đó.

=> Gánh vác giang sơn đánh đuổi quan xâm lược trách nhiệm thiêng liêng của những ng con yêu nước.

III. Tổng kết:

* Ghi nhớ: SGK/163.

IV. Luyện tập:

Đọc diễn cảm bài thơ.

4. Củng cố , luyện tập:

H: Hiện tình đất nước qua lời ng cha? Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

5.Hướng dẫn học tập ở nhà: học bài cũ, chuẩn bị: Ôn tập học kì. tập làm thơ bẩy chữ.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Hai chữ nước nhà – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy

Văn bản: Hai chữ nước nhà.

Tiết 66, 67: Đọc- hiểu văn bản.

( Trần Tuấn Khải)

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

-Cảm nhận được nội dung trữ tình yêu nước trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước.

- Tìm hiểu sưc hấp dẫn nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải: cách khai thác đề tài lịch sử, sự lựa chọn thể thơ thích hợp, việc tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng điệu thơ thống thiết...

B. Các bước lên lớp:

* Chuẩn bị:

- Thầy: SGK- SGV- Soạn giáo án- Tư liệu tham khảo- Thiết bị dạy học.

- Trò: SGK- Soạn bài- Sưu tầm thơ văn Trần Tuấn Khải hoặc thơ ca yêu nước của dân tộc trong những năm đầu thế kỉ XX.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

HS 1: Đọc thuộc văn bản “ Muốn làm thằng cuội” và thuyết minh về bài thơ?

HS 2: Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Tản Đà và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ

“ Muốn làm thằng cuội”?

3. Bài mới: Từ cảm nhận của HS về bài thơ tiêu biểu của tản Đà, GV giới thiệu bài mới...

Hoạt động của thầy

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc- chú thích.

H: Dựa vào phần chú thích *, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

H: Văn bản đựoc viết theo phương thức biểu đạt nào?

H: Trần Tuấn Khải sáng tác bài thơ theo thể thơ gì?

H: Lời tâm sự diễn tả điều gì? thể hiện qua mỗi phần trong văn bản ra sao?

GV giúp HS hiểu thêm về hoàn cảnh của câu chuyện và hoàn cảnh lịch sử dân tộc ta trong những năm đầu thế kỉ XX và giới thiệu thêm vài tác phẩm của Trần Tuấn Khải.

GV cho HS chơi trò đố vui để tìm hiểu nghĩa một số từ khó.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản.

H: Hãy đọc thầm lại phần đầu đoạn trích.

H: Qua phần chú thích SGK, em hiểu gì về cuộc ra đi của người cha là Nguyễn Phi Khanh?

H: Tác giả đã diễn tả cuộc ra đi của Nguyễn Phi Khanh qua những hình ảnh thơ nào?

H: Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để diễn tả cảnh tượng cuộc ra đi?

H: Qua hình ảnh thơ đó, em cảm nhận được gì về tâm trạng của người ra đi?

H: Hình ảnh người cha hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên ấy?

H: Yếu tố nghệ thuật nào đã góp phần phác hoạ bức chân dung người cha?

H:P Từ hình ảnh ẩn dụ đó giúp em hiểu gì về tình cảm của người cha?

H: Qua đó, em hiểu Nguyễn Phi Khanh là người như thế nào?

GV bình và chuyển sang phần 2.

H: Đọc thầm lại phần 2.

H: Đọc lại lời người cha khuyên con và cho biết người cha nhắc đến ai và sự kiện gì?

H: Qua đó ông giúp con hiểu gì về dân tộc ta?

H: Dụng ý của người cha khi nói về những điều đó với con?

H: Điều này cho em thấy tình cảm nào luôn thường trực trong trái tim người cha?

H: Cùng với việc giúp con hiểu truyền thống cha anh, người cho còn cho con thấy điều gì?

H: Hình ảnh thơ nào giúp em hiểu thêm về lời tâm sự của người cha với con?

H: Tác giả dùng nghệ thuật gì để diễn tả nỗi đau của người cha trước vân mệnh của dân tộc?

H: Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật?

H: Qua tâm sự của người cha, nhà thơ muốn bày tỏ tình cảm gì?

GV bình và chuyển ý.

VG yêu cầu HS đọc phần cuối của đoạn trích.

H: Người cha bày tỏ với con điều gì về hoàn cảnh của mình?

H: Theo em, tại sao khi khuyên con trở về cứu nước cứu nhà, người cha lại thổ lộ với con về cảnh ngộ bất lực của mình?

H: Người cha mong muốn gì ở người con?

H: Em có nhận xét gì về giọng điệu của người cha khi khuyên con?

H: Em cảm nhận thêm gì về người cha?

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa văn bản.

H: Yếu tố nghệ thuật nào làm nên sức truyền cảm mạnh mẽ của bài thơ?

H: Em hiểu gì về nỗi lòng của người cha trước cảnh nước mất nhà tan?

H: Mượn lời người cha, tác giả đã bày tỏ tâm sự gì?

GV bình: bài ca yêu nước thiết tha của Trần Tuấn Khải...

H: Từ lời thơ của Trần Tuấn Khải khiến em liên tưởng tới những vần thơ diễn tả tình yêu quê hương của những ai?

Hoạt động của trò

HS trình bày sơ lược về tác giả và tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Tự sự và biểu cảm.

Thể thơ song thất lục bát.

- Mượn lời Nguyễn Phi Khanh nói với con để diễn tả tâm trạng và thái độ của mình trước cảnh nước mất nhà tan.

- Bài thơ gồm có ba phần:

1. Từ đầu-> lời cha khuyên: nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ phải rời xa tổ quốc.

2. Tiếp-> tế độ đàn sau đó mà: nỗi lòng người cha trong cảnh nước mất nhà tan.

3. Còn lại: nỗi lòng người cha dành cho con.

HS giải thích nghĩa từ khó.

HS đọc.

- Nguyễn Phi Khanh bị giặc minh bắt và giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi theo cha ra tới biên ải thì ngưòi cha khuyên ông quay về lo đền nợ nước trả thù nhà.

“ Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu

Bốn bề hổ thét chim kêu

- Nghệ thuật tương phản: ải bắc> < giời Nam

- mây ảm đạm gió đìu hiu-> mượn cảnh ngụ tình đặc sắc.

->Buồn bã, thê lương...=> nỗitức giận đớn đau của người yêu nước thiết tha nay phải rời xa quê hương đất nước.

“Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dặm khơi,

Trông con tầm tã châu rơi”

- Dùng từ láy và phép tu từ ẩn dụ

-> giọt nước mắt xót thương cho chính mình phải sang xứ người, thương con và thương cảnh nước nhà bị quân Minh đô hộ.

HS tự bộc lộ.

HS đọc.

“ Giống Hồng Lạc...kém gì”

- Nhắc lại nguồn gốc dân tộc và lịch sử dân tộc với nhiều chiến thắng và anh hùng hào kiệt.

- Muốn con hiểu truyền thống cha anh và kế tục sự nghiệp đó.

- Niềm tự hào về truyền thống dân tộc và lòng yêu nước thương dân sâu sắc.

- Cảnh nước mất nhà tan

“ Thảm vong quốc kể sao xiết kể

....cơn sầu”

- Dùng nghệ thuật nhân hoá và so sánh.

-> cực tả nỗi đau mất nước thấm đến cả trời đất núi sông...

=> Lòng căm phẫn tột độ trước tội ác của giặc Minh và lòng yêu nước vô bờ bến...

- Mượn lời người cha nói với con để diễn tả lòng mình...

HS đọc.

“ Cha xót phận tuổi già sức yếu

...vũng lầy”

- Cha đã già yếu không còn địa vị và nay bất lực trước hoàn cảnh...

- Khích lệ con làm tiếp những điều cha chưa làm được cho nước cho dân...

-Mong con nhớ đến tổ tông và noi gương tổ tông.

- Giọng điệu thống thiết, chân thành có sức lay động lòng người...

HS tự trình bày.

HS:

*NT: Dùng thể thơ thất ngô bát cú.

- Giọng điều thơ khi thiết tha lúc hào hùng tạo nên sức cuốn hút đối với người đọc.

- Dùng từ gợi cả và gợi tả.

* ND: Tình yêu con hoà cùng tình yêu đất nước sâu nặng.

=> Tấm lòng yêu nước thiết tha, tôn trọng và tự hào về những người anh hùng dân tộc và khích lệ lòng yêu nước và căm thù giặc Pháp của nhân dân ta.

HS trình bày:

- Thơ 2 cụ Phan, thơ Phạm Tất Đắc,Thơ Bác, thơ Tố Hữu và bài thơ “ Gánh nước đêm” của chính tác giả....

Ghi bảng

I. Đọc- chú thích:

1. Tác giả, tác phẩm: SGK ngữ văn 8 tập I- trang 161.

2. Thể thơ: song thất lục bát.

3. Kết cấu của đoạn trích.

4. Giải nghĩa từ khó.

II.Tìm hiểu văn bản:

1. Nỗi lòng của người cha trong cảnh ngộ phải rời xa tổ quốc:

“ Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,

Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu

Bốn bề hổ thét chim kêu

Nỗitức giận đớn đau của người yêu nước thiết tha nay phải rời xa quê hương đất nước.

Xót thương cho chính mình phải sang xứ người, thương con và thương cảnh nước nhà bị quân Minh đô hộ.

-> Là người trung thành với tổ quốc và tha thiết yêu quê hương...

2. Nỗi lòng người cha trước cảnh nước mất nhà tan.

- Muốn con hiểu truyền thống cha anh và kế tục sự nghiệp đó.

- Niềm tự hào về truyền thống dân tộc và lòng yêu nước thương dân sâu sắc.

-> Thái độ và tình cảm của nhà thơ trước thời cuộc...

3. Nỗi lòng người cha dành cho con:

_ Tâm sự với con về cảnh ngộ bất lực của mình, mong con làm tiếp những điều cha chưa làm và kế nghiệp tổ tông.

- Yêu con hoà trong tình yêu tổ quốc, đặt niềm tin tưởng vào con=> Yêu con, yêu nước ...

III. Ghi nhớ:

SGKNV8 trang 163.

Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.

IV. Luyện tập:

Bài tập ( SGK- 163):

GV cho HS tìm các câu thơ, từ ngữ có sức truyền cảm trong bài thơ và yêu cầu các em tự trình bày cảm xúc về các hình ảnh thơ đó.

GV chốt lại: Sức truyền cảm nghệ thuật của đoạn thơ là ở cảm xúc chân thành, mãnh liệt, vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương của nhân vật lịch sử, vừa khơi dậy tinh thần đấu tranh chống Pháp của dân tộc ta trong những năm đầu thế kỉ XX...

* Bài tập về nhà:

- Học thuộc đoạn trích.

- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì ( ôn tập theo chuyên đề trong các tiết ôn tập( ôn luyện dấu câu, ôn tập tiếng Việt, ôn tập phần văn , tập làm văn)

-Chuẩn bị cho tiết hoạt động ngữ văn: Tập làm thơ bảy chữ: Mỗi nhóm làm một khổ hthơ hoặc bài thơ 7 chữ theo đề tài tự chọ

*****************************************