Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Dấu ngoặc kép mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Ngàysoạn:
Ngày dạy
TUẦN 14. BÀI 13, 14:
TIẾT 53.DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép .
2.Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
- Sử dụng phối hợp dấu ngoặc kép với các dấu khác.
- Sửa lỗi về dấu ngoặc kép.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng dấu ngoặc kép phù hợp với câu văn trong hoàn cảnh cụ thể. Có ý thức thái độ đúng trong học tập.
II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :
1. GV: Giáo án, nghiên cứubài, sgk, sgv, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,đọc sách tham khảo...
2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:Sĩ số:
2.Kiểm trađầu giờ:
H: Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn?
3. Bài mới :Mỗi loại dấu câu lạicó chức năng nhiệm vụ riêng trong văn bản. Để sử dụngđúng dấu câu trong khi viết,tiếp theo công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm các em sẽ tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ |
NỘIDUNGKIẾNTHỨC CẦNĐẠT |
Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu công dụngcủa dấu ngoặc kép: - HS; đọc ví dụ H: Dấu ngoặc kép trong những ví dụ trên dùng để làm gì? H:Qua các ví dụ trên, em hãy nêu công dụng của dấu ngoặc kép? H:Tìm mỗi công dụng một ví dụ? - Bác Hồ có một câu nói bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. - “Tắt đèn” là một tiểu thuyết có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật. - Rút ra ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ - GV: chốt kiến thức Hoạt động 2. HDHS luyện tập: - Đọc bài 1 nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài. Gọi 2 hs nêu kết quả. HS nhận xét. GV sủa chữa. Đọc bài tập 2, nêu yêu cầu . Học sinh làm bài. Gọi 2 em lên bảng giải. HS nhận xét. Giáo viên sửa chữa, bổ sung. Đọc bài 3 (143), nêu yêu cầu. Học sinh làm bài. Gọi một vài em nêu kết quả. Nhận xét. Giáo viên sủă chữa, bổ sung. Đọc bài tâp 4 (143). Học sinh làm bài, thảo luận bàn 5 phút. Gọi vài nhóm nêu kết quả. HS nhận xét. GV kết luận. |
I. Công dụng của dấu ngoặc kép: 1. Bài tập : a. Thánh Găng-đi có một phương châm: “ chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó… càng khó hơn”. b. Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn. c. … Một thế kỉ “văn minh”, “khai hoá” của thực dân. d. Hàng loạt vở kịch như :Tay người đàn bà”, “Bên kia sông Đuống”, “Giác ngộ” ra đời. * Nhận xét: a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp ( một câu nói của Găng- đi). b. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt được hình thành trên cơ sở ẩn dụ. c. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai. d. Đánh dấu tên các vở kịch. 2. Ghi nhớ: II. Luyện tập: 1. Bài 1(143): Giải thích công dụng của dấu ngoặc kép. a. Đánh dấu câu nói được dẫn trực tiếp. Đây là câu nói mà lão Hạc tưởng tượng như cậu Vàng nói với lão. b. Đánh dấu từ ngữ mỉa mai. c. Đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp. d. Đánh dấu từ ngữ mỉa mai. e. Đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp. Bài 2 (143). Đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp. a. Biển vừa treo lên, có người đi qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển “cá tươi”. Nhà hàng nghe nói bỏ ngay chữ “tươi” đi. b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất đối với cháu”. c. …bảo hắn: “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh … bán đi một sào”. 3. Bài 3: Hai câu có nội dung như nhau mà lại dùng hai câu khác nha: a. Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời Chủ Tịch Hồ Chí Minh. b. Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói không được dẫn nguyên văn ( dẫn gián tiếp). 4. Bài 4: Văn bản “Trong lòng mẹ” : - Tôi nói “nghe đâu” -> dẫn lại lời ở câu trên. - Cười hỏi:… -> báo trước lời đối thoại. - Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: … -> báo trước lời đối thoại. - Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại -> đánh dấu phần giải thích. |
4. Củng cố , luyện tập:
H: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép?cho ví dụ?
5.Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
- Chuẩn bị: “Luyện nói :Thuyết minh một thứ đồ dùng”
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 Bài Dấu ngoặc kép – Mẫu giáo án số 2
Ngàysoạn:
Ngày dạy:
Tiết 53
DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1. Kiến thức: Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép.
2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng dùng dấu ngoặc kép khi viết.
3. Thái độ: HS có ý thức trau dồi vốn tiếng Việt.
4. Hình thành năng lực: HS có năng lực sử dụng dấu câu đúng và hay.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn GA, bảng phụ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HS:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ |
NỘI DUNG |
*Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài (1’): Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. |
Bài Tiếng Việt trước các em đã học về dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Bài hôm nay các em sẽ cùng thầy tìm hiểu một loại dấu nữa trong Tiếng Việt đó là dấu ngoặc kép. |
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cho HS: *HD tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc kép (20’): - HS đọc các VD a, b, c, d - GV? Hãy tìm công dụng của dấu ngoặc kép trong các VD sau: (Thảo luận nhóm) - Đại diện nhóm trả lời. - GV nhận xét, bổ sung và cho ghi. ? Từ việc tìm hiểu trên, em kết luận dấu ngoặc kép có những công dụng nào? |
I. Công dụng của dấu ngoặc kép: 1. Xét các VD - SGK: 2. Nhận xét: Dấu ngoặc kép trong các VD dùng để: - Đánh từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp – VD a - Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt – VD b. - Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, châm biếm – VD c - Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, … được dẫn. 3. Kết luận: * Ghi nhớ: (SGK – Trang 142) |
* Hoạt động 3: HD luyện tập (24’): - BT1: HS đọc BT ? Bài tập yêu cầu gì? - HS tìm công dụng của dấu ngoặc kép và trình bày, GV nhận xét, sửa sai. - BT 2: Yêu cầu HS làm, xong đứng tại chỗ để trình bày; GV nhận xét, sửa sai. - BT 3: Vì sao hai câu đã cho có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau? 4. BT 5: (HS phát biểu; GV nhận xét, sửa sai) - GV gọi HS trình bày, GV nhận xét, tổng kết ý. |
II . Luyện tập: 1. BT 1: Công dụng của dấu ngoặc kép: a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. b. Đánh dấu từ ngữdùng với hàm ý mỉa mai. c. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. d. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai. e. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. 2. BT 2: Điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp: a. “cá ươn” , “cá tươi” b. “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” c. “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn ven; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” 3. BT 3: Vì: VD a là lời dẫn trực tiếp; VD b không phải là lời dẫn trực tiếp. 4. BT 5: |
*****************************