Giáo án Ngữ văn 8 Bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:                        

         TIẾT 100VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:                             

1.Kiến thức:

             - HS nhận biết,phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

       - Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp            

2. Kĩ năng:

      - Rèn cho hs kĩ năng  viết đoạn văn diễn dịch quy nạp

- Lựa chọ ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận

-  Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính tri hoặc xã hội.

     3.Thái độ:

     - GD cho hs ý thức  luyện tập viết đoạn văn trình bày luận điểm, ý thức yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng. 

2.HS: Chuẩn bị bài,  học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

     1. Ổn định tổ chức:  Sĩ số:                                                             

     2.  Kiểm tra  đầu giờ:

    H: Thế nào là luận điểm? Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề đặt ra trong bài văn nghị luận? Mối quan hệ giữa các luận điểm?

3. Bài mới :

- Các em đã hiểu luận điểm là gì và  các luận điểm có mối quan hệ như thế nào trong bài văn nghị luận. Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách viết đoạn văn trình bày luận điểm.                            

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI  DUNG  KIẾN  THỨC CẦN  ĐẠT

HOẠT ĐỘNG 1 . HDHS TÌM HIỂU VIỆC TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM THÀNH MỘT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN:

- Gọi HS đọc đoạn a

H: Trong đoạn văn (a) câu nào là câu chủ đề nêu luận điểm ?

H: Trong đoạn văn (b) câu nào là câu chủ đề nêu luận điểm ?

H: Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dich? đoạn văn nào được viết theo cách quy nạp?

H: Phân tích cách diễn dịch và cách quy nạp trong mỗi đoạn văn ?

- Cách quy nạp câu chủ đề đứng ở cuối đoạn các luận cứ ở các câu trên có nhiệm vụ phân tích diễn giải  câu chủ đề có nhiệm vụ kết luận các ý đã triển khai ở trên. 

- Cách diễn dịch câu chủ đề đứng đầu đoạn văn, các câu sau có nhiệm vụ tập trung làm sáng tỏ ý mà câu chủ đề nêu lên. ( Các luận cứ sắp xếp theo lứa tuổi (cụ già-nhi đồng) ;không gian(vùng miền), vị trí công tác, ngành nghề.

- Gọi hs đọc bài tập 2

- Nhận diện phân tích đoạn văn của Nguyễn Tuân- phân tích truyện"Tắt đèn"

H:Nêu lại khái niệm lập luận là gì?

- Lập luận là cách lựa chọn , sắp xếp , trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ thì bài văn mới có sức thuyết phục.

H: Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên?

H: Câu văn nào là câu chủ đề?

H:Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chích xác và có sức thuyết phục mạnh không?

H: Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn?  Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế

" đùng đùng giở giọng chó má” lên trên và đưa nhận xét “ vợ chồng địa chủ cũng .. thích chó, yêu gia súc”xuống dưới thì hiệu quả lập luận của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ntn?

H:Các cụm từ chuyện chó con, giọng chó má.. đc đặt cạnh nhau có tác dụng gì?

H: Vậy ,khi trình bày luận điểm cần chú ý điều gì?

- Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK-T81)

- Chú ý luận điểm trong câu chủ đề

- Vị trí câu chủ đề.

HOẠT ĐỘNG 2 . HDHS LUYỆN TẬP:

- Gäi HS đọc BT1 – SGK- 81                    

- Gv hướng dẫn hs thực hiện các bước làm bài.

- Y/c hs đọc bài tập 2(82)

- Hướng dẫn hs làm bài tập 2

- Gọi hs đọc bài tập 4(82)- xác định yêu cầu.

- GV hướng dẫn hs viết đoạn văn triển khai ý các luận điểm.

b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ .Trong cuộc sống khi giải quyết các tình huống ta đều phải suy nghĩ trước sau .Trong học tập cũng  vậy, muốn hiểu sâu, nhớ lâu người học cần phải tư duy. Nếu học vẹt sẽ không hiểu sâu được vấn đề và làm cho năng lực tư duy kém phát triển. Từ đó sẽ làm cho người ta không biết suy nghĩ, sáng tạo mà chỉ biết học theo, làm theo người khác.

I.Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận:

1. Bài tập 1

*) Đoạn a:

- Câu chủ đề: “thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn ph­ơng đất nước: cũng à nơi kinh đô bậc nhất của đế v­ơng muôn đời (cuối đoạn)

-> Đoạn văn trình bày theo cách qui nạp

*) Đoạn b:

- Câu chủ đề (đầu đoạn) “ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày tr­ớc”.

-> Đoạn  văn trình bay theo cách diễn dịch

* Nhận xét:

- Viết đoạn văn  phải thể hiện rõ ràng, chích xác  nội dung của luận điểm trong câu chủ đề.

- Câu chủ đề  đứng đầu đoạn văn (diễndịch)

- Cõu chủ đề đứng cuối đoạn văn (qui nạp).

2. Bài tập 2:

a. Luận điểm: Ngô Tất Tố  dàn dựng chi tiết vợ chồng Nghị Quế  mua chó, để thể hiện  bản chất chó đểu của giai cấp thống trị thực dân. “ cho thằng nhà giàu r­ớc chó vào nhà, nó mới càng thể hiện bản chất chó đểu của giai cấp nó ra”

Lập luận: Phép t­ơng phản: (Vợ chồng NQ mua chó, thích chó , bù khú với nhau trên câu chuyện chó con ><  giở giọng chó má với mẹ con chị Dậu) . để làm sáng tỏ luận điểm: Thằng nhà giàu r­ớc chó vào nhà nó mới càng hiện rõ bản chất chó đểu của g/c nó ra.

- Câu chủ đề cuối đoạn: “Cho thằng giàu…nó ra”

 =>  ND luận điểm diễn đạt gọn, rõ ràng, lô gích. Đvăn  trình bày theo cách qui nạp.

b. Cách lập luận tương phản làm sáng tỏ luận điểm , Các ý được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí : Luận cứ(2) “Nghị Quế giở giọng chó má với mẹ con chị Dâu”  đứng sau luận cứ(1) “vợ chồng địa chủ cũng yêu gia súc” là nhằm làm cho luận điểm “ bản chất chó đểu của giai cấp nó” không bị mờ nhạt đi mà nổi bật,tạo sức thuyết phục cho đoạn văn.

c. Trình tự lô gíc của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng : không làm nổi bật được luận điểm vì ( giở giọng chó má … phải được sắp xếp liền kề luận điểm 

( bản chất chó đểu của giai cấp thống trị pk thực dân) 

d. Cần đặt các chữ như :chuyện chó con, giọng chó má,.. cạnh nhau chính là cách thức để Nguyễn Tuân làm cho đoạn văn của mình xoáy vào một ý chung, vừa khiến bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ nét.

* Nhận xét :

-  Khi trình bày luận điểm : cần tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.

- Diễn đạt trong sáng, thuyết phục.

3. Ghi nhớ-SGK-T81

II. Luyện tập:

1.BT1(81)

a)Luận điểm:

- Tránh lối viết dài dòng, lan man khiến

người đọc khú hiểu.

b) Luận điểm:

- Nguyên Hồng thích truyền nghề cho

bạn trẻ

2. Bài  tập 2(82)

Luận điểm: “Tế Hanh là ng­ời tinh lắm” =>ĐV diễn dịch

* Luận cứ 1: Thơ Tế Hanh đã ghi được đôi nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê h­ơng.

*Luận cứ 2: Thơ Tế Hanh đ­a ta vào một thế giới rất gần gũi th­ờng ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật:

- Các luận cứ sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu hiện mức độ tinh tế hơn so với luận cứ tr­ớc.

3.Bài tập  4:

- Các luận điểm được sắp xếp

- Văn giải thích được viết ra nhằm làm cho ng­ời đọc hiểu

- Giải thích càng khó hiểu thì ng­ời viết càng khó đạt được mục đích

Ng­ợc lại giải thích càng dễ hiểu thì ng­ời đọc càng dễ lĩnh hội, dễ nhớ, dễ làm theo.

- Vì thế văn giải thích phải được viết sao cho dễ hiểu.

4. Bài tập3(82):

a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Vì nếu chỉ hiểu lí thuyết mà không làm bài tập thì mới chỉ hiểu được một nửa đơn vị kiến thức và không biết vận dụng kiến thức đã học để phục vụ cuộc sống. Ngược lại chỉ làm bài tập mà không thuộc lí thuyết  thì sẽ không đạt được kết quả.

4. Củng cố , luyện tập:

H:  Những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn trình bày luận điểm?

5.Hướng dẫn HS học ở nhà: học bài cũ, chuẩn bị: Bàn luận về phép học

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:                        

Tiết 104: VIẾT ĐOẠN VĂN TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Củng cố những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm .

- Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

2. Kĩ năng

- Viết đoạn văn diễn dịch quy nạp

- Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận.

- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng luận điểm trong khi viết đoạn văn nghị luận.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Nhận biết phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận.

- Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp.

2. Kĩ năng

- Viết đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội.

3. Thái độ.

- Có ý thức sử dụng luận điểm trong khi viết đoạn văn nghị luận.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án.

2. Trò: 

- Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(3')

H: Luận điểm là gì ? Các luận điểm trong một bài văn nghị luận phải có mối quan hệ như thế nào?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1:Khởi động (1')                     

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV dẫn dắt vào bài:

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (15')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

GV:  HS đọc và quan sát đoạn văn, phát hiện chủ đề?

H: Đoạn văn được trình bày theo cách nào ?

H: Phân tích cách lập luận? Trình tự?

H: Nhận xét về cách lập luận? Luận cứ?

GV: HS đọc đoạn văn b?

H: Câu chủ đề được đặt ở vị trí nào?

H: Xác định luận điểm ?

H: Nhận xét về cách lập luận ?

GV: HS đọc đoạn văn II.2

H: Xác đinh luận điểm của đoạn văn?

H: Câu chủ đề đặt ở vị trí nào?

H: Lập luận theo cách nào? Vì sao?

H: Nhận xét về cách lập luận?

H: Vậy ta cần chú ý điều gì khi trình bày luận điểm thành đoạn văn?

GV: Kết luận.

- HS đọc VB.

- Nêu chủ đề

- Tìm hiểu cách trình bày đoạn văn

- Nêu trình tự lập luận

- Nhận xét

- Đọc đoạn văn

- Xác định câu chủ đề, cách lập luận

- Đọc đoạn văn

- Xác định luận điểm, vị trí câu chủ đề, cách lập luận

- Khái quát

I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

1.Ví dụ1: SGK/ 79

2. Nhận xét :

*VD 1 :

a. Câu cuối là câu chủ đề.

- Vốn là kinh đô cũ -> vị trí trung tâm của đất trời -> thế đất quý hiếm -> dân cư đông đúc => Nơi thắng địa => Xứng đáng là kinh đô muôn đời.

=>Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, đầy sức thuyết phục.

=> Cách quy nạp.

b. Câu đầu là câu chủ đề.

- LĐ: Tinh thần y/n nồng nàn của đồng bào ta ngày nay.

=>Lập luận toàn diện, đầy đủ, vừa khái quát, vừa cụ thể.

=> Diễn dịch.

*VD 2 :

- Lập luận tương phản: Đặt chó bên người, đặt cảnh xem chó, quý chó, vồ vập mua chó, sung sướng. -> Chứng minh bản chất chó má của g/c địa chủ.

- LL chặt chẽ, không thể đảo, đổi tuỳ tiện.

=> Quy nạp

* Ghi nhớ: SGK/81

- Nêu rõ ràng, chính xác luận điểm ở câu chủ đề. Câu chủ đề có thể đứng ở đầu đoạn (đoạn diễn dịch) hoặc đứng ở cuối đoạn (đoạn quy nạp )

- Lựa chọn luận cứ chính xác và đầy đủ

- Sắp xếp luận cứ theo một trình tự hợp lí để làm sáng rõ luận điểm.

 

Hoạt động 3:Luyện tập (16')       

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

- Gọi HS đọc bài tập1.

- GV đọc bài tập 2.

H:Hãy xác định luận điểm của đoạn văn trên? Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã dùng những luận cứ nào?

H: Nhận xét về cách trình bày ý?

GV : nhận xét cách lập ý của đoạn.

H: Triển khai ý các luận điểm sau ?

- Gọi HS đọc bài tập 4 .

H:Hãy tham khảo đoạn văn mẫu và thiết lập lại cách sắp xếp  các luận cứ trong đoạn văn trên?

GV nhận xét, bổ sung.

- HS hoàn thành bài tập

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài.

- HS trả lời trước lớp theo nhóm

- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS dựa vào kiến thức đã học để triển khai ý.

- HS đọc bài.

- HS trả lời trước lớp theo nhóm

- HS nhóm khác nhận xét bổ sung.

II. Luyện tập

Bài tập 1 :

a. Cần tránh lối viết dài dòng, khó hiểu

b . Nguyên Hồng thích được truyền nghề văn cho bạn trẻ.

Bài tập 2:

- Câu chủ đề: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. (câu đầu đoạn)

- Luận điểm: Tế Hanh là một nhà thơ tinh tế. ( Cách diễn dịch)

- Luận cứ 1: Thơ ông đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chôn quê hương.

- Luận cứ 2: Thơ ông đưa vào ta một thế giới rất gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ…

=> Các luận sắp theo trình tự  tăng tiến, càng sâu, cao, càng tinh tế dần…

Bài tập 3:

+ Luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.

- Luận cứ 1: Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho …..

- Luận cứ 2: Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn.

- Luận cứ : Làm bài tập là rèn luyện…

- Luận cứ 4: Vì vậy, nhất thiết học phải kết hợp với làm…

+ Luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

- 5 luận cứ (…)

Bài tập 4 :

Cách sắp xếp các luận cứ:

- Văn giải thích viết ra nhằm làm cho người đọc hiểu

- GT khó hiểu thì người viết khó đạt mục đích

- GT dễ hiểu thì người đọc dễ nhớ, dễ làm theo

- Vì vậy, văn GT phải viết sao cho dễ hiểu.

 

Hoạt động 4: Vận dụng (7')        

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

- Viết đoạn văn trình bày luận điểm.

IV. Vận dụng

 

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1')      

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Tìm đọc các đoạn văn nghị luận để học tập cách trình bày, triển khai luận điểm.

- Thực hiện ở nhà.

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Học bài, nắm vững hai cách trình bày ý trong đoạn văn.

- Nắm vững những điểm cần lưu ý khi triển khai  luận điểm thành đoạn văn?

- Hoàn thành bài tập

* Bài mới: 

- Đọc, chuẩn bị tiết 105: Bàn luận về phép học

    + Tìm hiểu thế nào là tấu? Bài tấu này được viết trong hoàn cảnh nào?

+ Phân tích bài viết để thấy được nghệ thuật lập luận  chặt chẽ của văn bản.

                         *****************************************