Giáo án Ngữ văn 8 Bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ mới nhất

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 3:

CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- HS phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào tạo lập văn bản.

2.Kĩ năng:

- Có kĩ năng thực hành, so sánh,phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.

3.Thái độ:

- Có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ ngữ.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn

2.HS:Đọc trước bài ,soạn bài,chuẩn bị đồ dùng học tập.

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

số:

2.Kiểm trađầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới:GV: Giới thiệu bài mới:

- Ở lớp 6,7 chúng ta đã tìm hiểu về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Bên cạnh những từ ấy, còn có các từ có nghĩa bao hàm nhau. Những từ ấy gọi là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu từ có nghĩa rộng và từ ngữ có nghĩa hẹp:

- HS quan sát sơ đồ (SGK- tr 10).

H:Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “thú”, “chim”, “cá”? Vì sao?

H:Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “voi”, “hươu”? vì sao?

H:Nghĩa của “cá”, “chim” rộng hơn hay hẹp hơn “cá chim”, “cá thu”, “tu hú, “sáo”?

- Rộng hơn -> bao hàm.

H:Nghĩa của “thú”, “chim”, “cá” rộng hơn nghĩa của những từ nào?

H:Em nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ?

- Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn), hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác.

H:Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nào? Cho ví dụ?

-Khi nó bao hàm nghĩa của những từ ngữ khác.

vd: “áo” (áo sơ mi, áo khoác).

H: Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi nào? Cho ví dụ?

- Phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.

H: Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp với từ ngữ khác được không? Cho ví dụ?

- HS đọc ghi nhớ (SGK).

HĐ2.HDHS Luyện tập:

- Gv hướng dẫn

Đọc bài tập 1. nêu yêu cầu t1.

- HS làm bài.

- Gọi 2 HS lên bảng chữa.

Nhận xét.GV kết luận.

-HDHlàm bt2

- HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài bt2.

H:Tìm những từ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ trong nhóm sau:

- GV nhận xét, bổ sung.

- HDHlàm bt3.

H:Tìm từ ngữ có nghĩa bao hàm trong phạm vi của các từ sau:

-T/c thảo luận nhóm 3 trong 3 phút.

- HS và GV nhận xét, bổ sung.

- HDHlàm bt4.

- Đọc bài 4 nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài.

- Gọi 2 HS lên bảng giải.

HS và GV nhận xét, bổ sung.

- Y/c hs đọc y/c , nd bài tập 5

- HDHS làm bt5.

- HS làm bài tập 5 ở nhà.

I.Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.

1. Bài tập:(sơ đồ - tr 10).

- Từ “động vật” nghĩa rộng hơn “thú”, “chim”, “cá”.

-> ”động vật” bao hàm “ chim”, “cá”, “thú”.

- Nghĩa của “thú” rộng hơn “voi”. “hươu”-> vì “thú” bao hàm “voi”, “hươu”.

- “cá”, “chim” nghĩa rộng hơn, bao hàm “cá chim”, “cá thu”, “tu hú”, “sáo”.

- “thú”, “chim”, “cá”/ rộng hơn: “voi”,

“ hươu”, “tu hú”\ hẹp hơn “động vật”.

2. Kết luận:

- Một từ được coi là có nghĩa rộng, khi nó bao hàm nghĩa của những từ ngữ khác.

- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi Phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác.

- Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp với từ ngữ khác.

*Ghi nhớ: SGKT10

II .Luyện tập:

1. Bài tập 1 (10) Lập sơ đồ

a.

y phục

quầnáo

q. đùiq.dài áo dàisơ mi

vũ khí

b.

súngbom

S. trườngĐbácbom càngbom bi

2. Bài tập 2 (10).

a. Chất đốt: xăng, dầu hoả, ma dút, củi, than..

b. Nghệ thuật: hội hoạ, âm nhạc, văn hoá, điêu khắc...

c. Thức ăn; Canh, nem, thịt luộc, rau sào, tôm rang...

d. Nhìn: liếc, ngắm, nhòm, ngó...

e. Đánh : đấm , đá, thụi, bịch...

3.Bài 3 (10).

a. Xe cộ: ô tô, xe máy, xe bò...

b. Kim loại: sắt, nhôm, đồng....

c. hoa quả: cam, mít xoài nhãn...

d. (người): họ hàng: cô, dì, chú bác...

e. mang: xách, khiêng, gánh...

4.Bài 4. (10). Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau:

a. thuốc lào:

b. thủ quỹ:

c.bút điện;

d. hoa tai:

5. Bài tập 5(10)

- “khóc”: bao hàm “nức nở”, “sụt sùi”

4.Củng cố, Luyện tập:

H:Từ ngữ nghĩa rộng là gì? Từ ngữ nghĩa hẹp là gì? Cho ví dụ?

- Học ghi nhớ, làm bài tập 5,6,7.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà: Học ghi nhớ, làm bài tập 5

- Tìm các từ cùng một phạm vi nghĩa trong mọt bài trong SGK sinh học; vật lí;hoá học.

Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 3: Tiếng việt

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ của nó.

- Tích hợp văn và tập làm văn.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ trong mối quan hệ so sánh về phạm vi nghĩa rộng và hẹp.

II. Chuẩn bị:

-Giáo viên: bài soạn, bảng phụ.

-Học sinh: Soạn bài, đồ dùng.

III. Các bước lên lớp:

1./Kiểm tra bài cũ:

Cho một số ví dụ về từ đồng nghĩa và trái nghĩa? Nhận xét mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trên.

-Đồng nghĩa: máy bay – tàubay – phi cơ (thay thế cho nhau).

-Trái nghĩa: sống – chết (ý nghĩa trái ngược nhau, có thể loại trừ nhau khi lựa chọn để đặt câu).

2.Tiến trình lên lớp

* Giới thiệu:

Bài mới:Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Nội dung cần đạt

1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I.

GV: Chia học sinh theo nhóm nghiên cứu câu hỏi SGK.

- Thảo luận trình bày vào phiếu học tập, đại diện trả lời các câu hỏi. (5 phút).

H: Qua phần tìm hiểu trên em có nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ?

GV: Diễn giải: Nghĩa của từ ngữ đó là mối quan hệ bao hàm. Nói đến mối quan hệ “bao hàm” tức là nói đến phạm vi khái quát của nghĩa từ ngữ, nhưng trong phạm vi khái quát nghĩa của từ ngữ không giống nhau. Có từ ngữ có nghĩa rộng, có từ ngữ có nghĩa hẹp.

=> Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. (tính chất rộng hẹp chỉ là tương đối).

H: Những từ ngữ như thế nào được coi là có nghĩa rộng, nghĩa hẹp?

GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.

H: Gọi học sinh vẽ sơ đồ mối qua hệ bao hàm SGK, vòng tròn.

H: Bài tập nhanh: Cho các từ “cây, cỏ, hoa” tìm các từ ngữ có phạm vi rộng và hẹp hơn.

a. Nghĩa của từ “Động vật” rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá vì động vật bao gồm cả thú, chim và cá.

- Nó có nghĩa chung nghĩa khái quát bao hàm.

- Ngược lại nghĩa của từ chim, thú, cá hẹp hơn vì nó chỉ cụ thể hơn, chi tiết hơn, nó là nghĩa riêng, nghĩa được bao hàm.

b. Nghĩa của từ “thú” rộng hơn: voi, hươu.

-Nghĩa của từ “Chim” rộng hơn tu hú, sáo.

-Nghĩa của từ “cá” rộng hơn: cá rô, cá thu.

=>giải thích tương tự như trên.

c.Thú rộng hơn voi, hươu.

Chim rông hơn tu hú, sáo.

Cá rộng hơn cá rô, cá thu.

- Thú, chim, cá hẹp hơn “động vật”.

=>Nhận xét: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.

- Từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

- Từ ngữ có nghĩa hẹp được bao hàm trong phạm vi …

- một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng cũng có nghĩa hẹp đối với những từ ngữ khác.

- 2 học sinh đọc ghi nhớ.

I. Từ ngữ nghĩa rộng – từ ngữ nghĩa hẹp.

1. Tìm hiểu bài.

a. Động vật rộng hơn thú, chim, cá.

b. Thú, chim, cá có nghĩa rộng hơn voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu.

c. Thú, chim, cá rộng hơn voi, hươu, sao nhưng hẹp hơn so với động vật.

=> nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.

H: Tìm nhưng từ ngữ có nghĩa rộng và hẹp trong văn bản “tôi đi học”?

- Khóc: nức nở, thút thít.

2. Bài học.

*Ghi nhớ: SGK/tr.8

Bài tập nhanh:

Thực vật > cây cỏ hoa > cây cam, dừa, cỏ gà

2. Hoạt động 2:

GV: Hướng dẫn học sinh luyện tập: cho học sinh hoạt động trong bàn, nhóm lần lượt giải quyết các bài tập.

Bài tập 1:

a. Y phục: quần, áo.

- Quần: quần dài, quần đùi.

- áo: áo dài, áo sơ mi.

b. Vũ khí: súng, bom.

- Súng: súng trường, súng đại bác.

- Bom: bom ba càng, bom bi.

Bài tập 2: Tìm các từ ngữ có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ.

a. Chất đốt.b. Nghệ thuật.c. Thức ăn.d. Đánh.

Bài tập 3: Từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của các từ.

a.xe cộ: ô tô, xe máy, xích lô, công nông.

b.Kim loại: vàng, bạc, đồng…

c.Hoa quả: cam, táo,…

d.Họ hàng: cô, dì, chú, bác…

e.Mang: xách, khiêng…

Bài tập 4: Bỏ những từ ngữ không phù hợp

a.Thuốc lá.

b.Thủ quĩ.

c.Bút điện.

d.Hoa tai.

Bài tập 5: Khóc: nức nở, thút thít, sụt sùi.

Bài tập bổ sung: Giải thích sự khác nhau về phạm vi nghĩa của cặp từ ngữ:

Bàn – bàn gỗ; đánh – cắn;

(Bàn phân biệt với ghế. Bàn gỗ phân biệt cụ thể với bàn sắt...).

3. Hoạt động nối tiếp:

- Học ghi nhớ, lấy ví dụ.

- Hoàn chỉnh các bài tập.

- Xem trước bài: Tính thống nhất. Trường từ vựng.