Giáo án Ngữ văn 8 Bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận mới nhất

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

TIẾT 112. LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Học sinh hệ thống được kiến thức về bài văn nghị luận, cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho hs kĩ năng xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.

3.Thái độ:

- GD cho hs ý thức sử dụng sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.

II.CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THIẾT BỊ DẠY HỌC :

1. GV: Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng( bảng phụ).

2.HS: Chuẩn bị bài,học bài cũ, sgk,nháp, vở ghi…

III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:Sĩ số

2.Kiểm trađầu giờ:

H: Vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận? Cách thể hiện tình cảm trong văn nghị luận?

3. Bài mới:

- Nếu muốn làm một bài văn nghị luận có sức biểu cảm. Người làm văn phải thực sự có cảm xúc trước điều mình viết .Vậy muốn viết một bài văn như thế các em phải lần lượt làm những việc gì ? ta cùng tìm hiểu bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG 1: HDHS CHUẨN BỊ

- Gọi HS đọc bài tập

- GV hướng dẫn hs lập dàn ý theo đề bài đó cho.

HOẠT ĐỘNG 2: HDHS LUYỆN TẬP:

1)Để làm sáng tỏ vấn đề trên ,cách sắp sếp luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không ?Vì sao ?Nên sửa như thế nào?

- Các luận điểm khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc .sẳp xếp có phần lộn xộn

- GV: yêucầu HS sắp xếp lại có hệ thống e,d, a, c,b

- Gọi hs đọc bài tập 2(108)

H: Chỉ ra yếu tố biểu cảm trong đoạn văn:

H: Nhà văn bộc lộ tình cảm gì trong các yếu tố đó?

H: Em sẽ bộc lộ tình cảm gì trong đoạn văn?

- HS đọc đoạn văn:sgk/109

H: Theo em, đoạn văn nghị luậnđã thể hiện hết cảm xúc chưa?

- Cảm xúc trong đoạn văn chưa tự nhiên còn gò ép.

- Gv hướng dẫn HS viết đoạn văn tập đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận

- Gọi HS đọc lại đoạn văn

- Phát hiện yếu tố biểu cảm trong đoạn văn ?

H: Qua bài tập này em rút ra nhận xét gì nếu muốn đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

* 4 bước: B1: Đưa yếu tố biểu cảm vào đối tượng cụ thể

B2: Lần lượt trả lời câu hỏi.

- ĐV biểu hiện tình cảm gì? Cảm xúc phải chân thật và tự nhiên

B3: Cho học sinh kiểm tra lại đoạn văn

B4: Đọc đoạn văn trước lớp.

- ĐV: Bạn có biết chăng những chuyến tham quan du lịch, không chỉ tăng cường sức khỏe thể chất mà còn đem lại cho ta nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn . Làm sao bạn có thể quên lần cả lớp đi tham quan Vịnh Hạ Long? Hôm ấy, không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài…

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ở nhà.

I. Chuẩn bị:

* Đề bài “Sự bổ ích của những chuyến tham quan ,du lịch đối với học sinh ”

Lập dàn ý; Các luận điểmvà luận cứ cần thiết.

1. Dàn bài:

a/Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan

b/Thân bài : Nêu cáclợi ích cụ thể :

1/Về thể chất: Giúp chúng ta thêm khỏe mạnh.

2/Tình cảm : Tìm thêm được nhiều niềm vui.

- bồi dưỡng tình yêu với quê hương đất nước.

3/Về kiến thức : Hiểu cụ thể hơn ,sâu hơn những điều đã học,đưa lại nhiều bài họccòn có thể chưa có trong sách vở.

c/Kết bài: khẳng định lợi ích của hoạt động tham quan.

II. Luyện tập:

1.Bài tập 1/108:

- Có thể sắp xếp như sau:

1- e: Những chuyến tham quan du lịch giúp ta tăng cường sức khoẻ.

2- d :Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.

3- a : Những chuyến tham quan du lịch bồi dưỡng tình yêu với quê hương đất nước.

4- c:Những chuyến tham quan du lịch giúp ta hiểu cụ thể hơn ,sâu hơn những điều đã học.

5- b:Những chuyến tham quan du lịch đưa lại nhiều bài họccòn có thể chưa có trong sách vở.

2. Bài tập 2/ 108( đưa yếu tố biểu cảm vào bài )

a) Tham khảo đoạn văn: Luận điểm 3 trong bài Đi bộ...

- Yếu tố biểu cảm: “ Ta hân hoan biết bao... cái giường tồi tàn”

-> Tình cảm vui sướng sau khi đi bộ : vui thích, sảng khoái , ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.

b.Yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trình bày luận điểm: “Những chuyến tham quan du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”

- Tình cảm cảm xúc : Niềm vui, sự thư giãn sau những ngày học tập vất vả: được sống hoà nhập với thiên nhiên, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên đến tự nhiên, giản dị, Cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người sứ sở…ngắm nhìn cảnh vật, công trình kiến trúc…

* Viết đoạn văn:

Chắc các bạn còn nhớ có lần cả lớp mình đến vịnh Hạ Long nhỉ?Chao ôi, một khung cảnh thiên nhiên kì thú mở ra trước mắt thật kì diệu, một cảnh trời biển núi non mênh môngmà tạo hoá đã ban tặng cho con người…Cảnh đẹp khiến cho lòng ta bâng khuâng ngây ngất , choáng ngợp. Trước khung cảnh ấy diệu kì ấy, mệt mỏi trong ta tan biến hết, tất cả chỉ còn lại là niềm vui hân hoan trong những ánh mắt rạng ngời.Ta sẽ không cảm nhận hết được niềm vui sướng ấy, khi chúng ta chỉ quanh quẩn trong nhà, nơi góc phố hay trên những con đường mòn quen thuộc.

4.Củng cố , luyện tập:

H:Cầnchú ý điều gì khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận?

5.Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài cũ : thuộc ghi nhớ, làm bài tập.

- Chuẩn bị: “ Kiểm tra văn” Xem lại các văn bảnnluậntrung đại đã học.

Giáo án Ngữ văn 8 Bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận – Mẫu giáo án số 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 116: LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Củng cố chắc chắn hơn những  hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong baì văn nghị luận  mà các em đã tìm hiểu ở tiết trước.

 - Vận dụng những hiểu biết đó để tạp đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận.

II. TRỌNG TÂM

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.

- Cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc đó trong bài văn nghị luận.

3. Thái độ.

- Có ý thức sử dụng yếu tố biểu cảm trong bài nghị luận.

4. Những năng lực học sinh cần phát triển

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: 

- Phương pháp:

+Vấn đáp, thuyết trình.

+ Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

 - Đồ dùng:

+ Tài liệu, giáo án, bài giảng điện tử.

2. Trò: 

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Bước 1. Ổn định tổ chức(1'):

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:(3')

H: Làm thế nào để yếu tố biểu cảm phát huy tác dụng cao nhất vào trong bài văn nghị luận?

Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1:Khởi động (1')                     

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật : động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT-KN CẦN ĐẠT

GV giới thiệu bài:

- Nghe, định hướng vào bài

 

* Hoạt động 2:Hình thànhkiến thức (18')        

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, khái quát

- Kĩ thuật: động não, tia chớp

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

- Gọi HS đọc đề bài tập .

- Hãy thực hiện việc tìm hiểu đề cho đề bài tập trên?

GV nhấn mạnh những vấn đề cơ bản.

GV treo bảng phụ bài tập 1.

H: Theo em, các luận điểm trên đã đủ để làm sáng tỏ đề bài chưa? Sắp xếp theo trật tự chưa? Vì sao?

H: Vậy ta cần sắp xếp lại thế nào cho hợp lí?

GV cho học sinh thảo luận nhóm .

GV nhận xét và lựa chọn một số trình tự sắp xếp hợp lí của học sinh.

- Gọi HS đọc đoạn văn phần 2a

H: Từ đoạn văn, em hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận?

H: Trong các luận điểm trên, luận điểm nào có thể đưa vào yếu tố biểu cảm?

H: Đoạn văn chứa yếu tố biểu cảm  nằm ở vị trí nào trong bài văn?

H: Để đảm bảo tác dụng của yếu tố nghị luận trong bài văn nghị luận, ta cần chú ý điều gì?

GV cho học sinh thảo luận .

GV nhận xét, tổng hợp.

- Chọn luận điểm: tham quan du lịch đem lại cho ta nhiều niềm vui để đưa yếu tố biểu cảm vào.

H: Những cảm xúc nào được khơi dậy khi em đọc luận điểm ấy?

- Gọi HS đọc  đoạn văn bt2b

H: Ta sẽ tập đưa yếu tố biểu cảm vào đối với cụ thể nào? đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?

H: Giả sử phải trình bày luận điểm"những chuyến .......nhiều niêm vui" hãy cho biết luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?

H: Theo em đoạn nghị luận trong SGK đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa?

H: Cần tăng cương yếu tố biểu cảm như thế nào để đ/v biểu hiện đúng những cảm xúc chân thật của em? Có nên đưa vào đ/v những từ ngữ biểu cảm không? Nếu có thì đưa vào chỗ nào trong đoạn, em có định thay đổi một số câu văn để đoạn văn thêm sức truyền cảm không?

- HS đọc đề.

- HS trình bày trước lớp theo nhóm

- Nêu ý kiến

- HS đọc bài.

- Trả lời

1. Đề bài Sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh

2. Nhận xét:

1. Xây dựng luận điểm:

 (1) Về thể chất: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh.

(2) Về tình cảm: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:

- Tìm thêm được nhiều niềm vui cho bản thân mình.

- Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, đối với quê hương đất nước.

(3) Về kiến thức: Những chuyến tham quan du lịch có thể giúp chúng ta:

- Hiểu cụ thể hơn, sâu sắc hơn những điều được học trong trường lớp, qua những điều mắt thấy, tai nghe.

- Đưa lại nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.

2. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận :

- Tham quan du lịch giúp chúng ta tìm thêm được nhiều niềm vui: với bạn bè, thiên nhiên, niềm vui khi được hiểu biết nhiều.

- Đoạn văn trong SGK đã có yếu tố biểu cảm xong người viết chưa thật sự có cảm xúc với cảnh đó. Nhiều  câu văn chưa có sức biểu cảm chân thành.

cách thể hiện chưa mượt mà, còn thiếu các từ ngữ biểu lộ cảm xúc  cá nhân, có thể biến một số câu thành câu hỏi bộc lộ cảm xúc.

- Thay đổi một số câu:

+ Bạn có nhờ cái lần cả lớp mình cùng đến thăm Vịnh Hạ Long không?

+ Nỗi buồn kia, diệu kì thay, đã tan đi hẳn, như có một phép màu.

+ Làm sao có được niềm sung sướng ấy khi chúng ta suốt năm chỉ quẩn quanh trong căn nhà, nơi góc phố hay trên còn đường mòn quen thuộc.

 

Hoạt động 3:Luyện tập (7')         

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

- Kĩ thuật: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

H: Hãy viết đoạn văn trên rồi trình bày trước lớp?

- Viết đoạn văn có sử dụng yếu tố biểu cảm

   

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

- Hs : Viết đoạn văn sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn tự sự cần chú ý điều gì?

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

……….

 

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

CHUẨN KT, KN CẦN ĐẠT

GHI CHÚ

Gv giao bài tập

Vẽ sơ đồ tư duy

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập, trình bày....

   

Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học ở nhà (1')

* Bài cũ:

- Hoàn thành bài viết một cách hoàn chỉnh, chú trọng việc đưa yếu tố biểu cảm vào các luận điểm

- Hoàn thành bài tập về nhà.

* Bài mới: 

Chuẩn bị bài: Kiểm tra văn

- Ôn tập lại toàn bộ những kiến thức về phần văn bản trong học kì 2 để chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra sắp tới.

**************************************